SKKN Tìm hiểu một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_tim_hieu_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_cham_tien.doc
Nội dung text: SKKN Tìm hiểu một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn
- A- Phần mở đầu 1- Lý do chọn đề tài: 1. Lý luận. "Tài" và "đức" là hai mặt tạo nên nhân cách con người. Tài càng cao. Đức càng tốt thì nhân cách con người càng hoang thiện chính vì thế hoạt động giáo dục đạo đức có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nó tạo ra cái gốc của con người phát triển toàn diện mà nhà trường có trách nhiệm đào tạo. Do vậy đối với học sinh chậm tiến về đạo đức thì vấn đề giáo dục đạo đức càng cần thiết hơn, đó không chỉ là mối quan tâm và nhiệm vụ của nhà trường mà của cả gia đình và toàn xã hội. 2. Thực tiễn. Hiện tượng học sinh lười học, lười lao động cư xử thiếu lịch thiệp, có những hành vi vô đạo đức đã làm cho thầy, cô giáo và cha mẹ phải đau lòng, cộng đồng phải lo lắng vì vậy mà việc giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra cho các nhà giáo dục hiện nay là phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh chậm tiến trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, giảm tỷ lệ học sinh hư đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh. Bản thân tôi trong những năm dạy học ở trường Tiểu học tôi đã chú ý tới vấn đề giáo dục lại học sinh hư. Cùng với lý luận đã được trang bị khi học ở trường sư phạm. Với lương tâm trách nhiệm của người thầy giáo đã thôi thúc tôi chọn đề tài này. 2. Nhiệm vụ của đề tài. Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giáo dục học sinh chậm tiến ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn - Thanh Hoá. Trên cơ sở lý luận, tìm hiểu, nghiên cứu có phương pháp và quá trình giáo dục học sinh chậm tiến trong trường Tiểu học phân tích rút ra một số bài học kinh nghiệm về phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến, đưa ra các biện pháp giáo dục thích hợp nhằm ứng dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3. Phạm vi đề tài. Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ đề cập tới việc tìm hiểu một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức ở trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn. 4. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tài liệu sách báo về giáo dục lại và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nga Hải - Nga Sơn. 1
- 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi đã kết hợp nhiều phương pháp. - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn. - Phỏng vấn đối tượng. - Tổng kết rút kinh nghiệm B - Phần nội dung Chương I: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục học sinh chậm tiến. 1. Cơ sở lý luận. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt biểu hiện dưới dạng những tư tưởng quan điểm của con người đồng thời là những quy tắc nguyên tắc tiêu chuẩn buộc con người phải tuân theo để điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, với con người và bản thân mình. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ, những công dân tương lai của nước. Do vậy "Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng"( Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục NXB sự thật 1972) Trong thực tế ta thường quan sát thấy một số bộ phận học sinh khó dạy mà ta gọi là những học sinh hư. Đây là một số học sinh có những khuyết tật trong quá trình giáo dục nhân cách chưa đáp ứng các giá trị chuẩn mực về đạo đức cá nhân và xã hội. Nói cách khác đó là những học sinh không tuân theo chuẩn mực đạo đức không vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo hay gây gổ với bạn bè, gây mất trật tự trong giờ học, lười học, không chịu lao động, có thái độ hỗn láo với người trên, thậm chí vi phạm pháp luật gây nhiều phiền phức cho gia đình, nhà trường, xã hội làm ảnh hưởng không tốt tới môi trường giáo dục. Đã là học sinh hư chậm tiến về đạo đức để có thể tiến bộ và phát triển yêu cầu giáo dục đòi hỏi các em phải từ bỏ những thái độ, hành vi, niềm tin, thói quen sai trái, lạc hậu, cản trở sự phát triển lành mạnh của bản thân. Vì thế giáo dục lại có ý nghĩa sâu xa, có vị trí quan trọng không thể thiếu trong công tác giáo dục giúp cho quá trình hình thành nhân cách phát triển toàn diện của học sinh được thuận lợi. 2. Cơ sở thực tiễn. Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu trường Tiểu học Nga Hải - trường Tiểu học Nga Hải là một xã đồng mầu. Nhưng diện tích canh tác ít so với các xã trong huyện. Nên nhân dân ở đây sống đa nghề, trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ, dệt chiếu, xe đay buôn bán kinh tế không đồng đều, vẫn còn nhiều hộ nghèo, ít quan tâm chú trọng đến việc học tập của con em. Mặc dù Nga Hải là một xã có truyền thống hiếu học. 2
