SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học - Bài học Stem “Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh” trong chủ đề Phân bón cho cây trồng – Công nghệ 10 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học - Bài học Stem “Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh” trong chủ đề Phân bón cho cây trồng – Công nghệ 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_bai_hoc_stem_quy_trinh_che.docx
Nội dung text: SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học - Bài học Stem “Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh” trong chủ đề Phân bón cho cây trồng – Công nghệ 10 THPT
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC SÁNG KIẾN Đề tài: Thiết kế và tổ chức dạy học - bài học STEM “Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh” trong chủ đề Phân bón cho cây trồng – Công nghệ 10 THPT. THUỘC MÔN : CÔNG NGHỆ LỚP 10 Tác giả: Thái Văn Tuấn Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Thúc Trực Năm thực hiện: 2021 - 2022 Số điện thoại: 0946360017 1
- tự lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế xã hội, sản xuất ở địa phương. Qua nhiều lần vận dụng giáo dục STEM lồng ghép vào dạy học một số chủ đề ở môn công nghệ tại trường THPT nơi tôi công tác đã mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu và thực nghiệm là: Thiết kế và tổ chức dạy học - bài học STEM “Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh” trong chủ đề phân bón cho cây trồng, công nghệ 10 THPT. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài nhằm giúp học sinh vận dụng được kiến thức của chủ đề Phân bón cho cây trồng – công nghệ 10 vào thực tiễn sản xuất ở địa phương để tạo ra được phân hữu cơ vi sinh. Bón cho các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó hình thành các kĩ năng, phẩm chất và nhóm các năng lực cho học sinh. Vận dụng được giáo dục STEM vào thiết kế và dạy học môn công nghệ 10. 3. Đối tƣợng, phạm vi đề tài - Chủ đề Phân bón cho cây trồng – Công nghệ 10 THPT. .- Đề tài thực hiện cụ thể trên cả khối 10 của bản thân tôi dạy 2 năm học, năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 tại trường THPT Phan Thúc Trực, tại địa phương các xã Công thành, Khánh thành, Liên thành 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục STEM. - Đề xuất, xây dựng quy trình thiết kế và dạy học bài học STEM. - Tiến hành khảo sát thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả phương pháp dạy học mà đề tài mang lại hiệu quả . 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, giải quyết vấn đề, phương pháp thực hành, phương pháp quan sát và điều tra, Phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm 6. Đóng góp của đề tài - Vận dụng Giáo dục STEM lồng ghép vào giảng dạy chủ đề phân bón thay thế phương pháp dạy học truyền thống thụ động, giúp học sinh phát huy được các phẩm chất, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thực hành, thực nghiệm sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm, năng lực tự 3 học và tìm kiếm kiến, thông tin trên internet, năng lực nghiên cứu khoa học. Tạo ra được các sản phẩm cụ thể áp dụng trong đời sống sản xuất, kinh tế - xã hội hiện nay.
- Chu trình STEM Science (Khoa học) Math g (Kỹ (Toán học) thuật) Technolog Knowledg y (Công e (Kiến nghệ) Engineerin thức) Phỏng theo chu trình STEM, giáo dục STEM đặt học sinh trước những vấn đề thực tiễn ("công nghệ" hiện tại) cần giải quyết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức khoa học và vận dụng kiến thức để thiết kế và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề ("công nghệ" mới). Như vậy, mỗi bài học STEM sẽ đề cập và giao cho học sinh giải quyết một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức đã có và tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới để sử dụng. Quá trình đó đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo "Quy trình khoa học" (để chiếm lĩnh kiến thức mới) và "Quy trình kĩ thuật" để sử dụng kiến thức đó vào việc thiết kế và thực hiện giải pháp ("công nghệ" mới) để giải quyết vấn đề. Đây chính là sự tiếp cận liên môn trong giáo dục STEM, dù cho kiến thức mới mà học sinh cần phải học để sử dụng trong một bài học STEM cụ thể có thể chỉ thuộc một môn học. Giáo dục STEM được sử dụng theo mô tả trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 như sau: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, côngnghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”. Định nghĩa giáo dục Stem theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Science Teachers Association - NSTA). 5 “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm
- sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng lực, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường phổ thông cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 3. Sự cần thiết vận dụng phƣơng pháp dạy học STEM vào môn Công nghệ trong trƣờng THPT Sự cần thiết của dạy học STEM trong thời gian hiện nay. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề, bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề bài học STEM nêu ra. Riêng Công nghệ lớp 10 là một môn khoa học ứng dụng gắn liền với điều kiện thực tế, kiến thức rất gần gũi với học sinh, với cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Vì vậy khi giáo viên dạy môn Công nghệ lớp 10 ngoài kiến thức lí thuyết thì cần phải biết lựa chọn nội dung kiến thức của bài học để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn các nguyên lý cũng như quy trình kỉ thuật, chú trọng tới việc dạy thực hành, thực nghiệm để giúp học sinh hình thành năng lực, kỉ năng thực hành, thực nghiệm sáng tạo cũng như khả năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn sản xuất, lúc đó các em có thể tạo ra được các sản phẩm hữu ích trong đời sống kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ứng dụng của nền nông nghiệp 4.0, kiến thức môn Công nghệ ngày càng được bổ sung nhiều hơn và ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Chính vì thế các chủ đề STEM trong môn Công nghệ cũng khá phong phú và đa dạng. ví dụ chủ đề Sản xuất giống cây trồng; chủ đề bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; chủ đề về phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; chủ đề phân bón cho cây trồng; chủ đề tổ chức, quản lí doanh nghiệp Với mục tiêu của việc dạy học Công nghệ là làm sao để học sinh nắm được kiến thức lí thuyết và đặc biệt là vận 7 dụng các kiến thức đó vào quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn để tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả trong đời sống kinh tế xẫ hội, do đó nên tiếp cận với các quan điểm dạy học định hướng tích hợp giáo dục STEM. Khi vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào dạy học giúp các em có sự thay đổi phần nào trong cảm nhận về môn Công nghệ, môn học thường bị coi môn phụ, khô khan và khó học, nay trở thành một niềm hấp dẫn mới mẻ, khơi gợi cảm hứng, niềm yêu thích và say mê khoa học, luôn tìm tòi kiến thức vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp các em có định hướng lựa chon nghề nghiệp sau này.