SKKN Vận dụng giáo dục stem vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

docx 44 trang Mịch Hương 27/09/2024 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng giáo dục stem vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_giao_duc_stem_vao_day_hoc_chu_de_che_bien_luon.docx
  • pdf07- NGUYEN DUC VU - PHAM THI QUYNH NHU-THPT DIỄN CHÂU 2-SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Vận dụng giáo dục stem vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM” – CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH HỌC Tác giả : NGUYỄN ĐỨC VŨ : PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ Tổ : Tự Nhiên. Nhóm: Sinh Học Địa chỉ gmail : nguyenvudc21986@gmail.com Số điện thoại : 0385543848 - 0943879273 Năm học 2021 – 2022
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Các ký hiệu viết tắt Đọc là 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 GD STEM Giáo dục STEM 4 THPT Trung học phổ thông
  3. Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, các em học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học. Đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh. Người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị: phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học (Science, Technology, Engineering and Mathematics) như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa được học lý thuyết, vừa được học cách vận dụng vào thực tiễn. Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Tạo ra môi trường làm việc với những con người có tay nghề chuyên nghiệp. 4. Đối tượng, phạm vi đề tài: Đề tài thực hiện cụ thể trên các lớp 10 của bản thân chúng tôi dạy 2 năm học 2020-2021, năm học 2021-2022 tại trường THPT Diễn Châu 2. Trong sáng kiến này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách tổ chức dạy học theo định hướng STEM phần chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ 10 - THPT. Sáng kiến này với mong muốn được hoàn thiện và mở rộng đối với một số tiết học khác không chỉ công nghệ 10 mà còn ở cả các môn khoa học khác. ` Mục đích là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh qua đó phát triển kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm hợp tác, kĩ năng đánh giá, kĩ năng tư duy logic và tư duy phản biện giúp học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn tự tin thể hiện ý tưởng của mình và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2
  4. sáng tạo và đổi mới, là những thuộc tính rất cần thiết trong lĩnh vực Kĩ thuật nhưng khó để định lượng và cần có thời gian hình thành lâu dài trong môi trường học tập kích thích sự sáng tạo. Sự khác biệt này có tính chất tương đối vì trong Khoa học cũng cần có sự sáng tạo và trong nghiên cứu Kĩ thuật cũng cần có phương pháp khoa học. Do vậy, tiếp cận giáo dục STEM phải là tiếp cận mang tính liên ngành để tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học giúp HS trải nghiệm thực tế nhằm khám phá tri thức và sáng tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa. 1.3. Giáo dục STEM với môn Công nghệ Môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy giáo dục STEM khi môn học này thể hiện hai (công nghệ, kỹ thuật) trong bốn lĩnh vực giáo dục thuộc STEM. Mặt khác, kiến thức công nghệ có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Học sinh được chuẩn bị hành trang về công nghệ, kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi có tính chất nguyên lý và quy trình về một số lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Do đó, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá, và hiểu biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp; chuẩn bị cho học sinh các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ theo cả hai hướng hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp. Cùng với các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với đặc thù của ngành, môn Công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực công nghệ. 1.4. Phương pháp dạy và học STEM Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt là phương pháp học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học STEM. Với phương pháp “học qua hành”, học sinh được thu nhận kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải từ lí thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua hoạt động thực tế. Chính những hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với 4