- Qua nhiều năm thực tế cho thấy năm học nào cũng có học sinh chậm tiến về đạo đức. Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm trước 2002 - 2003 Tốt 18 em Khá 10 em Cần cố gắng 2 em Qua điều tra tôi thấy số học sinh xếp loại hạnh kiểm cần cố gắng hầu hết là những em chậm tiến về đạo đức. Các em này thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học rủ rê bạn bè bỏ học bắt nạt bạn yếu, nói dối bố mẹ coi thường thầy cô. Chương II: Các biện pháp nhằm giáo dục học sinh chậm tiến ở trường Tiểu học Nga Hải. 1.1. Các nguyên tắc và phương pháp đã áp dụng trong việc giáo dục lại học sinh chậm tiến. Để tiến hành giáo dục lại học sinh chậm tiến có kết quả theo đúng mục tiêu giáo dục đề ra thì giáo viên và cán bộ quản lý cần nắm vững các nguyên tắc sau: 1. Tác dụng giáo dục từng cá nhân tuỳ theo đặc điểm cá tính của từng em. - Tôn trọng thương yêu và yêu cầu cao đối với học sinh. - Dựa vào tập thể (đội - sao) để giáo dục tạo ra môi trường và bầu không khí tốt. - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục. Tin tưởng ở các em, phát huy tính tích cực, ngăn ngừa tiêu cực. - Phối hợp thường xuyên giữa gia đình, nhà trường xã hội trong giáo dục học sinh. 1.2. Phương pháp. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức tuỳ vào từng trường hợp cụ thể cá tính của mỗi em mà áp dụng cho phù hợp. Tất cả các phương pháp ấy có thể hệ thống thành các phương pháp tổng quát sau: - Phương pháp xây dựng lại niềm tin cho từng học sinh. - Phương pháp khuyến khích và trừng phạt. - Phương pháp bùng nổ sư phạm. - Phương pháp chuyển hướng. - Phương pháp tự giáo dục. 3
- 2. Các trường hợp học sinh cá biệt được áp dụng các nguyên tắc và phương pháp giáo dục lại. Cụ thể như em Mai Văn Minh lớp 3C tôi chủ nhiệm. Bố em đi tù mẹ em bỏ đi Trung Quốc em ở nhà với ông bà nội. Tuy ông bà rất thương cháu nhưng do hoàn cảnh khó khăn. Ông bà đã già nhưng đang còn phải đi làm để nuôi thân và nuôi cả cháu, kiếm cho cháu bữa cơm manh áo còn khó huống chi quan tâm đến học hành. Bà vì già yếu, túng bấn bố mẹ em thì như thế đôi khi bà buông những lời than thở vì phải nuôi thêm cháu Cháu thấy thiếu hụt tình cảm bố mẹ em tưởng mình như bị bỏ rơi em mặc cảm với bà và mọi người xung quanh. Trở thành lì lợm hàng ngày sau buổi đến trường . Em đi chăn trâu nhưng dắt trâu ra khỏi nhà là em thả trâu đi chơi kệ nó muốn đi đâu? ăn gì kệ nó, có khi giao hẳn cho một bạn nhỏ. Nếu không chăn hộ em sẵn sàng đánh. Đánh người, đánh trâu chạy lung tung dẫm phá hoa màu. Bác bảo vệ nói em còn chửi và buông lời doạ dẫm bác. Tối về ăn cơm xong thích ngủ thì ngủ, thích chơi đâu thì chơi tuỳ thích. Ông bà không kèm cặp được, bài không làm, không học. Lên lớp cô gọi lên bảng cứ ngồi lì. Khi kiểm tra bài bạn bên cạnh phải cho nhìn bài. Nếu không cho thì sách rách hoặc bị đe doạ Tôi là người cùng xóm biết rõ được hoàn cảnh của Minh. Nắm được diễn biến tâm lý của gia đình em. Tôi hết sức thông cảm và thương em, không phê bình hoặc kỷ luật "nặng" em . Trước mặt bạn bè khi em mắc lỗi để tránh cho em cảm giác bị mọi người ghét bỏ. Tôi luôn gần gũi ân cần chỉ bảo cho em từng ly từng tí. Từ cách ăn mặc, học hành, đến cách giao tiếp, xưng hộ với ông bà em và mọi người xung quanh làng xóm. Tôi dạy cho em từng cử chỉ gần gũi em, thực sự tâm tư cùng em khi giờ ra chơi, hoặc khi chưa vào học tôi đính lại cho em từng chiếc khuy áo bị đứt, vá lại ống quần, nách áo cho em. Tôi thường xuyên đến nhà thăm gia đình em, giúp em học tập. Tết đến tôi mua quà, mừng tuổi cho em, thỉnh thoảng lại cho vở em (mượn sách