SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận pisa trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

docx 73 trang Mịch Hương 27/09/2024 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận pisa trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_su_dung_he_thong_bai_tap_theo_dinh_huong_ti.docx
  • pdf04 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG-TRÌNH THỊ LIÊN -THPT DIỄN CHÂU 2- SINH HỌC.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận pisa trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2   SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 LĨNH VỰC: SINH HỌC Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG : TRÌNH THỊ LIÊN Tổ : Tự Nhiên. Nhóm: Sinh Học Địa chỉ gmail : thuhuongdienchau2@gmail.com Số điện thoại : 0984.484.008 - 0962.552.683 Năm học: 2021-2022
  2. 2.2. Hệ thống bài tập sinh học 11 theo hướng tiếp cận PISA 12 2 3. Sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 11 nhằm phát triển năng lực HS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 44 2.3.1. Sử dụng khi dạy bài mới (phụ lục 1) 44 2.3.2. Sử dụng khi luyện tập, ôn tập 45 2.3.3. Sử dụng khi tự học ở nhà 45 2.3.4. Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá (phụ lục 2) 45 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45 3.1. Mục đích thực nghiệm 45 3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 46 3.3. Nội dung thực nghiệm 46 3.4. Phương pháp 47 3.5. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm 47 3.5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 47 3.5.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 47 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 48 3.1. Kết luận 48 3.2. Kiến nghị 49 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới để phát triển – Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học thì đổi mới về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục. Chương trình GDPT 2018 là minh chứng cho sự đổi mới nền giáo dục của nước nhà trong thời gian sắp tới. Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới. Sinh học là bộ môn khoa học mang tính thực nghiệm cao. Chính vì vậy, dạy học nói chung và dạy học bộ môn sinh học nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế rất cấp thiết và mang tính thời sự. Các kiến thức sinh học không chỉ cung cấp những tri thức sinh học phổ thông cơ bản mà còn cho người học thấy được mối liên hệ qua lại giữa công nghệ sinh học, môi trường và con người Trong dạy học sinh học, ngoài dạy kiến thức lý thuyết thì việc rèn luyện các kỹ năng quá trình sinh học ( gồm phương pháp khoa học, tư duy khoa học, ) và việc vận dụng kến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn là rất quan trọng. Nếu như các em chưa biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chưa thấy được vai trò của sinh học trong đời sống thì các em chưa có hứng thú, chưa có nhiều niềm đam mê trong học tập sinh học. Vì vậy để tạo dựng niềm đam mê, giúp sinh học gần hơn với thực tiễn thì việc thiết kế và sử dụng bài tập không nặng kiến thức hàn lâm, không nặng về tính toán mà cần phải chú trọng đến việc học sinh ứng dụng các kiến thức để hình thành và phát triển các kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống cá nhân và xã hội là hết sức cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, bài tập theo định hướng tiếp cận PISA có những ưu điểm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nó đặc biệt hữu ích trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập; tạo hứng thú để các em say mê, sáng tạo, động viên các em cố gắng nổ lực vươn lên trong cuộc sống mà đích cuối cùng là đạt đến hạnh phúc. Đồng thời, để tạo cho mình có được tâm thế tốt, hành trang tốt, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chương trình giáo dục phổ thông 2018; góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 11 nhằm phát triển năng lực học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018”. 2. Mục đích nghiên cứu: 1
  4. 4 Từ - Khảo sát thực tiễn và kết quả - Viết phần kết luận 25/02/2022 thực nghiệm - Hoàn thiện đề tài đến 25/03/2022 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu về lý luận như phương pháp dạy học sinh học, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, lý luận về việc xây dựng BTSH, chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA, chương trình sách giáo khoa sinh học 11 hiện hành, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, chương trình tổng thể GDPT 2018 của Bộ GD- ĐT và các tài liệu có liên quan. - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra sư phạm: Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng thời điểm, từng lớp để kiểm tra việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học 11 có phù hợp với nội dung, phương pháp, đối tượng học sinh hay không. +Phương pháp đàm thoại. Trao đổi với thầy cô giáo, đồng nghiệp, thăm dò ý kiến học sinh về việc sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học lớp 11, qua đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung câu hỏi, bài tập cho phù hợp. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Trải nghiệm việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học sinh học lớp 11để kiểm chứng, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh qua một số câu hỏi, bài tập mới. 6. Tính mới của đề tài Xây dựng hệ thống bài tập có tính mới: Tiếp cận PISA; tiếp cận chương trình GDPT 2018 môn sinh học, đột phá trong khâu thiết kế bài tập và phương pháp sử dụng bài tập. Khai thác nội lực tích cực nhiều mặt của HS nhằm đạt đến cảm xúc hạnh phúc của người học 3