SKKN Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_dao_duc_cach_mang_cho_can_bo_dang_vien_truong.doc
Nội dung text: SKKN Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta không chỉ là người đã sáng lập ra Đảng ta mà còn là người có công lao to lớn trong việc giáo dục, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người đã để lại một kho tàng lý luận quý báu, có ý nghĩa thực tiễn to lớn về việc tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong kho tàng đó nổi bật nên tư tưởng về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Tư tưởng đó cùng với quá trình xây dựng của Đảng ta đã tạo nên một đội ngũ cán bộ, đảng viên có uy tín, sáng ngời về đạo đức cách mạng, góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ. Hiện nay do những nguyên nhân khách quan, do chưa quán triệt vận dụng một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng đã xuất hiện tình trạng đáng lo ngại trong Đảng ta, đó là sự suy thoái đạo đức cách mạng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người đảng viên, không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của huyện Tân Uyên nói chung, sự nghiệp xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên ở trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta nói riêng. Vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: “ Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích hệ thống những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. Từ đó đề xuất một số vấn đề về việc vận dụng những tư tưởng của Người vào thực tiễn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những nội dung cơ bản về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. 1
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên ở trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức có mội dung rất phong phú. Vì vậy tôi chỉ tập trung đi nghiên cứu một nội dung cơ bản đó là đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên và vận dụng tư tưởng đó nhằm xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở trường PTDTBT Tiểu học số 2 xã Pắc Ta. 2
- Phần nội dung Chương 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN. 1. Vài nét cơ bản về đạo đức và đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1. Phạm trù đạo đức. Đạo đức là chuẩn mực, những phương thức cơ bản điều tiết hành vi của con người; là một hình thái ý thức xã hội; là một dạng của quan hệ xã hội; là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học. Ngày nay, đạo đức có thể được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau. Ở đây có ba phương diện cần chú ý: - Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội - là toàn bộ những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội nhằm bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng. Xét về nội dung, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội. - Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức - Đạo đức là một hệ thống các giá trị: Giá trị là đối tượng của giá trị học. Giá trị học phân loại các hiện tượng giá trị theo quan niệm đã được xây dựng nên một cách truyền thống về các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.2. Phạm trù “đạo đức cách mạng” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội hàm xuyên suốt phạm trù “đạo đức cách mạng” hay “đạo đức mới” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Suốt đời đấu tranh cho hạnh phúc của dân tộc, của nhân dân”. “Suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”, “Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đặt lợi ích cá nhân trong lợi ích cộng đồng; khi cách mạng cần thì sẵn sàng hy sinh cho đến cả tính mạng của mình, vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân”. Từ các chuẩn mực đạo đức cách mạng chung đó, Hồ Chí Minh xây dựng các chuẩn mực đạo đức cách mạng riêng, phù hợp với từng đối tượng và tiến hành giáo dục đạo đức cho các đối tượng ấy như đạo đức cách mạng đối với người cán 3
- bộ, đảng viên, đạo đức cách mạng đối với người công an nhân dân, đạo đức cách mạng đối với người thanh niên Chung quy lại, “đạo đức cách mạng” mà Hồ Chí Minh xây dựng chủ yếu và trước hết giành cho người cán bộ, đảng viên - lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn dân tộc; thay mặt nhân dân lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo toàn xã hội. Người đã xác định tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với người đảng viên, xây dựng và hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức cách mạng và không ngừng giáo dục những chuẩn mực ấy cho người cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức, biện pháp rất hữu hiệu. 2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. 