SKKN Vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh Lớp 8, 9 trường THCS Thiệu Dương

doc 28 trang sangkien 21322
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh Lớp 8, 9 trường THCS Thiệu Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_ky_nang_doc_hieu_mon_tieng_anh.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh Lớp 8, 9 trường THCS Thiệu Dương

  1. Vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh Lớp: 8,9 trường THCS Thiệu Dương A. Những vấn đề chung I. Lý do chọn đề bài: II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: IV. Phương pháp ngiên cứu B. Nội dung đề tài: I. Cơ sở lý luận: II. Thực trạng về dạy học tiếng anh ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. 1. Tình hình chung về trường: 2. Tình hình dạy học Tiếng anh. III. Thực trạng về việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh lớp 8,9 ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. IV. Phương pháp tiến hành dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng anh lớp 7,9. 1. Vai trò của giáo viên: 2. Phương pháp thực nghiệm. 3. Một số bài soạn mẫu. V. ý kiến đề xuất và kết luận. 1. ý kiến đề xuất. 2. Kết luận. 1
  2. Vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu Môn tiếng anh lớp 8, 9 trường THCS Thiệu dương A. Những vấn đề chung: I . Lý do chọn đề tài: Sau quá trình thay sách giáo khoa và tập huấn phương pháp dạy học để học hỏi và tiếp thu phương pháp dạy học theo chương trình mới, phong trào đổi mới và vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong các nhà trường đang diễn ra sôi nổi với mong muốn tìm ra phương pháp hiệu quả để áp dụng trong dạy học nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng. Đối với bộ môn Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới thì mục đích là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Nội dung sách Tiêng Anh lớp 8, 9 theo chương trình đổi mới bên cạnh việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống về Tiếng anh thực hành hiện đại, phù hợp lứa tuổi, giúp học sinh có sự hiểu biết khái quát ban đầu về văn hoá của một số nước sử dụng Tiếng Anh, nó còn giúp học sinh có kỹ năng cơ bản sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ đơn giản dưới các dạng bài học kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết. Dạy và học các kỹ năng Tiếng Anh đạt hiệu quả cao là một việc không đơn giản, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THCS, nó đòi hỏi phải có sự kiên trì và phương pháp khoa học. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thì các em có hứng thú hơn và tích cực hơn trong hoạt động luyện tập phát triển kỹ năng nghe và nói nhưng cũng rất dễ chán nản trong việc luyện tập phát triển các kỹ năng phức tạp như kỹ năng đọc hiểu vì gặp nhiều từ mới, trìu tượng và khó đoán nghĩa hoặc kỹ năng viết vì cảm thấy khó biểu đạt suy nghĩ, ý tưởng cá nhân bằng ngôn ngữ viết. Trong 4 kỹ năng trên, kỹ năng đọc hiểu giúp học sinh 2
  3. phát triển tư duy nhạy bén, lôgic có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy. Để hình thành kỹ năng đọc hiểu cho học sinh đòi hỏi một qúa trình lâu dài, song với một tiết học 45 phút để có giờ dạy và học bài đọc hiểu đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự vận dụng, phối kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, đồng thời phải có sự phân bố thời gian hợp lý cho từng bước. Với khuôn khổ bài viết này, tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9 đó cũng là những gì tôi học được qua qúa trình tập huấn thay sách giáo khoa và vận dụng trong qúa trình giảng dạy. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Mục đích: Nhằm tìm ra phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9 đạt hiệu quả cao để vận dụng trong qúa trình giảng dạy. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu cơ sở lý luận về kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học Tiếng Anh nói chung và dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9 ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. - Từ kết quả nghiên cứu đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9 trường THCS Thiệu Dương. 2. Phạm vi nghiên cứu. Tiến hành tại 5 lớp: 9A, 9B, 9C, 8B, 8Đ trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. 3
