SKKN Vận dụng dạy học Stem trong chủ đề “Bảo quản,chế biến nông sản” – môn Công nghệ 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học Stem trong chủ đề “Bảo quản,chế biến nông sản” – môn Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_day_hoc_stem_trong_chu_de_bao_quanche_bien_non.docx
- VÕ THỊ HÀ - THPT LÊ LỢI - SINH HỌC.pdf
Nội dung text: SKKN Vận dụng dạy học Stem trong chủ đề “Bảo quản,chế biến nông sản” – môn Công nghệ 10
- TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG DẠY HỌC STEM TRONG CHỦ ĐỀ “ BẢO QUẢN,CHẾ BIẾN NÔNG SẢN” –MÔN CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH HỌC
- MỤC LỤC Phần, mục Nội dung Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Tính mới, đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 2 1. Cơ sở lý luận 2 1.1. Khái quát chung về giáo dục STEM 2 1.2. Xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới 5 Tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp dạy 1.3. học STEM vào giảng dạy môn Công nghệ ở trường 5 THPT 1.4 Quy trình thiết kế,xây dựng bài học STEM 6 2. Cơ sở thực tiễn 6 Những khó khăn khi dạy học chủ đề ở phần “ Bảo 2.1 6 quản,chế biến nông sản” – Công nghệ 10 Thực trạng việc dạy học phần “Bảo quản,chế biến nông 2.2 7 sản” tại trường THPT Lê Lợi hiện nay Thực tế việc áp dụng dạy học STEM trong dạy học 2.3 10 Công nghệ hiện nay. II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
- PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Chương trình GDPT mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HS trở thành người học tích cực, làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp thu được những xu hướng lớn về giáo dục công nghệ như: Mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông; một số mô hình giáo dục kỹ thuật như mô hình định hướng thủ công; mô hình định hướng thiết kế; mô hình công nghệ đại cương ; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tiếp cận giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thúc đẩy giáo dục STEM là một phương thức giáo dục để chuyển tải chương trình giáo dục, giúp cho người học có thể tự chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. STEM trong các nhà trường là phương thức giáo dục giúp chuyển tải chương trình phổ thông quốc gia một cách tích cực hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS trong giai đoạn hiện nay.Đây là cơ sở để xác định môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học, trung học; định hướng GD STEM – lĩnh vực rất được quan tâm trong Chương trình GDPT mới. Trong khi đó những kiến thức về STEM còn khá mới đối với nhiều giáo viên THPT nên việc đưa vào trường học hình thức giáo dục này còn khá nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Với những lý do trên, chúng tôi xin đưa ra sáng kiến: “ Vận dụng dạy học STEM trong chủ đề : Bảo quản, chế biến nông sản- môn Công nghệ 10” nhằm mục đích khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời giúp học sinh hứng thú đối với môn học, phát huy năng lực hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh và hơn hết là phát huy năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ đề dạy học phần “Bảo quản, chế biến nông sản” môn Công nghệ 10 theo định hướng STEM. 5
- Science (Khoa học): gồm các kiến thức về Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất nhằm giúp học sinh hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề khoa học trong cuộc sống hàng ngày. Technology (Công nghệ): phát triển khả năng sử dụng, quản lý, hiểu và đánh giá công nghệ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh hiểu về công nghệ được phát triển như thế nào, ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống. Engineering (Kĩ thuật): phát triển sự hiểu biết ở học sinh về cách công nghệ đang phát triển thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, tạo cơ hội để tích hợp kiến thức của nhiều môn học, giúp cho khái niệm liên quan trở nên dễ hiểu. Kĩ thuật cũng cung cấp cho HS những kĩ năng để vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống hay xây dựng các quy trình sản xuất. Maths (Toán học): phát triển ở học sinh khả năng phân tích, biện luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt ra. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt là phương pháp học qua hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học STEM. Với phương pháp “học qua hành”, học sinh được thu nhận kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải từ lí thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ đề và dựa trên thực hành, học sinh sẽ hiểu sâu về lí thuyết, nguyên lí thông qua hoạt động thực tế. Chính những hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. Học sinh sẽ được làm việc theo nhóm, tự thảo luận tìm tòi kiến thức, tự vận dụng kiến thức vào các hoạt động thực hành rồi sau đó có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác. Với cách học này, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn học sinh tự xây dựng kiến thức cho mình. Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thể thực hành tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Giáo dục STEM không phải là để học sinh trở thành những nhà toán học, khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà là phát triển cho học sinh những kĩ năng có thể được sử dụng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Đó chính là kĩ năng STEM. Kĩ năng STEM được hiểu là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa từ 4 nhóm kĩ năng sau: + Kĩ năng khoa học: là khả năng liên kết các khái niệm, nguyên lí, định luật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học để thực hành và sử dụng kiến thức, để giải quyết các vấn đề trong thực tế. 7