SKKN Xây dựng phương pháp chế biến một số sản phẩm gắn liền với thực tiển cuộc sống tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần II “Tạo lập doanh nghiệp” Công nghệ 10

docx 82 trang Mịch Hương 27/09/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng phương pháp chế biến một số sản phẩm gắn liền với thực tiển cuộc sống tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần II “Tạo lập doanh nghiệp” Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_phuong_phap_che_bien_mot_so_san_pham_gan_lien.docx
  • pdfNguyễn Thị Thu Hòa - THPT Diễn Châu 4 - Công nghệ 10.pdf

Nội dung text: SKKN Xây dựng phương pháp chế biến một số sản phẩm gắn liền với thực tiển cuộc sống tại địa phương nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần II “Tạo lập doanh nghiệp” Công nghệ 10

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỂN CUỘC SỐNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN II “TẠO LẬP DOANH NGHIỆP” CÔNG NGHỆ 10. THUỘC LĨNH VỰC: CÔNG NGHỆ Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hoà – Trường THPT Diễn Châu 4 Tổ: Khoa học tự nhiên Bộ môn: Công nghệ 1 Số điện thoại: 0978050921 Nghệ An, tháng 04 năm 2022
  2. 16 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 27 3.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm . 27 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 27 3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 27 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 28 3.4.1. Phân tích định lượng 28 3.4.2. Phân tích định tính . 31 3.5. Kết luận chương 3 . 34 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 36 1. Kết luận . 36 2. Kiến nghị . 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 38 PHỤ LỤC 39
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng vào mọi mặt đời sống, xã hội, giáo dục cũng không ngoại lệ. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp, học sinh phải thay đổi cách học. Do vậy, vai trò của giáo viên phải chuyển đổi từ “dạy cái gì”, “điều gì” sang dạy cho học sinh “phải làm gì” và “làm như thếnào”. Việc tách rời giữa các môn học trong chương trình đào tạo THPT là một rào cản lớn tạo ra khoảng cách không nhỏ giữa học và hành. Chính sự tách rời này làm cho học sinh thiếu đi tính ứng dụng vào thực tiễn. Vì thế đa số học sinh nhớ rõ lí thuyết nhưng không giải quyết được vấn đề thực tiễn dù là vấn đề đơn giản. Nói cách khác, học sinh của chúng ta còn thiếu nhiều kĩ năng trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Xuất phát từ việc dạy học: Trong thực tiễn giảng dạy công nghệ THPT nói chung và công nghệ 10 nói riêng, tôi thấy kiến thức công nghệ có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, do tâm lí của học sinh coi môn công nghệ là môn phụ nên không tập trung học, không hứng thú để tìm hiểu kiến thức môn học. Qua tìm hiểu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (trên internet, qua sách báo, qua tham vấn các trường bạn v.v ) cho thấy không có tài liệu nào nghiên cứu, bàn sâu về vấn đề này để giảng dạy trong trường trung học phổ thông. Phần lớn học sinh trường THPT Diễn Châu 4 là con em các gia đình có kinh doanh ở quy mô nhỏ (kinh tế hộ gia đình) như: sản xuất nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); đánh bắt, chế biến hải sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ v.v mang tính tự phát, hầu hết các gia đình không được tiếp cận với các kiến thức cơ bản về kinh tế mà chủ yếu là làm theo kinh nghiệm lâu năm hoặc mò mẫm hay chạy theo phong trào. Chính vì vậy, việc chuyển tải kiến thức kinh doanh thông qua kênh giáo dục phổ thông là việc làm hữu ích, đồng thời giúp định hướng, phân luồng một bộ phận học sinh đi theo con đường kinh doanh lập nghiệp thay vì theo đuổi mục tiêu theo con đường khoa cử dẫn đến tình trạng “thừa thầy – thiếu thợ”, thất nghiệp tràn lan đáng báo động trong thời gian qua, gây tổn hại về kinh tế đối với nhiều gia đình, mà lẽ ra với số kinh phí đã bỏ ra, các gia đình có thể đầu tư để phát triển kinh doanh tạo nguồn thu nhập cao và giải quyết ngay công việc cho con em mình tốt hơn. Nội dung chương bảo quản, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp và chương tạo lập doanh nghiệp rất hay, thiết thực và ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, các quy trình bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản khá nhiều, khó nhớ và nhiều quy trình không được ứng dụng trong cuộc sống; kiến thức chương tạo lập doanh nghiệp khó để hiểu và vận dụng vào cuộc sống thường ngày Dẫn đến, HS thường không thích thú với bài học. Nội dung các bài thực hành trong hai chương này chưa thực sự hay, hiệu quả và bắt nhịp với cuộc sống hiện tại. Do đó, các tiết học Công nghệ xảy ra tình trạng như tôi đã nêu ở trên. - 1 -
  4. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Năng lực tự học đối với học sinh THPT. - Quy trình thiết kế chủ đề dạy học dự án về chế biến một số sản phẩm từ thực tiển tại địa phương để lập kế hoạch kinh doanh trong phần 2 “Tạo lập doanh nghiệp" gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm nền tảng để học sinh hiểu rõ hơn và hoàn thiện nội dung kiến thức lý thuyết. Qua tổng kết nghiên cứu sẽ hoàn thiện nội dung giảng dạy về tạo lập doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của trường THPT Diễn Châu 4 và của địa phương để triển khai trong các năm học tiếp theo. - Quy trình sử dụng các chủ đề để bồi dưỡng năng lực tự học gắn với thực tiển địa phương. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học công nghệ 10 ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thường quy gồm: 4.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, các ấn phẩm liên quan đến dạy học chủ đề dự án; liên quan đến năng lực tự học của học sinh THPT. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ các nội dung mục tiêu, yêu cầu của chương trình môn học đã đề ra kết hợp với thực tiễn môn học để lập luận cá nhân, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp xây dựng hoàn thiện cơ sở lý thuyết. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức chủ đề: chế biến lương thực thực phẩm ( chương 3) và dạy học phần 2 tạo lập doanh nghiệp( chương 4 và chương 5) – môn Công nghệ 10 THPT 4.2. Phương pháp điều tra Lập phiếu điều tra về thực trạng sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học Công nghệ 10 nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của HS cấp THPT thông qua dạy học môn công nghệ 10. Lập phiếu điều tra kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi dạy học theo chủ đề dạy học giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng về năng lực tự học của HS. 4.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục và các giáo viên dạy học bộ môn Công nghệ ở một số trường trung học phổ thông về các vấn đề liên qua đến đề tài. - 3 -