Bài thuyết trình SKKN Phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn đẩy gậy ở trường THCS - Nguyễn Anh Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình SKKN Phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn đẩy gậy ở trường THCS - Nguyễn Anh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_skkn_phuong_phap_huan_luyen_va_boi_duong_ho.ppt
Nội dung text: Bài thuyết trình SKKN Phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn đẩy gậy ở trường THCS - Nguyễn Anh Sơn
- TRƯỜNG THCS TÔ HIẾN THÀNH 8/31/2022
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh chọn đề tài II. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người toàn diện để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì làm việc gì cũng khó”. Do đó trong những năm học qua ngành Giáo dục Hà Tĩnh đã đưa môn Đẩy gậy vào thi đấu chính thức tại HKPĐ cấp tỉnh. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó. Cho nên tôi chọn đề tài “Phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng HSG môn đẩy gậy ở trường THCS”. Để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu IV. Mục đích nghiên cứu
- V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu + SKKN này có khả năng vận dụng rộng rãi vào trong công tác bồi dưỡng HSG các cấp như: Cấp trường, cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia. + SKKN này giúp GV trong công tác huấn luyện và bồi dưỡng HS để tập luyện và thi đấu ở các cấp học như THCS và THPT. + SKKN này giúp HS nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý ổn định và thể lực trong thi đấu. + SKKN này giúp HS hình thành phẩm chất, đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh, ý chí, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ để đạt đến thành công trong cuộc sống.
- B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận - Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó môn thể dục cũng được coi là môn quan trọng vì nó góp phần vào giáo dục con người toàn diện. Đức, trí, thể, mỹ và sức khỏe. Chính vì lẽ đó tôi đã lựa chọn đề tài phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng HSG môn đẩy gậy ở trường THCS để nghiên cứu và thực hiện.
- II. Thực trạng của vấn đề 1. Thuận lợi - Mặc dù Đẩy gậy là môn mới được đưa vào thi đấu trong những năm gần đây nhưng đã có tính hấp dẫn và lôi cuốn số đông học sinh tham gia. - Trong xu thế nền giáo dục nước ta hiện nay đổi mới và hội nhập thì các em học sinh có điều kiện tiếp thu kiến thức, kỹ thuật, chiến thuật một cánh dễ dàng. - Có đội ngũ thầy cô giáo có trình độ chuyên môn ngày càng cao và tâm huyết với nghề nghiệp. 2. Khó khăn - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe cho các em. - Các em đang ở giai đoạn phát triển lứa tuổi dậy thì nên tâm sinh lý luôn thay đổi không ổn định, mặt khác các em tăng cân cũng nhanh nên nhiều khi quá cân không giữ được hạng cân khi mình đăng ký tham gia tập luyện và thi đấu. - Một số em chưa có ý thức về tính tự giác và tích cực trong tập luyện môn đẩy gậy để nâng cao thể lực cho bản thân. - Một số các em chưa có hứng thú trong tập luyện, khi thích thì tập, không thích thì thôi. Không duy trì tập luyện thường xuyên, tính tự giác tích cực trong tập luyện chưa cao. - Một số học sinh bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, game, nên không dành thời gian cho hoạt động thể dục thể thao và lao động chân tay.