cho em học). Bên cạnh đó tôi nhắc nhở em nên gần gũi bạn bè. Nhắc các anh chị, bạn bè của em thông cảm với hoàn cảnh em. Tỏ lòng thực sự thương em để em không còn mặc cảm với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó tôi làm công tác tư tưởng với ông bà cháu, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên anh phụ trách đội thiếu niên Các bác, các chị trong hội phụ nữ đã gần gũi cho con cháu sang cùng học với em để giúp em những bài toán khó cũng như gần gũi em tạo cho em tình cảm gần gũi hơn, giúp em từ bỏ mặc cảm xa lánh. Để em có niềm tin từ bỏ thói hư, tật xấu để học tập, lao động tốt hơn. Tôi gần gũi em tâm tư với em biết được em có năng khiếu và ham thích học nghề thợ mộc. Tôi đã đặt vấn đề với chú làm thợ mộc bên nhà em. Một hôm tôi nói: "cháu có thích học thợ mộc không? Em trả lời thưa cô có ạ. Nhưng học ở đâu? ai cho em học. Tôi nói: Cô đã nói với chú Sen rồi. Ngay hôm nay đi học về cháu sang nhà chú Sen học nhé. Tôi nói điều này với ông bà cháu, ông bà rất mừng. Nhờ cô giúp cháu để 4
- ông bà tôi đỡ khổ. Hôm đầu tiên em nói với chú Sen. Chú hướng dẫn cháu làm một thước kẻ dài 1m có kẻ cm để kỷ niệm cho cô giáo. Em tỏ ra rất vui vẻ hào hứng khi cô nói đến chiếc thước chính tay Minh đã làm. Sau đó em làm những chiếc thước nhỏ do em nhặt gỗ loại để làm kỷ niệm các bạn trong lớp. Các bạn bè rất vui và quý mến gần gũi Minh hơn. Từ tình thương và việc làm trên tôi và chú Sen, ông bà cháu, các chị, các mẹ trong chi hội phụ nữ các đoàn thể đã giúp Minh vượt qua được khó khăn vững vàng đứng dậy hoà đồng với cộng đồng, bạn bè sống cởi mở chân tình với mọi người xung quanh học tập tu dưỡng đạo đức tiến bộ. Hiện nay Minh đã học hết Trung học cơ sở đang học nghề thợ mộc tại thị xã Bỉm Sơn. * Trường hợp em Đặng Văn Đức là một trường hợp khá đặc biệt là một xóm thuần tuý nông nghiệp. Tuy ít ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhưng lại chứa đựng nhiều thủ tục lạc hậu nên ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức dẫn đến hiện tượng chậm tiến của học sinh. Trường hợp em Đặng Văn Đức là một ví dụ mà lớp tôi chủ nhiệm. Em được sinh ra trong một gia đình có 4 chị em em là con út lại là con trai duy nhất. Nên được cả nhà chiều chuộng. Tuy gia đình không khá giả cho lắm. Song Đức muốn gì được nấy. Bố mẹ hoặc các chị Đức thấy em hư có mắng hoặc cho Đức vài roi nhẹ là Đức lăn ra ăn vạ la khóc om xòm doạ dẫm. Thế là ông nội lại bênh. Ông mắng bố mẹ và các chị của Đức. Chính vì thế Đức dựa vào ông cãi lại bố mẹ có khi còn đánh lại các chị. Đến trường vì quen thói quen được chiều chuộng như ở nhà. Đức luôn bắt nạt bạn bè. Bắt bạn bè phải phục tùng mình bạn nào động đến là về mách ông Trong lớp học em không chú ý nghe giảng hay nói chuyện riêng. Cô giáo nhắc nhở thì em lờ đi tỏ vẻ phớt lờ không nghe không để ý Kiểm tra chất lượng đầu năm Đức được điểm 4 môn toán, khi cô giáo trả bài. Em cầm tờ giấy kiểm tra xé luôn, các bạn mách cô. Em nói ta (đ) thích học nữa, cô đuổi cũng được. Tôi yên lặng hết giờ tôi gọi riêng em ra để viết bản kiểm điểm thuật lại việc em vừa làm, chẳng nói năng gì Đức xách cặp ra khỏi lớp văng tục một câu (đ gì học). Tôi gọi lại nhưng em bỏ ngoài tai đi thẳng miệng lẩm bẩm. Trước tình hình đó. Tôi báo cáo đồng chí Hiệu trưởng trình bày rõ hoàn cảnh gia đình em. Xin ý kiến đồng chí hiệu trưởng cho hướng chỉ đạo cùng tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất đối với em Đức. Ngoài những biện pháp chung như nâng cao chất lượng hoạt động đội giao việc cụ thể cho các tổ chức Với Đức tôi trực tiếp đến nhà gặp ông và bố mẹ Đức để trao đổi về hành vi của em ở lớp. Tôi đưa ra những thực tế mà ông đã nuông chiều em Tôi yêu cầu gia đình cùng nhà trường không nên nuông chiều em quá. Mà phải có hình thức kỷ luật tương xứng với những lỗi mà em đã mắc phải. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc học tập của em. Lúc đầu ông chống chế nói rằng: "Đức ở nhà ngoan ngoãn và ngày nào cháu cũng học bài. ở trường không hiểu tại sao lại thế". Tôi đã kiên trì ngồi nêu ra một số sai lầm của gia đình ( trong đó có ông, mà qua 3 em chị của Đức đã cho biết: khi bố, mẹ, ông mua gì về là để dành 5