SKKN Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định - Năm học 2019-2020

doc 33 trang sangkien 27/08/2022 10660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_moi_truong_giao_tiep_tieng_anh_cho_giao_vien_v.doc
  • docDONYEUCAUSK.doc
  • docTOM TAT NOI DUNG VA LOI ICH SANG KIEN.doc

Nội dung text: SKKN Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định - Năm học 2019-2020

  1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Lý luận, thực tiễn Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, với thời lượng học ở trường còn hạn chế mà số lượng các môn học lại nhiều, dẫn tới thời lượng dành cho môn tiếng Anh của các bé rất ít, chỉ vừa đủ để truyền đạt kiến thức căn bản mà không có thời gian cho việc thực hành. Trong khi đó tiếng Anh lại là môn học đòi hỏi kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành. Thời gian dành cho môn tiếng Anh ít, không có nhiều cơ hội để thực hành, điều này hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và hình thành phản xạ tiếng Anh, ảnh hưởng rất lớn đến việc học ngôn ngữ của trẻ sau này. Là Hiệu trưởng nhà trường, tôi hiểu rõ tầm quan trọng phải tạo ra một môi trường giao tiếp tiếng Anh hiệu quả không những dành cho học sinh mà còn cho cả giáo viên bởi “môi trường” là chìa khóa của thành công trên con đường học tiếng Anh, có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học tích cực. Tiếng Anh là phương tiện để tiến tới một xã hội hiện đại. Điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010, tại điều 20, nêu rõ Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có 5 tiêu chuẩn, trong đó Tiêu chí 17 nêu rõ: Sử dụng ngoại ngữ a) Mức đạt: giao tiếp thông thường bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); b) Mức khá: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường; c) Mức tốt: sử dụng ngoại ngữ thành thạo (ưu tiên tiếng Anh); tạo lập môi trường phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường. Trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, ngôn ngữ là phương tiện để gắn kết con người trên toàn thế giới lại với nhau. Ta có thể khác nhau về chủng tộc, 1
  2. sắc tộc, có thể tồn tại một góc nhỏ nào đó trên thế giới, chỉ cần ta biết một ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là ta có thể giao tiếp, giao lưu với những người nói thứ tiếng ấy. Và như vậy, khoảng cách khác biệt đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ bị thu hẹp, khi đó thế giới bên ngoài không còn cách biệt với chúng ta. Khi chúng ta biết sử dụng ngoại ngữ, nhất là khi ngôn ngữ đó là thứ ngôn ngữ thông dụng trên thế giới thì vấn đề giao lưu hội nhập trở thành rất nhỏ, nói như nhiều chuyên mục của tạp chí là “Thế giới trong lòng bàn tay”. Ở một khía cạnh khác, ngoại ngữ là bản thân văn hóa, vì thế nó trở thành phương tiện rất quan trọng để cải thiện văn hóa của mình. Trong thế giới toàn cầu hóa, điều này rất dễ nhận thấy, tri thức không ngừng tăng lên, không ngừng trao truyền, biết thêm một ngoại ngữ là chúng ta có thêm một cánh cửa để thông ra với thế giới bên ngoài. Học ngoại ngữ trở nên thiết yếu với các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ, nếu không có ngoại ngữ các bạn trẻ sẽ trở nên bất lợi, thậm chí rất khó khăn khi làm khoa học, giao lưu và trao đổi học thuật. Khi học sinh tiểu học có cơ hội tiếp cận với một môi trường giao tiếp tiếng Anh mới mẻ và toàn diện, chúng sẽ có khả năng tiếp thu tốt hơn chương trình học của các cấp THCS và THPT cũng như phản xạ nhanh hơn trong các tình huống thực tế. Và đây là điều mà những người làm nghề lái đò luôn muốn hướng tới. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Nhà trường hiện nay là không chỉ giúp người học mở rộng kiến thức mà còn phải tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Hàng năm, cứ đến dịp hè là cơn sốt học ngoại ngữ, tìm trung tâm học ngoại ngữ lại bùng lên trong giới phụ huynh. Gần như 100% các phụ huynh ở thành phố đã từng cho con học một, thậm chí là nhiều khóa tiếng Anh tại các trung tâm khác nhau với hy vọng con mình sau này sẽ thành thạo được thứ ngôn ngữ quốc tế này. Có quá nhiều lựa chọn về giáo trình học, phương pháp học và những lời khuyên để học tiếng Anh giỏi khiến không ít phụ huynh hoang mang không biết lựa chọn của mình đã là phù hợp chưa. Theo kinh nghiệm chia sẻ của những học sinh, sinh viên Việt Nam giỏi tiếng Anh đã từng đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế hoặc đang học tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới thì có một sự tương đồng khá thú vị. Đó là tất cả các em đều nhắc đến một yếu tố quan trọng khi học ngoại ngữ: Muốn giỏi phải nói, nói thật nhiều, nói mạnh dạn không sợ sai, không sợ vấp, không ngại ngùng. “Phải nói” chính là một chìa khóa quan trọng để làm chủ ngôn ngữ. Khi bị ép vào một môi 2
