SKKN Vấn đề sử dụng bản đồ - Biểu đồ để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Địa lý trung học cơ sở

doc 22 trang sangkien 7401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vấn đề sử dụng bản đồ - Biểu đồ để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Địa lý trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_de_su_dung_ban_do_bieu_do_de_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc

Nội dung text: SKKN Vấn đề sử dụng bản đồ - Biểu đồ để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Địa lý trung học cơ sở

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI o0o ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011- 2012 TÊN ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ- BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả : Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chức vụ: Phó hiệu trưởng Môn đào tạo: Địa Hoá Đơn vị công tác : Trường THCS Đỗ Động Huyện : Thanh Oai Thành phố : Hà Nội Đề tài thuộc lĩnh vực: ĐỊA LÝ 1
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011- 2012 TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ- BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả : Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Chức vụ: Phó hiệu trưởng Môn đào tạo: Địa -Hoá Đơn vị công tác : Trường THCS Đỗ Động Huyện : Thanh Oai Thành phố : Hà Nội Đề tài thuộc lĩnh vực: MÔN ĐỊA LÝ 2
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Ngày tháng năm sinh : 10 - 07 - 1966 - Năm vào ngành : 1988 - Chức vụ : Phó hiệu trưởng - Đơn vị công tác : Trường THCS Đỗ Động - Trình độ : Đại học - Chuyên môn : Địa - Hoá - Hệ đào tạo : Từ xa - Bộ môn giảng dạy : Địa lý - Trình độ chính trị : Sơ cấp - Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 3
  4. LỜI CAM ĐOAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Ngày, tháng, năm sinh: 10/ 07/ 1966. Đơn vị: Trường THCS Đỗ Động. Điện thoại: 0976131966 II. SẢN PHẨM: Tên sản phẩm: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ-BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ. III. CAM KẾT: Tôi xin cam kết Sáng kiến kinh nghiệm này là của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Phòng GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Đỗ Động, ngày 04 tháng 05 năm 2012 Người cam kết Nguyễn Thị Thanh Thuỷ 4
  5. M ỤC L ỤC I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài 2. Lý do chọn đề tài 3. Thời gian thực hiện II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Khảo sát thực tế 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện 3. Những biện pháp thực hiện 4. Biện pháp thực hiện từng phần 5. Vận dụng vào bài cụ thể III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN V. DANH M ỤC THAM KH ẢO 5
  6. I. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ- BIỂU ĐỒ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ 2. Lý do chọn đề tài: Môn địa lý trong trường THCS góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về trái đất - môt trường sống của con người, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đất nước, với xu thế của thời đại. Học xong chương trình địa lý ở THCS học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: - Về kiến thức: + Có kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về môi trường sống của con người, về các hoạt động của con người. + Biết được một số đặc điểm của tự nhiên dân cư và các hoạt động kinh tế của con người ở những khu vực khác nhau trên trái đất. + Hiểu biết tương đối vững chắc các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư kinh tế xã hội và những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước. - Về kĩ năng: + Có kĩ năng phân tích văn bản địa lý + Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý trong đó đặc biệt là kĩ năng sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ, sơ đồ. + Sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lý xảy ra trong môi trường xung quanh. + Rèn luyện khả năng thu thập, xử lý tổng hợp và trình bày thông tin địa lý. + Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ bản đồ biểu đồ. + Có kĩ năng liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn điạ phương, đất nước Từ đó học sinh có tình yêu thiên nhiên và con người lao động, có niềm tin vào khoa học và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cải tạo môi trường, xây 6
  7. dựng quê hương đất nước . Để dạt được những yêu cầu trên thì sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Biết sử dụng sơ đồ bản đồ một cách thành thạo sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kĩ năng, năng lực tự học và vận dụng kiến thức địa lý vào thực tiễn cuộc sống của người học. 3. Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được xây dựng thực hiện trong năm học 2011 - 2012 tại trường THCS Đỗ Động thực nghiệm bằng môn Địa lý khối 9 ở 2 lớp 9A và 9B. