SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 33 trang sangkien 31/08/2022 10701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_phat_huy_tinh_nang_d.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và nói giữ vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn văn ở THPT sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo, Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy hầu hết các lớp bậc THPT tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, làm sao để các em có cảm giác “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để rồi thông qua mỗi giờ học Văn các em được sống trong không khí cổ xưa để cảm nhận tình yêu chân thành của Mỵ Châu thời An Dương Vương dựng nước qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy”; nghẹn ngào thổn thức cùng nỗi đau của Kiều trong bi kịch "Trao duyên"; khắc khoải với giấc mơ hoàn lương và khao khát hạnh phúc của Chí Phèo (Nam Cao); thả mình trong tiếng cười trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng trong “Hạnh phúc của một tang gia” Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm1
  2. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cộng với các đợt tập huấn chuyên môn bản thân tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn trong nhiều năm học và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên đến giờ học các em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao. Vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ”, rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. IV. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú với giờ học văn qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học bằng cách vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ . Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của học sinh. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn văn theo quy trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp chứng minh, minh họa, so sánh Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm2
  3. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT: ham tìm hiểu, tiếp cận, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Do đó việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Ngữ văn là hết sức cần thiết và có ích. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh: + Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học phát huy tính năng động của các em. + Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận. + Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học. + Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp. + Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động. Khi chơi, các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức cung cấp trong giờ ngữ văn sẽ được giảm nhẹ, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gây hứng thú trong giờ học của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm3
  4. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp với từng lứa tuổi, từng môn học đặc biệt là đối với môn Văn. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong thời gian qua một sự kiện giáo dục được giáo viên toàn ngành nói chung và giáo viên dạy Văn nói riêng rất quan tâm đó là ngày Hội thảo Khoa học Quốc gia dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam (trong 2 ngày 5-6/1/2013, tại Hội trường Trường đại học sư phạm Huế). Tại hội thảo khi bàn về việc tìm phương pháp đổi mới cho môn Văn trong giai đoạn tới có viết: “Dạy học Ngữ văn cần tập trung hình thành cho học sinh phương pháp học và phương pháp đọc. Phương pháp dạy học phải tạo cho học sinh tính hiếu kỳ, tò mò và sự đam mê để họ tự đi tìm và lý giải. qua đó mà hình thành năng lực. Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần biết quên cái cụ thể, chi tiết; chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề giúp học sinh tự học, tự khám phá, tự kích thích sáng tạo. Giờ văn học trước hết hãy giúp học sinh niềm yêu thích, say mê văn chương, mong muốn tìm tòi, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thế giới nghệ thuật rồi sau đó mới là những yêu cầu khác” Trước yêu cầu đó đòi hỏi người giáo viên dạy Văn không chỉ nỗ lực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải cần nỗ lực trau dồi củng cố thường xuyên về kiến thức khoa học khác cũng như các phương pháp, hình thức dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học. Nếu thầy cô giáo giỏi chuyên môn và có tâm huyết với nghề, thì tất nhiên sẽ biết cách khơi gợi tạo ra sự hứng thú và cuốn hút học sinh hăng say học tập và thích phát biểu ý kiến trong lớp để xây dựng bài học. Năm học 2012- 2013 tôi được phân công giảng dạy 3 lớp 10A1, 10A4, 11A6, trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh ngày càng thụ động không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3 lượt nhưng các em vẫn ngồi im thin thít, và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm4
  5. SKKN: Vận dụng phương pháp “trò chơi” nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ. ra, những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản, không tha thiết với công việc của mình. Theo kết quả khảo sát (ngày 28/08/2012) học sinh 3 lớp (2 lớp 10, 1 lớp 11) mà tôi trực tiếp giảng dạy về việc em có hay phát biểu trong giờ học Văn hay không, kết quả thu được như sau: Số học sinh khảo Phát biểu Có phát biểu nhưng Không sát nhiều không nhiều phát biểu Lớp 10A1, 10A4 6/80 45/80 29/80 Lớp 11A6 3/30 16/30 11/30 Tổng số 9/110 61/110 40/110 (8.18%) (55,45%) (36,36%) Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm, tỷ lệ phát biểu ít chiếm quá 50%, rồi đến tỷ lệ những học sinh chưa bao giờ phát biểu khá cao trên 36%, còn lại lượng học sinh hăng hái phát biểu không đáng kể chỉ trên 8%. Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Văn bắt nguồn từ tâm lý chung của học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất là các bạn nữ; do các em lười học, không chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bài; do không khí các giờ văn trên lớp nhiều tiết còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn Nếu tình trạng lãnh đạm, thụ động, ít hoặc không phát biểu trong giờ học của học sinh phổ thông nói chung và giờ học Văn nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông, thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp, không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái Người thực hiện: Phan Thị Hồng Thơm5