- 3. Trước khi chưa vận dụng SKKN vào huấn luyện và bồi dưỡng - Tôi tiến hành khảo sát 16 em HS thông qua hệ thống các bài tập cụ thể là: a. Bài tập kỹ thuật. b. Bài tập chiến thuật. c. Bài tập thể lực. - Kết quả khảo sát đạt được như sau: a. Bài tập kỹ thuật b. Bài tập chiến thuật c. Bài tập thể lực Bài tập Số Tốt Đạt CĐ Tốt Đạt CĐ Tốt Đạt CĐ HS Trước 4 7 5 3 7 6 3 8 5 Khi Chưa 16 43.75 31.25 18.75 43.75 18.75 31.25 25% 37.5% 50% Thực % % % % % % nghiêm
- Như vậy khi chưa vận dụng SKKN thì thể lực của các em về sức mạnh, sức bền còn yếu chưa tốt. Kỹ thuật, chiến thuật còn hạn chế rất là nhiều. Do đó tại HKPĐ cấp huyện năm học 2018 – 2019. Số học sinh đạt giải Nhất, giải Nhì môn đẩy gậy rất khiêm tốn, cụ thể là: TT Họ và tên Lớp Giới tính Hạng cân Giải 1 Phan Thị Lụa 9A Nam Đẩy gậy trên 46 - 52 kg Nhất huyện 2 Nguyễn Đình Giáp 9C Nam Đẩy gậy dưới 45 kg Ba huyện 3 Nguyễn Trung Khánh 9B Nam Đẩy gậy trên 45 - 50 kg Ba huyện 4 Hoàng Quốc Vương 9B Nam Đẩy gậy trên 50 - 55 kg Ba huyện 5 Phạm Như Hoàng 9B Nam Đẩy gậy trên 55 - 60 kg Ba huyện 6 Trương Hữu Hiệu 8C Nam Đẩy gậy trên 55 - 60 kg Ba huyện 7 Nguyễn Thị Nhật Lệ 9D Nữ Đẩy gậy dưới 38 kg Ba huyện 8 Phạm Thị Việt Hà 9B Nữ Đẩy gậy trên 38 - 42 kg Ba huyện 9 Lê Thị Hà 9B Nữ Đẩy gậy trên 46 - 52 kg Ba huyện
- Qua bảng trên đã chứng minh cho chúng ta thấy kết quả HSG môn đẩy gậy đạt giải Nhất, giải Nhì chưa cao. Từ thực trạng trên bản thân tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp huấn luyện và bồi dưỡng môn đẩy gậy thông qua các giải pháp giải quyết vấn đề sau đây. III. Giải pháp giải quyết vấn đề 1. Tuyên truyền và phổ biến về luật môn Đẩy gậy Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu sớm ban hành Điều lệ HKPĐ cấp trường gửi tới các lớp và giáo viên chủ nhiệm. Thông qua hoạt động ngoại khóa của nhà trường tôi đã tuyên truyền giới thiệu về Luật thi đấu, tổ chức thi đấu giữa các tổ trong lớp để các em nắm được luật và biết cách thi đấu đạt hiệu quả. 2. Tuyển chọn VĐV vào tập luyện môn đẩy gậy Thông qua HKPĐ cấp trường năm học 2019-2020. Tôi đã chọn ra được các em đạt giải nhất nhì của các hạng cân để tham gia tập luyện. Chính qua kênh này tôi đã chọn được một số VĐV môn đẩy gậy có triển vọng rất tốt như các VĐV có tên sau đây.
- TT Họ và tên Lớp Giới tính Hạng cân 1 Phạm Văn Bằng 9A Nam Đẩy gậy dưới 41 kg 2 Võ Văn Anh Nhật 9D Nam Đẩy gậy trên 41 - 44 kg 3 Nguyễn Đình Bình 9A Nam Đẩy gậy trên 44 - 47 kg 4 Dương Đình Vĩnh 9D Nam Đẩy gậy trên 47 - 50 kg 5 Bùi Hữu Đồng 9A Nam Đẩy gậy trên 47 - 50 kg 6 Dương Đình Hai 9A Nam Đẩy gậy trên 50 - 53 kg 7 Lê Văn Hiền 9A Nam Đẩy gậy trên 50 - 53 kg 8 Trần Hậu Quyền 8E Nam Đẩy gậy trên 53 - 56 kg 9 Trần Thị Thảo Nhân 9D Nữ Đẩy gậy dưới 35 kg 10 Nguyễn Thị Hằng 9A Nữ Đẩy gậy trên 38 - 41 kg 11 Nguyễn Thị Phương Oanh 8B Nữ Đẩy gậy trên 38 - 41 kg 12 Phan Thị Hồng Nhung 9D Nữ Đẩy gậy trên 41 - 44 kg 13 Nguyễn Thị Nhàn 8B Nữ Đẩy gậy trên 44 - 47 kg 14 Đào Thị Hạnh 9C Nữ Đẩy gậy trên 44 - 47 kg 15 Trần Việt Mỹ 8E Nữ Đẩy gậy trên 47 - 50 kg 16 Hà Thị Thuỳ Trang 8B Nữ Đẩy gậy trên 47 - 50 kg
