SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận pisa trong dạy học chương I - Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh

docx 56 trang Mịch Hương 27/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận pisa trong dạy học chương I - Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_su_dung_bai_tap_tiep_can_pisa_trong_day_hoc.docx
  • pdfTrần Thị Kim Lương- Lê Thị Kim Ngân - Trường THPT Bắc Yên Thành - Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập tiếp cận pisa trong dạy học chương I - Phần B: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 nhằm phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I - PHẦN B: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH Môn: Sinh học Tác giả: Trần Thị Kim Lương Lê Thị Kim Ngân Tổ chuyên môn: TỰ NHIÊN Yên Thành – 2022. Số điện thoại: 0965755208 i
  2. 2.3. Sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA “Chương I – Phần B: Chuyển 42 hóa vật chất và năng lượng ở động vật” 2.3.1 Sử dụng trong các khâu của tiến trình dạy học 42 2.3.2 Sử dụng kết hợp bài tập tiếp cận PISA trong kĩ thuật, phương pháp 44 dạy học tích cực 2.3.3 Sử dụng để kiểm tra định kì và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 45 Chương 3: Kết quả thực nghiệm 46 3.1. Nội dung thực nghiệm 46 3.2. Kết quả thực nghiệm 47 Phần III. Kết luận và kiến nghị 51 1. Kết luận 51 2. Kiến nghị 51 iii
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không những là cơ hội phát triển mà còn là một thách thức lớn đối với nguồn nhân lực tương lai. Để có thể hòa nhập và thành công trong thời đại “Cách mạnh 4.0”, ngoài trình độ chuyên môn, thế hệ trẻ còn cần tới rất nhiều kỹ năng thiết yếu khác, trong đó kĩ năng tư duy được xem là một trong những kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần có để học tập và làm việc hiệu quả. Tư duy của con người chính là “chìa khóa” đưa thế giới không ngừng phát triển, nhờ có tư duy mới có quá trình sáng tạo giúp cho con người khám phá, phát minh ra những công trình vĩ đại làm thay đổi thế giới. Trong giáo dục, tư duy của người học thể hiện ở tính chủ động, tích cực vận dụng linh hoạt những kiến thức kinh nghiệm vào trong những tình huống, nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở Việt Nam một bộ phận không nhỏ học sinh còn thụ động, chưa tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động học mà năng lực chủ yếu được hình thành thông qua hoạt động học của học sinh. Chính vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, cần có một hệ thống bài tập định hướng năng lực tư duy để đặt học sinh vào các tình huống xuất phát từ thực tiễn, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tích cực tương tác, chủ động tham gia, có nhu cầu được tìm hiểu, và vận dụng sáng tạo những điều đã học vào thực tiễn Như vậy mới có thể phát huy được tính tích cực tư duy cho học sinh PISA – Programme for International Student Assessment – Chương trình giá học sinh quốc tế do hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Các câu hỏi của PISA (đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế) đều dựa trên các tình huống của đời sống thực, hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng lập luận, giải quyết vấn đề liên quan đến khoa học cho HS, do đó để tìm phương án trả lời hoặc cách giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi học sinh phải thực hiện các thao tác của tư duy như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, đánh giá và vận dụng kiến thức. Dạng thức của câu hỏi phong phú, chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi đa dạng như: Bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo (Ministry og Education and Training, 2015). Trong quá trình dạy học môn sinh học Chúng tôi nhận thấy quan điểm của PISA trong việc đánh giá học sinh phù hợp với định hướng phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh. Xu hướng sử dụng bài thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực theo chuẩn Quốc tế ngày càng được các trường đại học hàng đầu Việt Nam dùng để xét tuyển và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kịp thời thích ứng. Vì vậy việc thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi theo quan 1
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI TẬP TIẾP CẬN PISA 1.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng bài tập theo tiếp cận PISA 1.1.1. Bài tập PISA là gì? PISA – “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng). PISA nổi bật nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kì 3 năm 1 lần. Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã chuẩn bị được những kiến thức kỹ năng gì. Chương trình hướng vào việc giải quyết và đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của HS. Bài tập PISA chú trọng đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Bài tập PISA xây dựng 1 khung đánh giá năng lực riêng không dựa trên bất cứ chương trình giáo dục của một quốc gia nào về 3 mảng chính: Năng lực toán học, năng lực đọc hiểu và năng lực khoa học. Qua mỗi chu kì các năng lực được bổ sung thêm như: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy vi tính, năng lực công dân toàn cầu. Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực được lựa chọn để đánh giá sâu hơn, gọi là lĩnh vực trọng tâm và sử dụng làm căn cứ để xếp loại chất lượng của các quốc gia. Kết quả của PISA giúp cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa các nước. 1.1.2. Đặc điểm bài tập PISA Bài tập PISA đánh giá năng lực thông qua các Unit (bài tập) bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo ) và theo sau đó là một số câu hỏi (item) được kết hợp cùng dựa trên một phần dẫn chung. Câu hỏi được xây dựng dựa trên: - Năng lực thành phần: Giải thích hiện tượng khoa học, Đánh giá và thiết kế các câu hỏi truy vấn khoa học, Phân tích và giải thích dữ liệu và các bằng chứng khoa học. - Bối cảnh tình huống: Sức khỏe – bệnh tật; tài nguyên; Chất lượng môi trường; thiên tai; khoa học và công nghệ. Đánh giá PISA không phải là đánh giá 3