  4. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Quan sát sư phạm. Dự giờ, tìm hiểu phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh và khả năng đọc hiểu của học sinh. 2. Nghiên cứu tài liệu. Đọc sách, nghiên cứu tài liệu tìm hiểu cơ sở lý luận về kỹ năng đọc hiểu. 3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm. - Nghiên cứu giáo án, đồ dùng, thiết bị dạy học. - Mức độ tiếp thu bài giảng và kỹ năng đọc hiểu của học sinh. B. Nội dung đề tài: I. Cơ sở lý luận về kỹ năng đọc hiểu. 1. Thế nào là đọc hiểu. Đọc hiểu là qúa trình lĩnh hội và xử lý thông tin được trình bày dưới dạng ngôn ngữ viết bằng mắt, đọc để lấy thông tin chính hay còn gọi là đọc khái quát. Đọc hiểu không phải là tập đọc. Vì vậy không đọc thành tiếng mà là đọc thầm để hiểu nội dung thông tin trên cơ sở ngữ liệu đã học có kết hợp với suy đoán. 2. Các bước tiến hành dạy đọc hiểu. Để tiến hành một bài dạy kỹ năng nói chung và kỹ năng đọc hiểu nói riêng theo phương pháp mới, cần tiến hành theo 3 bước: Trước khi vào bài (pre - task), trong khi thực hiện bài (while - task) và sau khi thực hiện xong bài (post - task). Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này nhằm giúp học sinh hiểu bài và thực hành các kỹ năng lời nói một cách thấu đáo và có suy nghĩ hơn, trên cơ sở đó sẽ khắc sâu bài lâu bền hơn. Đối với kỹ năng đọc hiểu, mục đích của 3 phần được khái quát như sau: a. Trước khi đọc (pre - reading): Mục đích nhằm: 4
  5. - Gây hứng thú. - Giới thiệu ngữ cảnh , chủ đề. - Tạo nhu cầu, mục đích đọc. - Đoán trước nội dung bài đọc. - Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc. - Giới thiệu từ , ngữ pháp mới giúp học sinh hiểu được bài đọc b. Trong khi đọc (while - reading): Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc. Tuỳ theo mục đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau, giúp học sinh thực hành kỹ năng đặt ra. c. Sau khi đọc (post - reading): Hoạt động sau khi thực hiện bài đọc thường gồm những bài tập ứng dụng dựa trên bài vừa học, thông qua các kỹ năng nói hoặc viết. Các hoạt động và bài tập ở phần này cần đến sự hiểu biết tổng quát toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hoá nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học. Dựa trên cở đó, đòi hỏi giáo viên khi dạy kỹ năng đọc hiểu phải nắm được bản chất của đọc hiểu là gì và tuân thủ các bước tiến hành dạy một bài kỹ năng từ đó thiết kế bài giảng một cách khoa học, hiệu quả để hình thành cho học sinh kỹ năng đọc hiểu ngày một tốt hơn. II. Thực trạng về dạy học tiếng anh ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. 1. Tình hình chung về trường: Trường THCS Thiệu Dương thuộc huyện Thiệu Hoá, giáp Thành Phố Thanh Hoá về phía bắc. Hiện nay nhà trường đang trong quá trình hoàn thiện dần cơ sở vật chất để trở thành trường chuẩn Quốc gia. Năm 2005 - 2006 trường có 20 lớp. Đội ngũ giáo viên trên 40 người có trình độ từ cao đẳng đến 5
