SKKN Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần tiến hóa - Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh

docx 59 trang Mịch Hương 27/09/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần tiến hóa - Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_graph_trong_day_hoc_phan_t.docx
  • pdfPhan Huy Tĩnh - Đậu Thị Diệu Thúy Trường THPT Quỳ Hợp, THPT Quế Phong - Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Vận dụng phương pháp dạy học graph trong dạy học phần tiến hóa - Sinh học 12 giúp phát triển năng lực tự học cho học sinh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA - SINH HỌC 12 GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LĨNH VỰC: SINH HỌC
  2. MỤC LỤC Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 2 Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1. Cơ sở lí luận 3 1.1.1. Sơ lược về Graph trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, các loại graph, vai trò của graph trong dạy học 3 1.2.3. Kĩ năng xây dựng và sử dụng graph trong dạy học Sinh học 8 1.2.4. Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá 12 2. Phân tích nội dung chương trình phần VI: Tiến hóa - chương trình Sinh học 12 để xây dựng các dạng graph vận dụng trong dạy học phát triển năng lực 16 3. Thực nghiệm sư phạm 38 3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm sư phạm 38 3.2. Nội dung thực nghiệm 38 3.2.1. Kĩ năng xây dựng graph nội dung theo qui trình rèn luyện 38 3.2.2. Kết quả khảo sát thông qua các kiểm tra khảo sát phần VI - Tiến hóa 46 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 1. Kết luận 49 2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC 51
  3. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hai cách thể hiện khác nhau của một graph 4 Hình 1.2. Graph con (đỉnh C là graph con) 4 Hình 1.3. Graph khép và graph mở 5 Hình 1.4. Graph đủ 5 Hình 1.5. Graph câm 6 Hình 1.6. Graph khuyết 6 Hình 2.1. Graph các bằng chứng tiến hóa 18 Hình 2.2. Graph học thuyết tiến hóa Lamac 22 Hình 2.3. Graph nội dung chính học thuyết Đacuyn 22 Hình 2.4. Graph các nhân tố tiến hóa 24 Hình 2.5. Graph mở về quá trình hình thành loài 30 Hình 2.6. Graph đủ về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí 30 Hình 2.7. Graph về cơ chế hình thành loài khác khu vực địa lí 31 Hình 2.8. Graph nguồn gốc sự sống 36 Hình 2.9. Graph bằng chứng nguồn gốc động vật của loài người 37
  4. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của nhóm TN và nhóm ĐC 44 Biểu đồ 3.2. So sánh kĩ năng xây dựng graph nội dung của HS nhóm TN và nhóm đối chứng năm học 2020-2021 và năm 2021-2022 45 Biểu đồ 3.3. So sánh điểm của nhóm TN và nhóm ĐC qua đánh giá hỏi bài cũ 47 Biểu đồ 3.4. So sánh mức điểm đánh giá của nhóm TN và ĐC qua hỏi bài cũ 47
  5. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học, phương pháp dạy học môn sinh học. - Nghiên cứu chương trình môn học, đặc biệt nghiên cứu phần tiến hóa THPT. - Nghiên cứu các đề thi các cấp. - Tìm hiểu phương pháp dạy học graph nội môn và liên môn. 3.2. Phương pháp quan sát: quan sát hình ảnh, mô hình đồ dùng dạy học, quan sát các hoạt động học tập của học sinh khi sử dụng phương pháp graph. 3.3. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm đánh giá một cách khách quan các nội dung, giải pháp của đề tài đưa ra, thống kê và xử lí số liệu để rút ra kết luận về mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học bằng phương pháp dạy học Graph. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài này giúp học sinh khái quát được tổng thể các nội dung kiến thức cơ bản nhất và quan trọng nhất thông qua xây dựng hồ sơ học tập dạng graph (sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình ảnh trực quan). Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống, lôgic cho học sinh. Thông qua thực nghiệm sư phạm để khẳng định vai trò của việc sử dụng graph trong dạy học để phát triển năng lực tự học của học sinh khi giảng dạy phần VI -Tiến hóa, Sinh học 12. 2
  6. Graph có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, dạng biểu đồ quan hệ dạng bảng (ma trận). Một graph có thể có những cách thể hiện khác nhau, nhưng phải chỉ rõ được mối quan hệ giữa các đỉnh. Ví dụ, hình 1.1 là một graph có 4 đỉnh A, B, C, D được biểu diễn bằng hai kiểu khác nhau, nhưng mối quan hệ giữa các đỉnh không thay đổi. A A D B D B C C Hình 1.1. Hai cách thể hiện khác nhau của một graph Dựa vào tính chất này, trong dạy - học người ta có thể lập được những graph có cách sắp xếp các đỉnh ở các vị trí khác nhau, nhưng vẫn thể hiện được mối quan hệ của các đỉnh. Trong một graph có khi đỉnh lại là một graph thì những đỉnh đó gọi là graph con (Hình 1.2). A C B Hình 1.2. Graph con (đỉnh C là graph con) Sự chuyển hóa từ graph Toán học sang graph DH, đặc biệt là DH Sinh học, đảm bảo cho người học tư duy theo sự vận động khách quan của sự vật, hiện tượng một cách chính xác như trong Toán học. Từ đó, người học nhận thức về các sự vật, hiện tượng và sự vận động của chúng đạt đến mức độ khái quát và chính xác nhất theo đúng qui luật vận động của tự nhiên. 1.1.2.2. Các loại graph trong dạy học - Graph khép và graph mở Dựa vào đặc tính liên thông hay đặc tính treo của các đỉnh trong graph có thể chia graph thành graph khép và graph mở. Graph khép là loại graph trong đó mọi cặp đỉnh đều có sự liên thông với nhau, còn graph mở là graph trong đó không phải tất cả các đỉnh đều có mối quan hệ liên thông với nhau, ít nhất phải có 2 đỉnh treo (Hình 1.3). Đỉnh treo của graph là đỉnh chỉ có quan hệ trực tiếp với một đỉnh khác trong graph qua một cung duy nhất. 4