SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học lý thuyết Chương I Hình học 8

doc 17 trang sangkien 8320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học lý thuyết Chương I Hình học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_so_do_tu_duy_vao_day_ho.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học lý thuyết Chương I Hình học 8

  1. PHỤ LỤC A) TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trang 2 B) NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I)Thuận lợi: Trang 2 II)Khó khăn: . .Trang 3 C) TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: I) Thực trạng của vấn đề: Trang 3 II) Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề: 1) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vì sao học sinh chưa tự tin trình bày nội dung của bài học theo cách riêng của mình và sự “MAU QUÊN”. a) Khảo sát sự tự tin của học sinh trong việc tự mình hệ thống lại các kiến thức của bài, của chương Trang 4 b) Kiểm tra lại cách truyền đạt nội dung kiến thức và phương pháp sử dụng bản đố tư duy trong bài học . Trang 5 2) Biện pháp thực hiện để phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Trang 8 III) Kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm: Trang 14 D. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1) Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm thông qua thực tiễn áp dụn Trang 15 2) Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm Trang 16 3) Những bài học kinh nghệm: Trang 16 E: KẾT LUẬN: Trang 17 Phụ chú: Các cụm từ viết tắt + Học sinh (HS) + Ví dụ (VD) + Phương pháp dạy học (PPDH) + Trung bình (TB) Trang 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC LÝ THUYẾT CHƯƠNG I HÌNH HỌC 8 ” A) TÍNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trước việc đổi mới mạnh mẽ trong phương pháp giáo dục tích cực và sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một việc được nhiều giáo viên quan tâm. Gần đây nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin để vẽ sơ đồ tư duy vào bài giảng cũng là một đề tài nóng hỏi mang tính đột phá, nó như một luồn gió mới trong cải cách phương pháp dạy học. Đưa công nghệ thông tin vào trong giáo dục chính là một hình thức đổi mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Do đó hầu hết tất cả các giáo viên đều quan tâm và khai thác mặt tích cực này nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho học sinh nâng cao kết quả học tập, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh khai thác triệt để nội dung của bài học, tiết học thiết thực hơn, sâu sắc hơn. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy cũng là một trong những phương pháp giúp học sinh tích cực hơn, tư duy hơn trong học tập. Phương pháp này giúp học sinh tự nhớ kiến thức của bài học, của chương theo một trình tự hoặc một sự sắp xếp nào đó có thể là do giáo viên, cũng có thể là do học sinh tự mình hệ thống nên. Điều này phần nào giúp học sinh dễ nhớ bài, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học, hoặc các kiến thức liên quan giữa các bài học trong một chương với nhau. Từ đó hình thành hệ thống tư duy mang tính chặt chẽ và bền vững. Như vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy giúp học sinh tích cực hơn trong học tập, phát triển tư duy theo hướng riêng của mỗi các nhân, giúp học sinh tự mình lĩnh hội kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn. Trong bộ môn Toán, nhất là hình học 8 chương I đa số học sinh cho là khó nhớ vì có quá nhiều kiến thức, làm cho học sinh dễ nhằm lẫn các kiến thức với nhau. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào giảng dạy lý thuyết chương I hình học 8”, nhằm tìm ra phương pháp mới phù hợp với nhu cầu phát triển của giáo dục trong xã hội ngày nay và cũng đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, nhớ các kiến thức dễ dàng hơn và lâu hơn. Đó là lý do mà tôi nghiên cứu đề tài này. - Đề tài này được nghiên cứu đối với học sinh lớp 8A4, 8A5 năm học 2013-2014 và học sinh lớp 8A3 năm học 2014-2015 của Trường THCS Tấn Mỹ. - Điểm mới của đề tài này được thể hiện như sau: + Thứ I: Giúp học sinh củng cố kiến thức của bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn. + Thứ II: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. + Thứ III: Phát huy hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học. B) NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I) Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, các đồng nghiệp trong tổ. Trang 2
  3. - Sĩ số các lớp nghiên cứu thực hiện đề tài khá lý tưởng (khoảng 35 học sinh) - Trang thiết bị dạy học khá đầy đủ - Bản thân và giáo viên trong tổ có kinh nghiệm, tương đối thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin. II) Khó khăn: - Một số học sinh chưa được tiếp xúc nhiều trong việc học có ứng dụng công nghệ thông tin nên đa phần việc ghi chép không đạt yêu cầu. - Chất lượng học sinh không đồng đều, việc tự học, tự nghiên cứu trước ở nhà còn hạn chế. - Một số học sinh bị mất căn bản, chán học, ham chơi, đến trường chỉ mang tính chất đối phó với gia đình - Các khó khăn trên phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu đề tài, kết quả chưa được sát với thực tế. C) TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: I) Thực trạng của vấn đề: - Nhìn chung học sinh ở đơn vị tôi công tác đa số ngoan, có