SKKN Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp sử dụng bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tử duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực

doc 39 trang Mịch Hương 27/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp sử dụng bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tử duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_linh_hoat_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực (phương pháp sử dụng bài tập tình huống, phương pháp bản đồ tử duy và phương pháp bàn tay nặn bột) để giảng dạy chủ đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật – Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2 ===    === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG LINH HOẠT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ( PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ TỬ DUY VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT) ĐỂ GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT – SINH HỌC 11” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH. MÔN: SINH HỌC GIÁO VIÊN: NGUYỄN TRỌNG ĐÔNG NGUYỄN THỊ THANH HOÀI NĂM HỌC 2021 - 2022
  2. 2.2. Thiết kế các bài tập tình huống, sơ đồ tư duy và bố trí các thí nghiệm để dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Chương 3, Sinh học 11 9 2.2.1. Các bài tập tình huống 10 2.2.2. Các bản đồ tư duy 14 2.2.3. Bàn tay nặn bột trong khâu dạy bài mới 16 Chương 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 18 3.1. Kết quả định lượng 18 3.2. Kết quả định tính 18 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 1. Kết luận 20 2. Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  3. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế và sử dụng bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy học Sinh học. 3.2. Nghiên cứu thực trạng của việc giảng dạy sử dụng tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy học của một số giáo viên ở cụm THPT huyện Nam Đàn, Nghệ An 3.3. Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật- Sinh học 11- Ban cơ bản làm cơ sở cho việc thiết kế các bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện tính chủ động, tích cực của học sinh trong giải quyết vấn đề. 3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm vào giảng dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Sinh học 11- Ban cơ bản. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm trong dạy phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Sinh 11 - Ban cơ bản. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học lớp 11 ở một số trường THPT trong huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình lí luận dạy học và các tài liệu định hướng đổi mới về phương pháp dạy học và về các kỹ năng nhận thức của học sinh. - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài (tài liệu về xây dựng và sử dụng bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm) - Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình phần Sinh trưởng và phát triển Thực vật - Sinh học 11 THPT để xác định kiến thức có thể thiết kế các bài tập tình huống, bản đồ tư duy và bố trí thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tự giải quyết vấn đề cho học sinh. 5.2. Phương pháp chuyên gia Liên hệ, gặp gỡ cùng trao đổi với các thầy (cô) có kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu để định hướng cho việc triển khai nghiên cứu đề tài 5.3. Phương pháp điều tra cơ bản - Đối với giáo viên: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng sử dụng một số phương pháp dạy học môn Sinh học nói chung và dạy các bài thuộc phần Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Sinh 11- Ban cơ bản nói riêng. 2
  4. hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Khi học sinh giải quyết được những bài tập ấy vừa có tác dụng củng cố kiến thức vừa rèn luyện được những kỹ năng cần thiết. Trong dạy học Sinh học nhằm rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp cho học sinh, bài tập tình huống không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới, củng cố, khắc sâu kiến thức mà bài tập tình huống còn là một phương tiện giúp rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống phải đảm bảo: Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải; bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học; bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép; bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm. Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu; Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung của bài học; Bước 3: Thiết kế tình huống dạy học; Bước 4: Vận dụng tình huống vào dạy học. 1.1.2. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy PPDH bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) là phương pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. HS tự ghi chép kiến thức trên BĐTD bằng từ khóa và các ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết, ghi chú, bằng các màu sắc, hình ảnh và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hiểu của chính mình, HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập và ghi nhớ bền vững hơn, để mở rộng đào sâu ý tưởng. Mỗi người ghi theo một cách khác nhau, không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, phát huy được sáng tạo. PPDH bằng BĐTD là PPDH mà HS thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua việc thiết lập BĐTD. Sử dụng PPDH bằng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Quy trình thực hiện: 4