SKKN Tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương vào dạy học Công nghệ 10 nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh miền núi tại huyện Tương Dương

docx 42 trang Mịch Hương 27/09/2024 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương vào dạy học Công nghệ 10 nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh miền núi tại huyện Tương Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_phat_trien_kinh_te_ho_gia_dinh_tai_di.docx
  • pdfPHẠM THỊ MINH THÚY, TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 - SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương vào dạy học Công nghệ 10 nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh miền núi tại huyện Tương Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH MIỀN NÚI TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG ” (Thuộc lĩnh vực Sinh học) Tác giả: Phạm Thị Minh Thúy Tổ: Tự nhiên. Điện thoại: 0946.078.781 Tương Dương - Năm 2022
  2. MỤC LỤC Đề mục Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Phạm vi nghiên cứu. 5 3. Mục đích nghiên cứu. 5 4. Phương pháp nghiên cứu. 5 5. Sự cần thiết và khả năng thực hiện đề tài. 6 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận. 7 2. Thực trạng Giáo dục phát triển kinh tế địa phương trong môn 8 Công nghệ tại Trường THPT Tương Dương 1. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện. 9 4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện. 27 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 28 Phần III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của SKKN đối với giáo dục và định hướng nghề nghiệp 38 2. Những kiến nghị, đề xuất. 38 1
  3. Sản phẩm làng nghề truyền thống tại Tương Dương Sản phẩm làng nghề truyền thống tại Tương Dương 3
  4. Để thực hiện yêu cầu trên, nhiều môn học của cấp Trung học phổ thông được chọn tích hợp giáo dục phát triển kinh tế bền vững trong đó có môn Công nghệ 10. Với mục đích giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và nhu cầu xã hội tại huyện nhà thông qua giờ học Công nghệ 10, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương vào dạy học Công nghệ 10 nhằm định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực học sinh miền núi huyện Tương Dương” 2. Phạm vi nghiên cứu: - Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế hộ gia đình như khái niệm về hộ gia đình; Kinh tế hộ gia đình; Các điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình; thực trạng kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương huyện Tương Dương. - Nghiên cứu phương pháp dạy học các bài có yêu cầu tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ gia đình trong phần Tạo lập doanh nghiệp - Công nghệ 10. 3. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu có tác dụng giúp giáo viên môn Công nghệ 10 ở các trường THPT nhận thức sâu sắc tác dụng của môn Công nghệ 10 đến việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh miền núi sau tốt nghiệp phù hợp với năng lực và nhu cầu của xã hội. - Nội dung giáo dục phát triển kinh tế bổ sung các vấn đề về các ngành nghề và hoạt động lao động sản xuất của địa phương, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị của tỉnh, xây dựng phẩm chất, năng lực cần thiết cho học sinh đáp ứng các ngành nghề lao động thế mạnh huyện Tương Dương. - Tìm ra giải pháp tốt nhất giảng dạy các bài có yêu cầu tích hợp giáo dục phát triển kinh tế hộ tại địa phương trong Công nghệ 10. - Giúp học sinh có ý thức, kĩ năng thái độ đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng, phát triển mô hình kinh tế hộ tại huyện nhà nhằm xóa đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững. Đồng thời lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực bản thân. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Khi tiến hành xây dựng đề tài này tôi đã lựa chọn chủ đề thiết thực đối với việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục trải nghiệm; gắn với tình hình kinh tế, chính trị, lao động, sản xuất, văn hoá địa phương. - Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: 5
  5. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1. Cơ sở lí luận. Trong thời đại hiện nay, công nghệ cũng với khoa học và kĩ thuật ngày càng phát triển sâu rộng, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này yêu cầu con người không những phải cập nhật những cái mới do khoa học, kĩ thuật và công nghệ đem lại mà còn yêu cầu phải đưa kiến thức này vào chương trình dạy học ngay từ bậc phổ thông. Tại Việt Nam, Chương trình Giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/05/2006 đã đưa môn Công nghệ vào giảng dạy ngay từ lớp 6 cho tới lớp 12, bao gồm các chủ đề: kinh tế gia đình (may mặc, trang trí nhà ở, nấu ăn, đan, thêu, làm hoa cắm hoa, thu chi trong gia đình); tạo lập doanh nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), công nghiệp (vẽ kĩ thuật, cơ khí, kĩ thuật điện, điện tử, sửa chữa xe đạp, gia công gỗ), sử dụng máy vi tính Trong xu thế tiếp tục đổi mới giáo dục, năm 2017, Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, đã bố trí dạy học Công nghệ ngay từ bậc tiểu học. Căn cứ vào nội dung kiến thức cho thấy, sự kết cấu đa lĩnh vực trong môn học đã tạo nên sự phức tạp nhất định trong việc tổ chức dạy học, phân công, bố trí giáo viên (GV) ở các trường phổ thông. Riêng lĩnh vực kinh tế, mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ trong chương trình môn học nhưng cũng biểu lộ những bất cập nhất định của việc triển khai thực hiện trong thời gian qua. Nội dung giáo dục kinh tế địa phương đã được tích hợp trong môn Công nghệ 10 có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hình thành các năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực nhận thức; năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hóa, củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng và giá trị cốt lõi của môn Công nghệ đã được học ở giai đoạn cơ bản. Ở trường THPT, nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghép giáo dục địa phương nói chung, giáo dục phát triển kinh tế hộ nói riêng trong từng tiết học, trong đó có môn công nghệ. Đây là môn học đề cao tính thực tiễn, thực hành, kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khóa trong môi trường tự nhiên và xã hội, giúp học sinh thấy được môn Công nghệ vừa gần gũi, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lý thuyết và công nghệ hiện đại. 7