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Khảo sát thực tế Qua việc khảo sát tình hình thực tế trong quá trình giảng dạy địa lý tại trường THCS Đỗ Động thì thấy tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài như sau: Trong những năm học trước kia, địa lý chỉ được coi là môn khoa học phụ trong hệ thống các môn học ở trường THCS nên việc đầu tư cho việc giảng dạy và học tập trong bộ môn này chưa thoả đáng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của bộ môn. Quá trình giảng dạy đa số chỉ là dạy chay, tranh ảnh, đồ dùng, bản đồ hầu như không có. Vì thế mà chất lượng giảng dạy thấp kém, kiến thức học sinh nắm được không sâu, không chắc, không có cơ sở thực tế, đặc biệt học sinh không có kĩ năng đọc và sử dụng sơ đồ, bản đồ, không có hứng thú, khi học tập bộ môn, thường học tập đối với các em chỉ là bắt buộc. Nhiều học sinh khi học đến lớp 9 mà vẫn chưa biết cách đọc một bản đồ cách xem một sơ đồ, không biết vẽ lược đồ biểu đồ, đồ thị . Nhìn chung là đa số học sinh không có kĩ năng về địa lý và kiến thức địa lý cũng rất nghèo nàn. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Vào đầu năm học 2011 - 2012 qua kiểm tra để phân loại học sinh lớp 9 về môn địa lý tôi có số liệu sau: Lớp Giỏi Khá Yếu Trung bình 9A 13,5% 14% 30% 42,5 % 9B 13,5% 13% 32% 41,5% TB khối 9 13,5% 13,5% 31% 42% 3. Những biện pháp thực hiện ( nội dung chủ yếu ) Để khắc phục những tình trạng thực tế ở trên chúng tôi có nhiều suy nghĩ, lựa chọn nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chúng tôi thấy rằng để có kết quả cao 7
  8. trong giảng dạy thì người giáo viên cần phải luôn luôn cải tiến phương pháp soạn giảng, đặc biệt cần phải sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, có nghĩa là phương pháp dạy học coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học thông qua thảo luận, thí nghiệm, hoạt động tìm tòi tập dược nghiêm cứu, quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học sinh. Giáo án được thiết kế nhiều phương án theo kiểu phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, với sự tham gia tích cực của học sinh. Hình thức bố trí lớp học được thay đổi linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn điều tiết. Học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Trong phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy thì: - Học sinh là chủ thể không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng mà học sinh tích cực bằng hành động của chính mình. - Hành để học. " Hãy làm việc đi và thông qua làm việc của chính mình để mà trưởng thành". " suy nghĩ tức là hành động " - " Tiến bộ cho mọi học sinh trên thế giới này không phải là ở chỗ nghe gì, thấy gì , mà chỉ ở chỗ làm gì " - Lớp học là cộng đồng các chủ thể là thực tế xã hội ở ngay trong nhà trường là " xã hội được tổ chức nhằm mục đích giáo dục " là " trung tâm bản tính xã hội giữa thầy và trò " . Hành động giáo dục là một sự kiện xã hội diễn ra trong môi trường xã hội - lớp học, phải là một hành động hợp tác. " Suy nghĩ tức là hành động" , " hành động tức là hợp tác " " kiến thức cũng là một sản phẩm của xã hội ( lớp học) trước khi trở thành sự thật khoa học. Mặt khác giao tiếp xã hội được học tập ngay trong lớp học. - Thầy giáo tự nguyện từ bỏ vai trò chủ thể không dám nhận một hành động trực tiếp nào trở thành người " thiết kế", " tổ chức", " kích thích", "trọng tài", " cố vấn" cho học sinh hoạt động nhằm mục tiêu duy nhất là tạo ra sự trưởng thành và phát triển của con người. - Chủ thể ( học sinh ) tiến hành hoạt động nhận thức tức là hoạt động thích nghi của bản thân chủ thể đối với sự vật, đối với lớp học và thầy giáo. Áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh để rèn luyện kĩ năng học tập địa lý theo các giai đoạn sau : 8
  9. + Giai đoạn 1: Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản cho học sinh như: Tập vẽ và phân tích: Tập pha màu và sử dụng các loại bút vẽ, tập vẽ sơ đồ, biểu đồ, bản đồ và phân tích . Tập trang trí, viết, kẻ chữ trên giấy Tập giao tiếp , đọc, nói, kể chuyện địa lý Tập sử dụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật trong học Địa Lý Tổ chức cho học sinh được tham gia đầy đủ các buổi thực hành theo phân phối chương trình và các buổi ngoại khoá theo điều kiện địa phương Tập trình bày các bài thực hành ở tổ, nhóm như : Phân tích biểu đồ, bảng thống kê, phân tích bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế xã hội Giúp học sinh biết cách quan sát, diễn đạt và làm bài tập. Cần có kế hoạch toàn diện cho môn học và chỉ ra được việc thực hiện hợp lý cho từng nội dung. + Giai đoạn 2: Hướng dẫn học sinh cách ghi bài làm dàn bài sử dụng sách giáo khoa Địa lý, tập bản đồ thực hành Địa lý, sử dụng và thu thập các tài liệu tham khảo Địa lý. Hướng dẫn học sinh phân tích số liệu biểu đồ, bản đồ, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập bộ môn. Phân loại trình độ học tập Địa lý của học sinh để có thể phụ đạo, bồi dưỡng thêm. + Giai đoạn 3: Giáo dục cho học sinh có ý thức tự bồi dưỡng thường xuyên kiến thức khoa học Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế xã hội Tích cực tham gia các hoạt động về viết, đọc báo chuyên san về Địa lý * Tóm lại: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học thì cần phải đa dạng hoá các hình thức dạy học,thầy giữ vai trò tổ chức hướng dẫn, bổ xung giúp đỡ học sinh chủ động tích cực tìm tòi khai thác kiến thức và rèn luyện tư duy Địa lý, thầy giáo phải có những phương pháp tăng cường các kỹ năng phân tích, tổng hợp, cho học sinh thấy được bản đồ là phương tiện trực quan, là nguồn chi thức địa lý quan trọng. Có kỹ năng đặt câu hỏi mà yêu cầu đòi hỏi học sinh phải khai thác kiến thức từ bản đồ, biểu đồ để trả lời câu hỏi là phương pháp không thể thiếu được vì thế tôi đã sử dụng những biện pháp thực hiện sau: 9