SKKN Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

doc 25 trang sangkien 27/08/2022 9401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_noi_dung_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_trong_mo.doc

Nội dung text: SKKN Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài: Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 A. MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng a. Đối với giáo viên: Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chú ý đến kiến thức cần hình thành ở bài học, chưa thực sự chú ý đến việc tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào bài học hoặc nếu có chỉ là một cách sơ sài. Việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Tự nhiên và xã hội giáo viên chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của nó nên việc giáo dục về biến đổi khí hậu chưa có kết quả. Hiểu biết về nguyên nhân, tác hại của biến đổi khí hậu của một số giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết. Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn về ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng còn ít và hiệu quả chưa cao. Việc cập nhật thông tin, số liệu về biến đổi khí hậu của một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế cuối bài bởi một số lí do như sau: + Phần liên hệ được coi là phần phụ không bắt buộc giáo viên phải dạy. + Thời gian tiết dạy đã hết không còn đủ để liên hệ, giáo dục. + Học sinh ít có kiến thức thực tế cho nên việc liên hệ cho các em là rất khó khăn nên giáo viên thường bỏ qua. Theo cấu trúc chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 phần liên quan đến giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu thường không đề cập tới hoặc có chỉ đề cập ở phần cuối bài nên giáo viên khi dạy thường chú ý đến nội dung chính của bài nếu còn thời gian thì mới liên hệ đến giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở (Tự nhiên xã hội lớp 2). Giáo viên chỉ chú ý đến mục tiêu của bài học là: Nêu tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường. Chưa đề cập đến giáo dục về biến đổi kính hậu. Hoặc bài: Cuộc sống xung quanh (Tự nhiên và xã hội lớp 2) giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh là: Kể tên một số nghề nhiệp và nói về hoạt động sinh sống của người dân địa phương và nêu lợi ích của những hoạt động đó. Giáo viên chưa đề cập đến giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh mặc dù bài học này có nội dung liên quan đến giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu. b. Đối với học sinh: Hiện nay đa số học sinh trường tiểu học số 2 Hoài Tân nói chung, học sinh khối lớp 2 nói riêng chưa nắm bắt nhìn nhận được các vấn đề về biến đổi khí hậu. Chưa hiểu rõ nguyên nhân, tác hại mà biến đổi khí hậu, thực trạng của các vấn đề gây ra biến đổi khí hậu là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào? Người viết: Huỳnh Thị Liễu (Trang 1) Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài: Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với biến đổi khí hậu. Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ý thức về ứng phó với biến đổi khí hậu chưa cao. c. Kết quả Qua khảo sát học sinh lớp 2A, 2B và 2C trường Tiểu học số 2 Hoài Tân khi chưa tích hợp giáo dục nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu qua quá trình theo dõi, điều tra bằng phiếu thăm dò của học sinh như sau: Bảng điều tra ý thức của học sinh về biến đổi khí hậu (khi chưa tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu) năm học 2013 - 2014 Lớp Tổng số Ý thức về biến đổi khí hậu của học sinh HS Tốt, khá Trung bình Dưới trung bình 2B 32 0 0% 26 81.3% 6 18.7% 2C 27 3 11.1% 23 85.2% 1 3.7% Bảng điều tra ý thức của học sinh về biến đổi khí hậu (khi chưa tích hợp nội dung giáo dụcứng phó với biến đổi khí hậu) năm học 2014 - 2015 Lớp Tổng số Ý thức về biến đổi khí hậu của học sinh HS Tốt, khá Trung bình Dưới trung bình 2A 30 4 13.3% 24 80% 2 6.7% 2B 34 0 0% 23 67.6% 11 32.4% Từ thực trạng trên, từ năm học 2013 – 2014 cho đến nay trong quá trình giảng dạy tôi đã thử nghiệm phương pháp tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên và xã hội nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn Tự nhiên và xã hội và ý thức về biến đổi khí hậu cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Kết hợp với nội dung từng bài hoặc từng mục hay các thông tin có liên quan đến bài học, giáo viên có thể phân tích cho học sinh nguyên nhân và tác hại của biến đổi khí hậu. Từ đó giúp học sinh trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả của bản thân và gia đình cũng như toàn xã hội. Qua đó học sinh có thái độ đúng đắn và hiệu quả đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường làm giảm các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả. Giúp giáo viên có thêm nội dung, địa chỉ, một số phương pháp và hình thức dạy lồng ghép tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. 