SKKN Xây dựng chủ đề dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp

docx 72 trang Mịch Hương 27/09/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng chủ đề dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_chu_de_day_hoc_phan_chuyen_hoa_vat_chat_va_nan.docx
  • pdfNguyễn Thị Thuần- Phan Thúc Trực- Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Xây dựng chủ đề dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 theo mô hình dạy học kết hợp

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11 THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) Môn/ lĩnh vực: Sinh học Họ và tên : Nguyễn Thị Thuần Nguyễn Hoàng Hoài Tổ : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021 Đơn vị : Trƣờng THPT Phan Thúc Trực Điện thoại: 0978 110 486; 0989 704 091 Email : thuannt.ptt@nghean.edu.vn hoai.ptt@nghean.edu.vn Năm học: 2021 - 2022 0
  2. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ chủ trƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều sự thay đổi chóng mặt, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những thay đổi vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Xu thế toàn cầu hóa - hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, giáo dục - bộ máy đào tạo nhân lực phải có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của thế giới. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển đổi căn bản, toàn diện theo hướng phát triển phẩm chất và NL người học, giúp người học vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng về việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, tổ chức nhiều hình thức học tập nhằm khuyến khích người học. Tiếp đó, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu mục tiêu chương trình môn Sinh học là “ góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Nhiệm vụ của môn Sinh học là ngoài phát triển những năng lực chung cốt lõi còn phát triển những năng lực riêng như năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực khám phá thế giới sống dưới góc độ sinh học và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong đó có năng lực thực nghiệm thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của Sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản”. Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và mục tiêu chương trình môn Sinh học năm 2018 đã đề ra, hiện nay chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cùng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. 1.2. Xuất phát từ xu thế phát triển tất yếu của mô hình dạy học kết hợp (blended learning) Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dạy học. Trong dạy học, công nghệ kĩ thuật số không đơn giản chỉ là phương tiện truyền tải nội dung học tập mà còn góp phần cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong đó, E- learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Tuy nhiên, có thể thấy rằng E-learning vẫn không thể thay thế vai trò chủ 2
  3. 4. Phạm vi nghiên cứu - Xây dựng 4 chủ đề dạy học theo mô hình dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11. - Xây dựng quy trình sử dụng chủ đề theo mô hình dạy học kết hợp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình DHKH. 5.2. Thực trạng hiểu biết về mô hình DHKH của GV ở trường THPT và thực trạng sử dụng mô hình DHKH ở các trường phổ thông. 5.3. Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.4. Xây dựng các chủ đề dạy học theo mô hình DHKH nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.5. Xây dựng quy trình sử dụng chủ đề theo mô hình DHKH để tổ chức dạy học nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 5.6. Triển khai thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đã đặt ra. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nói riêng. - Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, ấn phẩm liên quan đến khái niệm và cấu trúc NLTH trực tuyến và mô hình DHKH. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cấu trúc, nội dung kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, từ đó làm cơ sở vận dụng vào việc xây quy trình sử dụng mô hình DHKH để nâng cao chất lượng dạy học và phát triển NLTH trực tuyến. 6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm đánh giá hiện trạng và hiệu quả của việc sử dụng mô hình DHKH. 4
  4. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Tổng quan về dạy học kết hợp 1.1.1.1. Khái niệm dạy học kết hợp Trong những năm gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) ở mọi lĩnh vực khoa học và xã hội đã làm xuất hiện những khái niệm mới trong giáo dục như: "học tập kết hợp", "học tập hỗn hợp", "học tập đa phương thức” thường được sử dụng thay thế cho nhau trong các công trình nghiên cứu. Thuật ngữ "dạy học kết hợp" bước đầu mơ hồ, bao gồm các kết hợp khác nhau giữa các công nghệ và phương pháp sư phạm. Dạy học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mô hình DHKH là sự kết hợp giữa quá trình dạy học giáp mặt (face to face) và dạy học trực tuyến (e - learning), phản ánh các mối quan hệ có tính quy luật phổ biến giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học. Hình 1.1. Mô hình dạy học kết hợp 1.1.1.2. Các mô hình dạy học kết hợp Mô hình Đặc trƣng Khả năng ứng dụng Face to face driver GV dẫn dắt quá trình học tập Phù hợp với những lớp học trên lớp dưới sự hỗ trợ của đa dạng, nơi HS có sự các thiết bị công nghệ chênh lệch về khả năng 6