2.1. Vai trò của đạo đức cách mạng đối với người cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh người đảng viên phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và đạo đức mác-xít nói riêng, Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức của người đảng viên phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng. Trên cơ sở nền tảng đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng đối với người đảng viên. Xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người đảng viên. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh viết năm 1927 chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, ngay ở trang đầu Người đã viết về “Tư cách một người cách mệnh”, nêu lên 23 điều răn dạy người đảng viên cách mạng trong việc giải quyết ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối với việc. Trong đó tập trung vào các chuẩn mực đạo đức đó là: cần, kiệm, nhẫn lại, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm Năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Trong nhiều bài nói, bài viết của mình, Hồ Chí Minh còn khẳng định: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ thấm nhuần đạo đức cách mạng hay 4
- không”, “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng” Hồ Chí Minh còn quan niệm trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên là các dây chuyền của bộ máy, dây truyền không tốt , động cơ máy dù có tốt mấy cũng không vận hành được. Theo Hồ Chí Minh sự nghiệp cách mạng mà chúng ta đang tiến hành là sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp lâu dài, gian khổ và vô cùng vẻ vang. Theo Người sự nghiệp cách mạng đó nhất định sẽ thành công. Đó là một điều chắc chắn nhưng thời gian nhanh hay chậm, một phần quan trọng tuỳ thuộc vào đạo đức cách mạng: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang” Như vậy, Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạo đức cách mạng có vai trò cực kỳ to lớn trong việc góp phần quyết định sự thành bại của cách mạng. Tuy nhiên, người cán bộ, đảng viên không chỉ có đức mà phải có cả tài mới đảm đương được công việc, mới có khả năng và trình độ làm chủ đất nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô, hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”. Tư tưởng đó của Người nhắc nhở chúng ta - những cán bộ đảng viên phải tự phấn đấu thật nhiều để toàn diện hơn về trình độ và hoàn thiện hơn về nhân cách của mình. Qua đó chúng ta cũng thấy rằng việc xem xét, nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng cũng không được phiến diện, một chiều, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng giữa đức và tài với vai trò, vị trí của từng yếu tố. 2.2. Các chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên. * Trung với nước, hiếu với dân Đây là chuẩn mực bao trùm nhất, đứng đầu trong thang giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng của người đảng viên. Trước hết chúng ta nghiên cứu chuẩn mực “Trung với nước” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 5
- Khái niệm “trung” như chúng ta đã biết, xuất phát từ đạo đức Nho giáo. Nhưng với Nho giáo “trung” là trung với vua và trung với vua là yêu nước. Và mặc dù khái niệm này sau này được mở rộng hơn nhưng theo tư tưởng Nho giáo, nó vẫn bó hẹp trong việc phản ánh những mối quan hệ cá nhân: vua tôi, cha con, vợ chồng, bạn bè, hoặc cá nhân này với cá nhân khác. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng Nho giáo một cách có chọn lọc, phát triển, sáng tạo đã mở rộng thành khái niệm “trung”, biến nó thành một khái niệm với nội dung hoàn toàn mới mẻ: “Trung với nước”. Chúng ta biết rằng khái niệm “yêu nước”, dù đã thể hiện một truyền thống đạo đức hàng đầu của dân tộc nhưng vẫn chưa nói hết được tình cảm thiêng liêng và ý thức trách nhiệm cao cả bằng khi nói “trung với nước”. Đối với người đảng viên, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc thực hiện chuẩn mực đạo đức này. Đảng viên “trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với đường lối, mục tiêu của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cho đến khi qua đời, Người còn dặn lại trong Di chúc: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Điều này càng làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt lên trước rất nhiều. “Hiếu với dân”. Khái niệm “Hiếu” cũng bắt nguồn từ Nho giáo. Nhưng nếu theo tư tưởng Nho giáo chỉ là hiếu với cha mẹ thì đến tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một sự chuyển đổi mang tính cách mạng về nội dung khái niệm “hiếu”. Đó là “hiếu với dân”. Hai khái niệm này gắn bó chặt chẽ với nhau. Muốn chung với nước phải hiếu với dân. Đối với người cán bộ, đảng viên, hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ, chăn dắt, ban ơn mà phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ cho nhân dân, phải làm sao cho dân nắm mọi quyền hạn, bao nhiêu lơi ích đều vì dân. Đề cao đạo đức của người đảng viên trong mối quan hệ với dân, Hồ Chí Minh nói: Tính xấu của một người thường có hại cho người đó, còn tính xấu của mỗi đảng viên sẽ có hại cho Đảng, cho nhân dân, có hại cho công tác dân vận và mối quan hệ Đảng - dân. Do đó, Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn ý 6