SKKN Thiết kế và tổ chức các dự án học tập trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh cấp Trung học Phổ thông

docx 103 trang Mịch Hương 27/09/2024 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức các dự án học tập trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh cấp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_to_chuc_cac_du_an_hoc_tap_trong_day_hoc_pha.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HUYỀN-THPT THÁI HOÀ- LL&PP DẠY HỌC MÔN SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế và tổ chức các dự án học tập trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh cấp Trung học Phổ thông

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HOÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: môn sinh học- THPT GV: NGUYỄN THỊ HUYỀN SĐT: 0972908678 Tháng 4 năm 2022
  2. 3. Vận dụng DHTDA để phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ thể- THPT 29 3.1. Quy trình thực hiện một dự án học tập NCKH 29 3.2. Thiết kế và tổ chức các DAHT để phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ thể- THPT 30 4. Thiết kế rubric để đánh giá năng lực NCKH cho học sinh 78 4.1. Tiêu chí đánh giá một dự án KHKT cấp trường/ tỉnh 78 4.2. Tiêu chí đánh giá năng lực NCKH cho HS 80 4.2. Tiêu chí đánh giá năng lực NCKH cho HS 80 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86 1. Mục đích thực nghiệm 86 2. Nội dung thực nghiệm 86 3. Phương pháp thực nghiệm 86 4. Kết quả TN 88 PHẦN 3. KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kế hoạch thời gian thực hiện 2 Bảng 2. Số lượng trường học, GV và HS được khảo sát 15 Bảng 3. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học môn Sinh học 15 Bảng 4. Mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học 16 Bảng 5. Bảng đánh giá sản phẩm nghiên cứu 80 Bảng 6. Bảng rubric đánh giá kỹ năng NCKH 80 Bảng 7. Bảng rubric đánh giá về thái độ của HS 83 Bảng 8. Bảng tổng hợp điểm đánh giá năng lực NCKH của HS 84 Bảng 9. Danh mục các DAHT tiến hành thực nghiệm 86 Bảng 10. Danh sách giáo viên tham gia thực nghiệm 86 Bảng 11. Thời điểm, công cụ và phương pháp đo 88 Bảng 12. Kết quả thực nghiệm đánh giá chung mức độ đạt được NL NCKH của HS 88 Bảng 13. Kết quả kiểm định sự sai khác điểm trung bình giữa các lần kiểm tra kĩ năng xác định chỉ số hành vi của NLKH cần đánh giá 88 Bảng 14. Bảng tổng hợp tần suất khoảng điểm kiểm tra trong TN đánh giá NL NCKH của HS 89 Bảng 15. Các tham số thống kê điểm các bài kiểm tra TrTN và STN 89 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Quy trình hình thành và phát triển các Kỹ năng NCKH tương ứng 7 Hình 2. Mẫu trình bày poster 10 Hình 3. Biểu đồ tần suất các loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Sinh học đã được GV áp dụng 16 Hình 4. Quy trình thực hiện dự án học tập NCKH 29 Hình 5. Quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy dự án học tập NCKH 29 Hình 6. Biểu đồ kết quả thực nghiệm đánh giá mức độ đạt được NL NCKH của HS 88 Hình 7. Biểu đồ phân phối tần suất khoảng điểm kiểm tra trong thực nghiệm đánh giá chung NL NCKH của HS 89
  4. NC KHKT là hoạt động hữu ích, hỗ trợ hoạt động dạy học, năng lực NCKH giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống, tạo sân chơi trí tuệ , tìm những ý tưởng khoa học độc đáo, là cú hích để đổi mới PP dạy học, bớt dần dạy “chay”, học “chay”. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học, từ chương trình giáo dục phổ thông mới, từ giá trị của mô hình dạy học theo dự án, từ thực trạng của bộ môn Sinh học bậc THPT nên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế và tổ chức các dự án học tập trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh cấp THPT”. 1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Xây dựng được các dự án học tập dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học; quy trình tổ chức dạy học dự án trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh cấp THPT. 1.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng Quy trình dạy học dự án. Quá trình dạy học Sinh học cơ thể thực vật –THPT. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Vận dụng DHTDA trong dạy học Sinh học cơ thể thực vật để phát triển NLNCKH cho HS THPT. 1.3.3. Kế hoạch thời gian thực hiện Bảng 1. Kế hoạch thời gian thực hiện Thời gian Nội dung Viết đề cương và triển khai sáng kiến trong giai đoạn thử nghiệm, khảo Tháng 9/2021 – 12/2021 sát và đánh giá kết quả đạt được. Tháng 12/2021– Tiếp tục áp dụng sáng kiến để kiểm định độ tin cậy của các giải pháp đề 03/2022 ra. Tháng 4/2022 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2
  5. Xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá kết quả vận dụng DHTDA để phát triển NLNCKH cho HS trong dạy học sinh học cơ thể thực vật- THPT. 4
  6. thuộc 14 lĩnh vực của 326 tác giả đến từ 21 đơn vị phòng giáo dục và 63 trường THPT trong toàn tỉnh. Như vậy có thể thấy các trường trung học trên địa bản tỉnh đã rất chú trọng đến công tác nghiên cứu KHKT của HS. 2. Cơ sở lí luận 2.1. Định hướng chung về đổi mới PPDH Trong dự thảo CTGDPT tổng thể, NCKH được đưa thành một hoạt động tự chọn dành cho HS từ lớp 8 đến lớp 12 nhằm khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, có tinh thần vượt khó, chấp hành kỷ luật và pháp luật, ; các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, giao tiếp, hợp tác, tính toán, CNTT - TT, [14] Hoạt động hoá người học là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người GV trong quá trình dạy học theo hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm dạy học hướng vào người học, hay dạy học phát huy tính tích cực của người học có thể coi như là những hình thức biểu đạt khác nhau của cùng một quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó ý tưởng cốt lõi là cần phải phát huy hứng thú học tập, tính tích cực, tự lực và sáng tạo của người học, phát triển năng lực cho HS. Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, thái độ tôn trọng các quy luật của tự nhiên, rèn luyện cho HS thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động. 2.2. Năng lực và năng lực NCKH 2.2.1. Năng lực Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã đưa ra“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, Kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” Từ đó đề ra các PPDH, quy trình, nguyên tắc, phù hợp nhằm phát triển năng lực cho HS THPT [2]. Bộ GD-ĐT đã ban hành “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông đã chỉ rõ chú trọng hình thành và phát triển cho HS những NL cốt lõi (NL chung và NL chuyên môn) như sau: - Những NL chung được hình thành và phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những NL chuyên môn được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất. 6