SKKN Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tại trường Tiểu học Hải Cường

doc 25 trang sangkien 27/08/2022 11080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tại trường Tiểu học Hải Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tong_ket_kinh_nghiem_chi_dao_cong_tac_giao_duc_hoc_sinh.doc

Nội dung text: SKKN Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tại trường Tiểu học Hải Cường

  1. Phòng gIáo dục đào tạo hải hậu trường tiểu học hải cường Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong trường tiểu học Người thực hiện: Trần thị thảo đơn vị : trường tiểu học hải cường Hải cường, tháng 5 năm 2009 0
  2. Phần mở đầu 1. Lý do chọn kinh nghiệm tổng kết : Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển và: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục - đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tiễn cho thấy rằng, trong trường tiểu học, bên cạnh những em học giỏi, chăm ngoan ( thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh); còn có những em được coi là ngoan nhưng học yếu kém ( đó là những em có khó khăn trong học tập), ngoài ra còn có những em học giỏi, thông minh, nhưng tỏ ra kiêu căng, ích kỉ, thiếu lòng nhân hậu (đó là những em có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm). Và tất nhiên cũng có những em học yếu, kém lại không ngoan (có khó khăn cả trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm). Song đứng trước yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải phổ cập giáo dục tiểu học, lấy giáo dục bậc tiểu học làm nền tảng, làm cơ sở để học sinh có thể học lên cấp học trên . Vì thế việc tập trung nâng đầu yếu, hạn chế “học sinh học kém, chưa thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh” là một nội dung quan trọng trong việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh tiểu học. Là người quản lý trường tiểu học, tôi nhận thức sâu sắc rằng: Công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm là một công tác cực kỳ quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói riêng, của việc nâng cao dân trí cộng đồng, xã hội nói chung. Mặt khác qua thực tiễn chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm ở trường tiểu học Hải Cường trong những năm qua, tôi thấy cần phải tổng kết những kinh nghiệm quý báu đó, giúp mình nâng cao năng lực và hiệu quả công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1
  3. Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tại trường tiểu học Hải Cường”. 2. Mục đích tổng kết. Việc nghiên cứu tổng kết những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tại trường tôi đang công tác là một việc cần thiết đối với người quản lý nhằm giúp cho bản thân tích luỹ thêm những kinh nghiệm trong quản lý giáo dục nói chung và trong chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm nói riêng ở trường mình phụ trách ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. 2
  4. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của kinh nghiệm tổng kết 1. Lịch sử của kinh nghiệm tổng kết: Luật giáo dục đã khẳng định giáo dục tiểu học là bậc học cơ sở, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 - 14 tuổi, nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập và tham gia xoá mù chữ trong cộng đồng. Bậc tiểu học có thực hiện tốt mới làm cơ sở tiền đề để thực hiện tốt ở các bậc học tiếp theo. Để giáo dục những học sinh có khó khăn trong học tập, mỗi người quản lý giáo dục cũng như mỗi giáo viên cần phải có cách nhìn đúng đắn về đối tượng học sinh này để xác định nguyên nhân, đề ra những biện pháp chỉ đạo trong công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập để thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh ở trường tiểu học do mình phụ trách Việc nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong trường tiểu học là một việc làm thiết thực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường 2. Cơ sở lí luận của kinh nghiệm tổng kết. 2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ về học sinh có khó khăn trong học tập rèn luyện đạo đức. 2.1.1. Học sinh có khó khăn trong học tập. Trong đời sống nhà trường, khái niệm “học sinh yếu kém” thường được dùng để chỉ những học sinh có kết quả xếp loại học tập dưới mức trung bình (bao gồm cả hai mức xếp loại học lực yếu và kém) và cả những học sinh không vượt qua được những lần kiểm tra định kỳ hằng năm . Nhìn chung đó là những học sinh đang gặp những khó khăn, vất vả trong hoạt động học tập làm cản trở nhịp độ và khả năng lĩnh hội kiến thức ở mức bình thường như những bạn bè cùng lứa tuổi. 2.1.2. Học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm (có khi được gọi là học sinh hư, học sinh chậm tiến, học sinh khó giáo dục ) * Học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm (học sinh hư, học sinh chậm tiến) 3
  5. Là những em có một số khuyết tật trong quá trình giáo dục nhân cách, chưa đáp ứng được các giá trị chuẩn mực về đạo đức cá nhân và xã hội như lười học, lười lao động, cư xử không lịch thiệp, quan hệ thiếu lành mạnh làm gia đình, nhà trường xã hội phải quan tâm, lo lắng trong đó có những em đã có hành vi vi phạm pháp luật. * Học sinh khó dạy (học sinh chưa ngoan). Là những học sinh có trình độ phát triển sai lệch về nhân cách ở những mức độ khác nhau biểu hiện ra ngoài ở những hành vi sai, trái với các chuẩn mực, giá trị xã hội (không phù hợp với lứa tuổi, với yêu cầu giáo dục) ở mức độ biểu hiện khác nhau. * Học sinh hư. Được hiểu là học sinh có hành vi lệch chuẩn nhà trường, xã hội quy định. (Đặc biệt là chuẩn mực đạo đức, pháp luật) sự đi lệch này diễn ra một cách có hệ thống, mặc dù người lớn đã có những tác động cần thiết. 2.2. Những biểu hiện chính của học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm 2.2.1. Những biểu hiện của học sinh có khó khăn trong học tập. - Thiếu hứng thú trong học tập, động cơ học tập sai lệch. - Rỗng kiến thức, khả năng nhận thức chậm, thiếu tự tin, thụ động trong học tập. 2.2.2. Những biểu hiện của học sinh có khó khăn trong rèn luyện hạnh kiểm. Thường xuyên vi phạm qui chế học tập, nội quy của trường, lớp (hay bỏ học, nói tục, chửi bậy, thiếu trung thực, quậy phá, vô lễ ) thiếu niềm tin, dễ bị kích động hoặc nhu nhược. 2.3. Những nguyên nhân chính của tình trạng học sinh có khó khăn trong học tập 2.3.1. Nguyên nhân từ phía học sinh - Thiếu hứng thú học tập, rèn luyện. - Động cơ học tập sai lệch. 4
  6. - Có những lỗ hổng kiến thức mà không tự mình cố gắng khắc phục. - Trình độ, kỹ năng học tập thấp. - Phẩm chất tư duy thấp. 2.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình - Các em phải sống trong gia đình mà cha mẹ, ông bà, người lớn thiếu gương mẫu, tham gia các tệ nạn xã hội. - Quá nuông chiều hay ứng xử thiếu nhất quán, đối sử thô lỗ, thô bạo với con cái. - Quan hệ gia đình thiếu hoà thuận, bố mẹ ly hôn, trong gia đình thiếu sự chăm sóc giáo dục dẫn đến học tập giảm sút hoặc chán nản dễ bị bạn bè xấu lôi kéo bỏ học. - Là con mồ côi, nhà nghèo thiếu điều kiện học tập, rèn luyện. 2.3.3 Nguyên nhân từ phía nhà trường - Thiếu chuẩn đoán, phát hiện kịp thời những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức, nguyên nhân của tình trạng đó để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục. - Công tác chủ nhiệm giúp đỡ học sinh cá biệt chưa tốt, thiếu những hiểu biết cụ thể về hoàn cảnh sống và sự cảm thông với học sinh, còn mặc cảm, định kiến, thiếu thiện chí với đối tượng học sinh này - Nhiều trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, bài lên lớp khô khan, cứng nhắc, thiếu thực hành, nhiều giáo viên phó mặc sự tự học cho học sinh. - Công tác quản lý giáo dục gặp nhiều khó khăn (thiếu những chủ trương nhất quán đồng bộ thuận lợi cho việc khắc phục hiện tượng học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm). 2.3.4- Nguyên nhân từ phía xã hội. - Dư luận xã hội, hệ định hướng giá trị xã hội nhất là của thế hệ trẻ có những vận động biến đổi khác trước ảnh hưởng đến động cơ học tập rèn luyện của học sinh. 5
  7. - Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tốt, tích cực cũng có không ít mặt tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống nhà trường, ảnh hưởng đến tâm tư của cha mẹ học sinh và sự đầu tư cho con em đến trường - ở nhiều nơi các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội còn yếu kém. - Có thể nói nguyên nhân làm cho học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức có rất nhiều và nó tác động đến học sinh một cách đan xen, song hành 2.4- Việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức trong trường tiểu học. Việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm là một công việc phức tạp, nó liên quan đến nhiều đối tượng. Vì vậy trong chỉ đạo, đòi hỏi người quản lý cần thận trọng, sáng tạo tìm ra các giải pháp tối ưu. Để chỉ đạo công tác này có hiệu quả đòi hỏi người quản lý: - Khi lập kế hoạch năm học của trường phải có kế hoạch cụ thể về vấn đề giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. - Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm từng lớp có báo cáo cụ thể về số học sinh này và có kế hoạch cụ thể trong việc giáo dục học sinh đó. - Đối với học sinh có khó khăn trong học tập, chỉ đạo tổ chức các lớp phụ đạo trong hè và ngoài giờ chính khoá. - Tổ chức các hội nghị chuyên đề về: “ Giáo dục học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức”, các báo cáo chủ nhiệm giỏi hàng năm, tạo điều kiện cho giáo viên, hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trên địa bàn học tập lẫn nhau trong công tác này. - Phát huy vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục học sinh. 6