- 3. Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng môn đẩy gậy thông qua các bài tập a. Bài tập kỹ thuật * Bài tập 1: Tâp tư thế trụ cơ bản ban đầu - Tập tư thế hai chân trụ ngang bằng nhau, một tay nắm chặt đầu gậy để trong lòng bàn tay, đặt sát bẹn của xương chậu, tay kia thẳng nắm chặt thân gậy, lưng thẳng, trọng tâm dồn vào hai chân. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập 2: Tập kỹ thuật đi vịt để tăng lực bám trụ - Kỹ thuật đi vịt thấp : Người ở tư thế ngồi, trọng tâm dồn vào hai bàn chân, tay chống hông, lưng thẳng, bàn chân di chuyển về phía trước, để trọng tâm cơ thể thấp nhất. + Di chuyển 15 – 20m: Lặp lại 3 lần với nam và 2 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 - 3 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên dốc. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập 3: Tập kỹ thuật bật cóc - Tập kỹ thuật bật cóc để tăng sức trụ, sức mạnh bàn chân và sức tấn công đối phương. - Tập kỹ thuật: Hai tay đan chéo đặt sau gáy, dùng lực bàn chân, lực cơ đùi, để đưa cơ thể lên cao về trước, tiếp xúc đất bằng hai bàn chân cùng một lúc, cố gắng bật cao, xa càng tốt. + Bật từ 10 – 15m: Lặp lại 3 lần với nam và 2 lần đối với nữ, nghỉ ngơi giữa các lần là 2 - 3 phút, các buổi sau có thể tăng số lần, tăng độ dài hoặc tăng độ khó như lên cầu thang. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập 4: Bài tập nằm ngữa ke bụng - Tập kỹ thuật cơ bụng nhằm tăng sức chịu đau cơ bụng. - Bài tập: Nằm ngữa giữa nền sân, hai tay để sau gáy, hai chân khép lại và nâng thân người lên vuông góc với chân + Thực hiện 12 đến 15 cái đối với nam và 8 đến 10 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần. * Hình ảnh minh họa
- *Bài tập 5: Nằm sấp chống đẩy nhằm tăng sức mạnh cơ tay và bụng - Bài tập: Nằm sấp chống hai tay xuống đất, hai tay mở rộng bằng vai, hai chân khép lại và thân người thẳng. Co tay hạ thân người xuống, càng sâu càng tốt, sau đó chống thẳng hai tay lên hết cở và thân người vẫn phải thẳng. + Thực hiện 15 đến 20 cái đối với nam và 8 đến 10 cái đối với nữ, lặp lại đối với nam 3 lần và nữ 2 lần. Các buổi sau có thể tăng số cái lên hoặc tăng số lần lên. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập 6: Kỹ thuật đi cút kít - Tập kỹ thuật đi xe cút kít nhằm tăng sức mạnh cơ tay, sức chịu đau lòng bàn tay, cơ lưng - Bài tập: Nằm sấp chống hai tay lên và nhờ bạn tập cầm lấy 2 chân. Hai tay thay chân di chuyển về trước. + Di chuyển 12- 15 m đối với nam và 8 – 10 m đối với nữ; lặp lại nam 3 lần, nữ 2 lần; nghỉ ngơi giữa các lần là 2 – 3 phút. các buổi sau có thể tăng số lần hoặc tăng độ dài. * Hình ảnh minh họa
- b. Bài tập chiến thuật * Bài tập chiến thuật 1: Tập thi đấu với nhiều đối tượng Cách thức: Hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ; nữ thi đấu với nam cùng hạng cân. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập chiến thuật 2: Tập trụ để người khác đẩy tấn công Cách thức: Hạng cân trên trụ để cho hạng cân dưới đẩy tấn công. Lưu ý: Hạng cân trên chỉ được phép trụ, không được đẩy; Hạng cân dưới phải đẩy gậy tấn công liên tục và tích cực. Thời gian mỗi lần từ 2 đến 3 phút trở lên. * Hình ảnh minh họa
- * Bài tập chiến thuật 3: Tập tấn công nhanh, phòng thủ nhanh Cách thức: Hạng cân thấp của nam thi đấu với hạng cân cao của nữ. Khi có lệnh của trọng tài thì 1 bên ra đòn tấn công nhanh, bên còn lại thủ nhanh và lấy lại tư thế và tấn công lại. * Hình ảnh minh họa
- *Bài tập chiến thuật 4: Tập ép gậy thủ, hạn chế tấn công đối phương Cách thức: Hạng cân dưới trụ ở thế thấp để cho hạng cân trên tấn công ở tư thế cao hơn. Mục đích khi thi đấu gặp đối thủ mạnh hơn khi họ đang tấn công dồn dập thì nhanh chóng hạ thấp trọng tâm để thủ và tìm cơ hội phản công hoặc thủ hòa cho hết thời gian, chờ hiệp khác để tính tiếp. * Hình ảnh minh họa