SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4,5

doc 19 trang sangkien 17084
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4,5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_hoc_mon_khoa_hoc_l.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4,5

  1. PHẦN I. MỤC LỤC: Phần I. Đặt vấn đề 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Thực trạng dạy môn khoa học ở trường Tiểu học Mỹ Thái 2 3. Lý do chọn đề tài: 4 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: 4 Phần II. Cơ sở lý luận 5 Phần III. Cơ sở thực tiễn 5 Phần IV. Nội dung nghiên cứu 6 Phần V. Kết quả nghiên cứu 13 Phần VI. Kết luận 14 Phần VII. Đề nghị 15 Phần VIII. Phần nhận xét, đánh giá sáng kiến 16 Phần IX. Mục lục 17 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ - 1 -
  2. 1. Lý do chọn đề tài: * Như chúng ta đã biết trong những năm học qua, ngành Giáo dục & Đào tạo đã xác định: Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin ( CNTT) trong dạy học và đổi mới quản lý. Hưởng ứng phong trào thi đua của Ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, trường Tiểu học Mỹ Thái đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học một cách tích cực. Tuy nhiên làm thế nào để ứng dụng CNTT vào bài dạy hiệu quả, phù hợp đang là vấn đề còn phải bàn và là vấn đề còn trăn trở của nhiều giáo viên đứng lớp. * Để thực hiện mục tiêu giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đặt ra : Giáo dục cho học sinh Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ . Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn Khoa học, lịch sử và địa lý là những môn học đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh . * Môn Khoa học là môn học mang tính khoa học và thực hành - ứng dụng vào cuộc sống cao. Môn lịch sử mang tính xã hội. Môn địa lý mang tính khoa học tự nhiên. Dạy học môn khoa học, lịch sử và địa lý mà không chuẩn bị kĩ đồ dùng , phương tiện dạy học thích hợp thì tiết học trở nên khô khan, cứng nhắc. Vì vậy, để tạo cho học sinh hứng thú trong học tập và yêu thích môn khoa học, lịch sử và địa lý đòi hỏi phải giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cho thích hợp với từng hoạt động của bài dạy. * Ngày nay, với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực học tập của học sinh thì các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy học ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. Xuất phát từ thực tế trên, khi dạy môn Khoa học, lịch sử và địa lý lớp 4,5 việc sử dụng trực quan: các hình ảnh, các mẫu vật, các thí nghiệm, bản biểu, là một phương tiện rất quan trọng. Nó không chỉ là phương tiện để giáo viên minh hoạ cho bài giảng mà còn là phương tiện chứa đựng kiến thức để học sinh khai thác, vì thế trong tiết học Khoa học, lịch sử và địa lý không thể thiếu trực quan sinh động. - 2 -
  3. * Ứng dụng CNTT vào việc dạy học là thực hiện chủ trương “Đổi mới phương pháp dạy học”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động thông qua trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện tìm ra kiến thức mới của bài học. Ứng dụng CNTT vào dạy học , ngoài chức năng trực quan, các hình ảnh ở Sách giáo khoa và tranh ảnh sưu tầm trên mạng Internet, hình ảnh động sẽ làm cho bài giảng hấp dẫn, tiết học sinh động, học sinh thích thú với những cái mới lạ. Từ đó làm cho học sinh cần tìm tòi và khám phá hơn nữa. 2. Thực trạng dạy môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở trường tiểu học Mỹ Thái. Trước đây chúng ta thường tổ chức dạy học bằng phương pháp truyền thống, với thời lượng 1 tiết thì ta chỉ có thể giới thiệu cho học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản và một vài câu hỏi gắn việc liên hệ thực tế và vận dụng hiểu biết vào thực tế cuộc sống (do không có sử dụng trực quan các hình ảnh thực tế).Với hình thức này thì chỉ những em khá giỏi mới đủ khả năng tiếp nhận được, còn các HS yếu kém hầu như đứng ngoài cuộc. Việc giảng dạy học môn Khoa học, lịch sử và địa lý ở trường chưa đạt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản trong quá trình học tập trên lớp, thực tế còn nhiều hạn chế sau: - Chưa quan tâm đúng mức việc xác định mục tiêu, yêu cầu và Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau tiết dạy. Khi dạy giáo viên chỉ chú trọng chuyển tải nội dung mà chưa quan tâm đúng mức đến phần thực hành, liên hệ thực tế. - Việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về hình thức, sơ sài, chưa thể hiện được ý đồ mục tiêu của bài dạy, chưa có đủ thông tin tích cực đến với học sinh. - Việc sử dụng ĐDDH, thiết bị dạy học dù có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Quá trình thực hiện cho thấy chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức HS đọc- nghe-quan sát và trả lời câu hỏi SGK dẫn đến HS có thói quen đọc và học- nhớ kiến thức trong sách. * Thực trạng về cơ sở vật chất- Ứng dụng CNTT ở trường Tiểu học Mỹ Thái. - 3 -