cố gắng học. Tuy nhiên học sinh chưa biết cách tự mình hệ thống lại các kiến thức đã học, việc này cũng do giáo viên chưa mạnh dạng để học sinh tự thực hiện do áp lực về thời gian. - Các tiết học toán chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh. Các hệ thống kiến thức của bài, của chương phần lớn do giáo viên cung cấp cho học sinh. - Học sinh nhớ bài chủ yếu bằng cách học thuộc, chưa tự tin phát biểu theo cách học, cách nghĩ của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh mau quên, dễ nhằm lẫn kiến thức giữa các bài học với nhau. - Việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm đem lại cho người học có sự say mê, hứng thú, sáng tạo trong học tập, tự phát huy được khả năng tiếp thu kiến thức, lĩnh hội, tự mình nắm vững kiến thức là một việc rất cần thiết, nhất là trong thời đại hiện nay. - Chúng ta không thể phủ nhận phương pháp truyền đạt của người thầy theo cách truyền thống để đem lại hiệu quả trong việc phát triển tư duy học sinh, đem lại kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy vai trò không thể thiếu, và các lợi ích của công nghệ thông tin mang lại trong giảng dạy. Nếu người thầy biết linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn các Trang 3
  4. phương pháp trên thì tiết học sẽ sinh động hơn, thu hút học sinh vào bài học, đem lại sự tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Bên cạnh việc công nghệ thông tin mang lại sự tiện ích cho người dạy lẫn người học, thì công nghệ thông tin còn rất cần thiết trong việc đưa ra một số hình ảnh, ví dụ minh hoạ mà cách dạy truyền thống khó có thể thực hiện tốt được, chẳng hạn như bài toán quỹ tích, hình học không gian, - Trước đây để học sinh nắm bắt được kiến thức theo một hệ thống, nhất là trong các tiết ôn tập chương thì tôi thường hệ thống các kiến thức ấy theo cách dùng sơ đồ tóm tắt và do giáo viên thực hiện hoàn toàn. Sau khi được triển khai phương pháp sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy trong dạy học, tôi đã mạnh dạng thể hiện những ý tưởng trước đó qua sơ đồ tư duy, đồng thời cũng mạnh dạng cho học sinh tự thể hiện sự nắm bắt kiến thức của bài học thông qua sơ đồ tư duy. - Sau một thời gian sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy học, tôi thấy học sinh của mình phần nào có sự tiến bộ hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tính sáng tạo, tích cực hơn trong học tập, nhớ bài hơn sau mỗi tiết học. Chính vì thế, tôi ngày càng tăng cường kết hợp với kinh nghiệm của các đồng nghiệp tìm ra cách trình bày và truyền thụ mới trong việc sử dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. Đồng thời tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để cùng nhau khắc phục điểm yếu, phát triển mặt mạnh trong phương pháp này. II) Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề: 1) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân vì sao học sinh chưa tự tin trình bày nội dung của bài học theo cách riêng của mình và sự “MAU QUÊN”. a) Khảo sát sự tự tin của học sinh trong việc tự mình hệ thống lại các kiến thức của bài, của chương. Để biết được học sinh của mình có được sự tự tin trong việc lĩnh hội kiến thức và thể hiện được điều đó theo ý riêng của mình như thế nào chứ không phải bằng cách học thuộc lòng. Tôi tiến hành một số bài kiểm tra nhỏ sau: Bài kiểm tra 1 : Sau khi dạy xong bài hình thang cân ở lớp 8A4, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trong vòng 7 phút với nội dung: “em hãy nêu lại các hiểu biết của em về hình thang cân” Kết quả: 33/33 HS phát biểu bằng lời trong đó, không có HS nào viết bằng hệ thức Trang 4
  5. 12/33 HS phát biểu đúng nhưng đa số là còn nói chung chung, và hoàn toàn bám theo cách trình bày trong sách giáo khoa 16/33 HS phát biểu chưa chính xác 5/33 HS hầu như không viết đúng. Rút kinh nghiệm ở bài kiểm tra trên khi tôi cho lớp 8A 5 làm bài kiểm tra cũng với thời gian nêu trên nhưng yêu cầu của đề là “em hãy nêu lại các hiểu biết của em về hình thang cân bằng hệ thức” Kết quả : 32/32 HS vẽ hình, đặt tên hình giống như sách giáo khoa 8/32 HS viết đúng hoàn toàn 13/32 HS đúng từ 50% - 90% 11/32 HS chưa đạt yêu cầu Bài kiểm tra 2: Thông thường phần kiểm tra bài cũ của tôi là bài học liền trước đó, nhưng lần này thì khi dạy xong bài hình thang cân, 2 tuần tôi kiểm tra lại bài cũ thì đa số các em cả hai lớp không còn nhớ đầy đủ và chính xác như ở tuần trước đó. Kết quả của hai bài kiểm tra trên so với các kết quả của năm học trước cũng tương đương với nhau, không có gì khác biệt lắm. Qua hai bài kiểm tra cho thấy học sinh học hình học rất thụ động, chưa có sự sáng tạo, ngay cả vẽ hình, đặt tên hình vẽ cũng rập khuôn như những gì giáo viên truyền đạt. Các em chưa mạnh dạn thể hiện theo cách hiểu của mình. Chính vì cách học đó mà các em rất mau quên các kiến thức đã học. b) Kiểm tra lại cách truyền đạt nội dung kiến thức và phương pháp sử dụng bản đố tư duy trong bài học Sau khi tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, nhất là sau khi đơn vị triển khai chuyên đề này thì tôi ứng dụng vào giảng dạy. Ban đầu tôi chỉ thực hiện đơn giản, chủ yếu thao tác bằng thủ công, ít sử dụng công nghệ thông tin khi sử dụng phương pháp này. Ví dụ 1: Cuối bài hình bình hành tôi hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy như sau (tiết dạy này được thực hiện ở lớp 8A4) Trang 5