  3. trường, một hoàn cảnh giao tiếp bắt buộc phải nói tiếng Anh, phải sử dụng tiếng Anh thì tự nhiên người học sẽ thấy mình tiến bộ nhanh hơn đáng kể. Khi tham gia các lớp học tiếng Anh, áp lực “phải nói” là khá thấp, vì trong môi trường không bắt buộc này những học sinh bạo dạn sẽ liên tục thể hiện bản thân nhưng những học sinh nhút nhát lại chọn cách thu mình lại để ít nói hơn, tham gia giao tiếp ít hơn. Vì thế, chọn được cho con mình môi trường khiến con “phải nói tiếng Anh liên tục” là bí quyết đơn giản nhất nhưng cũng hiệu quả nhất để mở ra vỏ bọc thụ động và khai phá tiềm năng ngôn ngữ bên trong. Và dĩ nhiên, môi trường ấy được tạo ra từ chính ngôi trường mà các em học sinh đến mỗi ngày. Muốn đạt được, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên không chỉ phải không ngừng trau dồi, bồi dưỡng trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao cả trình độ nghiệp vụ, hiểu rõ tâm lí học sinh và động viên các em thỏa sức giao tiếp để được chỉ ra và sửa lỗi sai để tiến bộ nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Những bài giảng trên lớp dù có hay đến đâu nhưng các em học sinh không được áp dụng ra ngoài thực tế thì cũng không tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn học ấy, không kích thích được tính tự giác, tinh thần tự học ở học sinh. Chúng ta không nên đổ lỗi vì thiếu môi trường giao tiếp tiếng Anh, mà phải biết cách tạo ra và tận dụng triệt để nó để đem lại hiệu quả tốt nhất. Qua thời gian tôi được bồi dưỡng lớp học Cán bộ quản lý trường TH-THCS Bình Định 2019, nhìn qua công tác quản lý ở trường, từ những cơ sở lý luận tôi nhận thấy được việc xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh trong trường tiểu học có vai trò quan trọng. Bản thân nhận thấy việc nghiên cứu là cần thiết để kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót đồng thời nâng cao năng lực quản lý, đưa nhà trường ngày càng đi lên trong thời gian tới. Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn Đề tài “Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho giáo viên và học sinh tại trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định năm học 2019-2020.” 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu: Nhằm tạo cho nhà trường có một môi trường giao tiếp, một văn hóa riêng, giúp học sinh, giáo viên của trường mạnh dạn hơn trong sử dụng Tiếng Anh để chào hỏi, nói chuyện, học tập. Nhằm tạo cho giáo viên và học sinh thói quen giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày trong mỗi tiết dạy, mỗi khi gặp nhau. Phát huy tính tích cực, chủ động thực hành kỹ năng nói, nghe trước lớp và ngoài giờ học. Từ đó, giáo viên và học sinh hứng thú hơn với việc tự học Tiếng Anh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 3
  4. Đối tượng nghiên cứu là một số biện pháp giúp giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu Tiếng Anh. Biện pháp để xây dựng văn hóa riêng của nhà trường. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân; Cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân; Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp tôi đã áp dụng cụ thể là: Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Quan sát hành vi giao tiếp Tiếng Anh của giáo viên và học sinh trong và ngoài giờ học. Phương pháp phân tích: chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận để nghiên cứu, phát hiện ra học sinh thực hành giao tiếp Tiếng Anh như thế nào, giáo viên có giao tiếp bằng Tiếng Anh không, và từ đó giúp tôi hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách chính xác hơn; Phương pháp thảo luận: Tổ chức cho tập thể thảo luận trong cuộc họp hàng tháng để tìm giải pháp giúp giáo viên và học sinh cùng nâng cao vốn từ và mạnh dạn nói chuyện bằng Tiếng Anh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu về văn bản chỉ đạo của ngành áp dụng trong hoạt động dạy và học trong nhà trường. Tài liệu có liên quan về rèn kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. Phương pháp thống kê: Thống kê về số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia giao tiếp Tiếng Anh. Thống kê về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này. Dự giờ, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả: Dự giờ theo kế hoạch thường xuyên của nhà trường, qua tiết dạy kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh đồng thời kiểm tra kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh giữa thầy và trò trong mỗi tiết học. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu : Từ tháng 9-2019 đến tháng 3-2020. 2. NỘI DUNG: 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: 4
  5. Cùng với mục tiêu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020": Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày 22/12/2017, Chính phủ ban hành Quyết định 2080/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo đó, đến năm 2020, hoàn thành việc ban hành chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2. Ngày 22/6/2018, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định số 2130/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Ngày 19/11/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1659/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030”; Bản chất việc học ngoại ngữ - Tiếng Anh phải là một quá trình tổ chức cho người học nắm vững ngôn ngữ để giao tiếp và nhận thức. Học để giao tiếp khác với học để thi. Không phải người Việt Nam nào cũng giỏi Văn, hiểu tường tận ngữ pháp Tiếng Việt. Theo L.V. Serba bản chất ngôn ngữ gồm ba mặt: Thứ nhất gồm quá trình nói và hiểu, gọi là hoạt động lời nói; thứ hai là hệ thống ngôn ngữ hay đơn giản là ngôn ngữ được xác định bởi vốn từ vựng và ngữ pháp; thứ ba là tài liệu ngôn ngữ, là toàn bộ những cái được nói, hiểu trong hoàn cảnh cụ thể. Dạy học Tiếng Anh ở trường học hiện nay đang tập trung vào mặt thứ hai. Đó cũng là một trong những lý do rất ít học sinh sử dụng được Tiếng Anh để giao tiếp sau khi ra trường. Theo kết quả khảo sát những năm học gần đây, phần lớn học sinh lớp 12 làm đề thi thử chỉ để biết mình có bị điểm liệt hay không và tìm cách chống liệt. Từ thực tế đó, học sinh phải được hình thành phương pháp tự học để tiếp cận 5