  4. Tr­êng tiÓu häc Mü Th¸i ®­îc c«ng nhËn lµ tr­êng chuÈn Quèc gia møc ®é I n¨m 2007. Còng nh­ mét sè tr­êng kh¸c trong huyÖn L¹ng Giang, C¬ së vËt chÊt míi chØ ®¸p øng ®­îc c¸c yªu cÇu tèi thiÓu cña chuÈn. ThiÕt bÞ c«ng nghÖ th«ng tin ®· ®­îc trang bÞ kh¸ ®Çy ®ñ nh­ng phßng häc tin ch­a ®¶m b¶o, nguån ®iÖn yÕu nªn m¸y ho¹t ®éng kh«ng æn ®Þnh ¶nh h­ëng kh«ng nhá cho øng dông CNTT vµo d¹y häc. * Thực trạng về nhận thức ứng dụng CNTT của giáo viên trong nhà trường. Giáo viên trong nhà trường rất ít người sử dụng thành thạo máy vi tính, ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn nữa một hạn chế để các giáo viên tiếp xúc, sử dụng, khai thác các tiện ích của máy tính là kiến thức ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh còn hạn chế. Do nhiều giáo viên chưa thấy hết, hiểu hết các lợi ích của CNTT trong dạy học. * Thực trạng trình độ tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường. Hầu hết cán bộ giáo viên trong nhà trường đều được đào tạo trong giai đoạn CNTT chưa phát triển ở Việt Nam. Một số cán bộ giáo viên điều kiện kinh tế chưa mua sắm vi tính, một số có điều kiện thì cho rằng mua vi tính là xa xỉ do chưa thấy tác dụng to lớn của CNTT. Một hạn chế nữa là trình độ tiếng Anh còn yếu và kém nên ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận máy vi tính, đến CNTT. Nhà trường thiếu nhân lực chủ chốt để triển khai CNTT. Phần lớn giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài dạy. Việc sử dụng CNTT vào bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sinh động trên các slide trong bài dạy ứng dụng CNTT là một điều các giáo viên chưa nghĩ tới. Để có một bài dạy công phu đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian công sức và đó chính là điều các giáo viên hay tránh. Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có một giáo án điện tử tốt giáo viên còn gặp khó khăn trong việc đi tìm các tư liệu như hình ảnh, nhạc, vidio-clip, phù hợp với bài giảng. Đây cũng là một nguyên nhân giáo viên đưa ra để tránh né - 4 -
  5. việc thực hiện dạy bằng CNTT. Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi cần thiết như hội giảng, thanh tra, kiểm tra. Tức là dạy học ứng dụng CNTT chỉ mang tính đối phó, hình thức. Trong thực tế hiện nay, ở một số đơn vị trường học nói chung, trường tiểu học Mỹ Thái chúng nói riêng. việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được đồng bộ, còn nhiều lúng túng đặc biệt là các môn Khoa học, lịch sử và địa lý. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã nhận thức rằng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học, lịch sử và địa lý muốn đạt hiệu quả và chất lượng cần phải sử dụng trực quan các hình ảnh và nhất là việc đưa CNTT vào giảng dạy thì học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu bài và nắm chắc được kiến thức, đồng thời kích thích được sự say mê, hứng thú, tìm tòi và khai thác những cái mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 3. Lý do chọn đề tài: Để khắc phục những khó khăn trước đây, chúng ta có thể tổ chức dạy môn Khoa học, lịch sử và địa lý bằng phương pháp trình chiếu kết hợp tương tác giữa thầy và trò. Với hình thức dạy học này ta có đủ thời gian để giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức bằng qua các hình ảnh , vidio-clip các bài tập trắc nghiệm, bài tập nối, trò chơi, dễ dàng tạo tình huống sư phạm để thu hút sự chú ý của HS và do tính trực quan cao nên HS yếu kém dễ vào cuộc. Mặc khác từ việc tổ chức thi đua giữa các nhóm qua từng hoạt động sẽ tạo không khí vui tươi hứng khởi, giúp các em củng cố lại kiến thức một cách nhẹ nhàng. Trong quá trình giảng dạy bản thân luôn suy nghĩ làm thế nào để cho HS tiếp cận các tiết dạy bằng bài giảng điện tử, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo xu thế hội nhập và phát triển giáo dục theo hướng hiện đại, xin được trình bày vắn tắc một vài kinh nghiệm nhỏ với nội dung đề tài sau: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4,5 ”. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Do thời gian, điều kiện và khả năng có hạn nên tôi đưa việc nghiên cứu ứng - 5 -
  6. dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Khoa học, lịch sử và địa lý lớp 4,5 trong trường. Đặc biệt là lớp 5D mà tôi chủ nhiệm trong năm học 2012- 2013, lớp 4D năm học 2013-2014, lớp 4A năm học 2014-2015. Đến nay, bước đầu đạt một số kết quả, xin được trình tóm tắt với nội dung đề tài trên. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Soạn giáo án điện tử (Powerpoint) vào dạy học được chú trọng. Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4,5, chúng tôi nhận thấy rằng việc dạy học bằng bài giảng điện tử là cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hoạt động nhóm để trao đổi học tập là yếu tố rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, đặc biệt dạy học môn Khoa học, lịch sử và địa lý rất mới mẽ, mang tính khoa học và thực hành cao. Vậy, việc dạy học có sử dụng hình ảnh trực quan là nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập, nhất là thực hiên vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của giáo viên, tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Mặc khác, thực hiện các cuộc vận động “Hai không”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong các tiết dạy tôi đã phân nhóm đối tượng học sinh nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc dạy học của mỗi bản thân giáo viên chúng tôi hiện nay đều có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp tốt nhất để tạo mọi đối tượng học sinh có hứng thú, say mê học tập. Đối với ngành GD-ĐT trong thời gian qua không ngừng cải cách để nâng cao chất lượng dạy và học, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một công cụ, là yếu tố tất yếu để giúp cho thầy cô nắm được những yêu cầu phát triển nhằm giúp truyền đạt kiến thức đến người học một cách có hiệu quả, chất lượng hơn, năng lực và trình độ nghề nghiệp cũng được nâng lên ngang với tầm cao mới. - 6 -