3. Phạm vi nghiên cứu: 3.1: Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 2 tại trường tiểu học số 2 Hoài Tân. 3.2 Tài liệu nghiên cứu: Người viết: Huỳnh Thị Liễu (Trang 2) Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài: Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 + Các văn bản chỉ thị về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu. + Sách giáo khoa môn Tự nhiện và xã hội lớp 2. + Các thông tin đại chúng (Như: sách, báo, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ) + Tài liệu giáo dục về biến đổi khí hậu. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn: Biến đổi khí hậu trên trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. Để hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát huy của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi giáo dục biến đổi khí hậu được giáo viên thường xuyên tiến hành hầu hết ở các bài có nội dung biến dổi khí hậu mang lại kết quả cao trong việc thực hiện mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài hay mỗi chủ đề. Việc thường xuyên xây dựng các câu hỏi có liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ giúp học sinh hình thành được kiến thức về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên đa số học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức về biến đổi khí hậu. Vì vậy tăng cường tích hợp nội dung biến đổi khí hậu là việc làm cần thiết mà mỗi giáo viên hiện nay phải thực hiện. Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, tôi thấy các đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục “biến đổi khí hậu” nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này để học sinh có ý thức về hành động của mình. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng. Từ thực tế giảng dạy, kết hợp với dự giờ đồng nghiệp ở trường Tiểu học số 2 Hoài Tân, tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang áp dụng một số biện pháp tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào giảng dạy. Tuy vậy việc áp dụng còn nhiều lúng túng, chưa xác định được nội dung nào cần tích hợp biến đổi khí hậu, tích hợp như thế nào là một vấn đề khó khăn đối với nhiều giáo viên chính vì thế không kích thích sáng tạo năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh và các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Từ những thực tế trên với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn học ở lớp 2 tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng đặc trưng của môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết Người viết: Huỳnh Thị Liễu (Trang 3) Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài: Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 định chọn và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” 2. Các biện pháp và thời gian tiến hành 2.1. Các biện pháp: Đề nghiên cức đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm của học sinh -Phương pháp đàm thoại -Phương pháp quan sát. -Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa. -Phương pháp nêu gương. -Phương pháp tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi. 2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài: - Thời gian tiến hành: Năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015. Nghiên cứu thực tế tình hình dạy và học phân môn Tự nhiên- xã hội lớp 2 có tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu; tổ chức kiểm tra học sinh; dự giờ đồng nghiệp; phân tích tìm hiểu nguyên nhân. - Tháng 2/2016 tiến hành viết, hoàn thiện đề tài và in ấn. B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU - Giúp cho học sinh biết được nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, tác hại của biến đổi khí hậu đối với môi trường tự nhiên, đến hoạt động kinh tế và đến các yếu tố xã hội.Qua đó học sinh có thái độ đúng đắn và hiệu quả đồng thời vận dụng mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ giữ gìn vệ sinh môi trường làm giảm các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả. Giúp giáo viên có thêm nội dung, địa chỉ và một số phương pháp và hình thức dạy lồng ghép tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh thông qua môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP MỚI. 1. Thiết minh tính mới: - Giáo dục học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 là giáo dục học sinh lớp 2 ý thức về bảo vệ môi trường. - Xác định được nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2. - Đưa ra một số phương pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. 1.1. Nội dung, địa chỉ và mức độ tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. *. Mục Tiêu: - Kiến thức: + Thông qua sự hiểu biết về con người và sức khỏe, về tự nhiên và xã hội gần gũi với Người viết: Huỳnh Thị Liễu (Trang 4) Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân