SKKN Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT

docx 53 trang Mịch Hương 27/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_cac_bien_phap_ren_luyen_suc_khoe_cua_con_nguoi.docx
  • pdfHT Châu, PT Hồng- Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường THPT Kim Liên- Môn Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch covid-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11 THPT

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: TÍCH HỢP CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG GIẢNG DẠY PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11 THPT” (LĨNH VỰC: SINH HỌC) Tên tác giả: Hoàng Thị Châu Số điện thoại: 0949148225 Đơn vị : Trường THPT Lê Hồng Phong Tên tác giả: Phan Thị Hồng Số điện thoại: 0979371336 Đơn vị: Trường THPT Kim Liên Năm học 2021 2022 1
  2. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài “Sức khỏe là vàng”nên con người chúng ta cần có nhiều biện pháp để rèn luyện sức khỏe; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đại dịch COVID-19 đang bùng nổ, virus SARS- CoV-2 đã lấy đi bao tính mạng của con người; để phòng chống dịch COVID-19 thì sức khỏe của con người là vũ khí tối ưu nhất. Mặt khác, chúng ta cũng phần nào biết được sự tác động của virus SARS- CoV-2 lên các cơ quan và hệ cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn của con người, phá vỡ cân bằng nội môi làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Do đó, việc đưa ra các biện pháp rèn luyện tăng sức khỏe ở người để phòng chống dịch COVID-19 trở nên cấp thiết. Phần CHVC và NL ở ĐV chương trình SH 11 có kiến thức trọng tâm là các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật như tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và cân bằng nội môi của ĐV. Thông qua dạy học phần này, GV có thể tích hợp được các nội dung về rèn luyện sức khỏe cho con người Vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn đề tài “Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT” 2.Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục đích: + HS tìm hiểu các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 khi học phần CHVC và NL ở ĐV. + HS chủ động, tích cực rèn luyện các biện pháp để tăng sức khỏe của bản thân, tập trung học tập hiệu quả hơn trong giai đoạn khó khăn chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch SARS- CoV 2. + Thông qua đội quân tuyên truyền viên này giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng. + Phát huy năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; đặc biệt là NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn của HS. - Phạm vinộidung: Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT. - Phạmvi thực nghiệm:Chúngtôitiến hànhthựcnghiệmtạitrườngTHPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và một số trường THPT trong địa bàn tỉnh Nghệ An. 1
  3. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.Cơ sở lí luận của đề tài 1.1. Khái niệm tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất, sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần. Tích hợp có hai tính chất cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được cộng lại, không có sự liên kết, tác động, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, giải quyết một tình huống nào đó. 1.2. Khái niệm dạy học tích hợp Trong lý luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, các kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ lí luận và thưc tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, góp phần hình thành và phát triển tư duy cho HS năng lực này là hoạt động phức tạp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức và kĩ năng để giải quyết những tình huống cụ thể. 1.3. Lợi ích của DH tích hợp đối với HS và GV 1.3.1. Lợi ích của DH tích hợp đối với HS - Đáp ứng sở thích, phong cách học tập của học sinh tốt: đây là một trong những lợi ích tích cực mà phương pháp dạy học này đem lại. Bởi mỗi học sinh, sinh viên đều có những sở thích, mong muốn và phong cách học tập riêng. Việc áp dụng giải pháp dạy học này giúp các em có cơ hội được lựa chọn cách học phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả học tập tốt nhất cho mình mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. 3
  4. - Phương pháp dạy học khoa học này còn giúp tăng cường tính tương tác xã hội trong giờ học giữa thầy và trò. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian để sáng tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị cho học sinh khi học sinh đã tự học trước khi đến lớp. Mặt khác, học sinh có thể thỏa mái đặt câu hỏi, trình bày những thắc mắc và được giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ giải đáp kịp thời. - Giảm áp lực nghề nghiệp, tăng khả năng chuyên môn của giáo viên - Tạo nên mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiết và tốt đẹp qua từng trải nghiệm học tập thực tế. 1.4. Sự cần thiết của việc dạy học “Tích hợp các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch COVID-19 trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sinh học 11 THPT” Dựa trên bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học của học sinh. Tại nhiều trường, nhiều giáo viên đã và đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tiễn bộ môn theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tính mạng của con người, nên cần nắm các biện pháp rèn luyện sức khỏe của con người để phòng chống dịch và để HS hiểu rõ và vận dụng các biện pháp này trong thực tiễn thì cần tích hợp các biện pháp thông qua quá trình học các kiến thức về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, cân bằng nội môi của cơ thể con người. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Thực tiễn của đời sống con người chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 2.1.1. Đại dịch COVID-19 với sức khỏe tinh thần “Sức khỏe tinh thần là trạng thái khỏe mạnh, trong đó mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căngthẳng thông thường, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng” (theo tổ chức Y tế Thế giới - 2019). Một sức khỏe tinh thần tốt sẽ dẫn đến hành vi có ích, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, và khả năng thích nghi với thay đổi và nghịch cảnh. Sức khỏe tinh thần bị tác động tiêu cực khi xuất hiện những tổn thương tâm lý, đặc trưng bởi sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng, hành vi như căng thẳng, lo âu, ức chế hoặc suy giảm chức năng tinh thần. 5