  6. đại học. Bên cạnh những nhà giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm là đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn học hỏi kinh nghiệm cùng nhau phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường để đáp ứng yêu câu giáo dục ngày một cao của xã hội. Học sinh Thiệu Dương xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau như: nông dân, tiểu thủ công nghiệp, cán bộ công chức, trong đó phần lớn là thuộc gia đình thuần nông. Từ điều kiện, hoàn cảnh gia đình dẫn đến điều kiện và khẳ năng học tập của các em cũng khác nhau. Nhiều em điều kiện học tập còn khó khăn, các em phải lao động ngoài giờ để phụ giúp gia đình. Hàng năm nhà trường đều có đội ngũ học sinh thi học sinh giỏi dưới sự dìu dắt nhiệt tình của các thầy cô đã đạt nhiều giải trong các kỳ thi học sinh giỏi huyện, tỉnh. Đối với môn tiếng Anh, hiện nay đang được giảng dạy ở tất cả các khối dưới sự giảng dạy của 5 giáo viên ngoại ngữ. Đội ngũ giáo viên Anh văn đã được tham gia đầy đủ các đợt tập huấn thay sách giáo khoa mới nên được tiếp cận với phương pháp dạy học đổi mới phù hợp nội dung chương trình. 2. Tình hình dạy học tiếng Anh ở trường THCS Thiệu Dương: Một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh đã có những kết quả đáng ghi nhận. Bộ giáo dục - Đào tạo đã tổ chức chương trình nghiên cứu "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh". Một số đề bài nghiên cứu đã bước đầu xác được quan điểm , quy trình và điều kiện đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả nghiên cứu phần nào đã được áp dụng vào thực tiễn dạy học ở các địa phương. Cùng vơi sự đổi mới phương pháp dạy học này, đội ngũ giáo viên Anh văn trường THCS Thiệu Dương đã tích cực tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học một cách sáng tạo để ngày càng có nhiều giờ dạy tốt. Các hoạt động học tập theo cặp, theo nhóm đã được đội ngũ giáo viên chúng tôi tổ chức một cách khoa học, khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc dạy học tiếng Anh, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên củng còn những hạn chế do khách quan đem 6
  7. lại đó là điều kiện học tập nói chung và điều kiện, phong trào học tiếng Anh nói riêng còn kém, các em chưa có ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc học tiếng Anh. Hơn nữa, ở trường THCS vẩn còn quan niệm đây là môn phụ nên chưa có thái độ đúng đắn với môn học này vì vâỵ việc dạy học tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn. ý thức được những khó khăn trên, để việc dạy học tiếng Anh đạt kết quả cao, đội ngũ giáo viên Anh văn chúng tôi ý thức rằng ngoài việc truyền đạt kiến thức bộ môn cần phải đẩy mạnh phong trào học Ngoại Ngữ cho học sinh. Chúng tôi không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và áp dụng phương pháp dạy học theo chương trình đổi mới đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm hình thành cho các em có kỹ năng ngôn ngữ tốt. III. Thực trạng về việc dạy kỹ năng đọc hiểu Môn tiếng Anh lớp 8.,9 ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. 1. Thực trạng về phương pháp tiến hành dạy đọc hiểu của giáo viên: Để có giờ dạy đọc hiểu môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, giáo viên Anh văn trường chúng tôi đã phối kết hợp, thấng nhất để tìm ra cách thức tiến hành dạy một bài đọc hiểu sao cho vẫn đáp ứng yêu cầu các bước của một bài dạy kỹ năng nhưng không dập khuôn máy móc như một số giáo viên đã từng làm mà có sự sáng tạo, kết hợp các kỹ năng dạy học một cách linh hoạt cho các bước dạy kỹ năng đồng thời tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, tự tin khi học bài để hình thành cho học sinh kỹ năng đọc hiểu đạt hiệu quả cao. Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo các đồng nghiệp tôi được biết vẫn còn nhiều giáo viên chưa tìm được cách thức để vận dụng phương pháp mới cho một bài dạy đọc hiểu hay nói cách khác là chưa đưa được phương pháp mới vào qúa trình giảng dạy, các kỹ năng dạy học bộ môn chưa được kết hợp linh hoạt dẫn đến lúng túng, làm cho bài dạy không được thoát ý. Một số giáo viên thì chỉ tiến hành đơn giản như: Giới thiệu từ mới cho học sinh đọc mẫu bài đọc, cho 7