SKKN Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ và nền tảng web để thiết kế bài giảng e-learning trong dạy học trực tuyến môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ và nền tảng web để thiết kế bài giảng e-learning trong dạy học trực tuyến môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_cac_phan_mem_ho_tro_va_nen_tang_web_de_thiet_k.docx
- Phạm Hồng Thái - THPT Diễn Châu 4 (đồng tác giả) - Sinh Học.pdf
Nội dung text: SKKN Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ và nền tảng web để thiết kế bài giảng e-learning trong dạy học trực tuyến môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM HỖ TRỢ VÀ NỀN TẢNG WEB ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN SINH HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT. Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Sinh Học Đồng tác giả: Phạm Hồng Thái – Trường THPT Diễn Châu 4 Nguyễn Hồng Lĩnh – Trường THPT Diễn Châu 2 Hoàng Thị Song Thao – Trường THPT Lê Viết Thuật Nghệ An, tháng 4 năm 2022 i
- 3.4.1. Phân tích định lượng 45 3.4.2. Phân tích định tính . 46 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 49 1. Kết luận . 49 2. Kiến nghị . . 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN LUYỆN TẬP 52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông PPDH Phương pháp dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học VĐH Vấn đề hỏi (trong các bảng hỏi, bảng kiểm) MĐ Mức độ SL Số lượng TL Tỷ lệ % iii
- - Xuất phát từ vai trò của bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến và phong trào thiết kế, sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến của bộ môn Sinh học nói riêng, của giáo viên THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An và phòng trào tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning do Bộ GD&ĐT tổ chức của giáo viên THPT tỉnh Nghệ An. Học liệu E-Learning trên hệ thống quản lý dạy học trực tuyến là là hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Hình thức này hấp dẫn người học bởi các tài liệu được thiết kế sinh động hơn thông qua hệ thống hình ảnh và video và bài tập tương tác để người học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua quá trình tự học tập. Người dạy và người học có thể tương tác, trao đổi, tham khảo tài liệu học mà không cần đến gặp trực tiếp. Lượng kiến thức cũng được dễ dàng truyền tải và tiếp thu một cách nhanh chóng. Cũng ngay chính trên hệ thống bài giảng E-Learning luôn có các điều kiện yêu cầu học tập để ràng buộc người học phải hoàn thành đủ yêu cầu của bài giảng mới được ghi nhận kết quả học tập. Thông qua điều kiện hoàn thành đó sẽ tạo ra động lực vô cùng to lớn và kích thích người học luôn có nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức, tự kiểm tra đánh giá để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động. Xuất phát từ những lí do trên, thông qua quá trình nghiên cứu ưu điểm của các phần mềm hỗ trợ, thông qua thực nghiệm thực tiễn chúng tôi đi đến thống nhất lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ và nền tảng web để thiết kế bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến môn Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT” 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu của đề tài: + Lựa chọn các phần mềm bổ trợ và nền tảng web để thiết kế bài giảng E- learning một cách hiệu quả nhất từ các bài giảng PowerPoint có sẵn của giáo viên. + Xây dựng quy trình xây dựng một bài giảng E-Learning dựa trên nền tảng chính là bài giảng PowerPoint có sẵn được tích hợp với phần mềm iSpring Suite và Viettel AI hiệu quả nhất. + Xây dựng một số bài giảng E-Learning thuộc chương trình Sinh học lớp 10 và 11 để đưa vào giảng dạy làm bải giảng thực nghiệm xác định tính hiệu quả của đề tài trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học, năng lực số cho HS THPT. - Phương pháp nghiên cứu của đê tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là: + Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh trong dạy học trực tuyến bằng bài giảng E-Learning. - 2 -
- PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích tụ” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung. Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao, Để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy học cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, bao gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS, để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy, - 4 -