SKKN Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án "Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật" trong chương trình Sinh học 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án "Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật" trong chương trình Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_phong_hoc_xanh_tu_cac_san_pham_tai_che_nham_ph.docx
- Nguyễn Thị Hường-Trường THPT Quỳnh Lưu 2-Lĩnh vực sinh học.pdf
Nội dung text: SKKN Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án "Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật" trong chương trình Sinh học 11
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ PPDH Phương pháp dạy học DH Dạy học GV Giáo viên HS Học sinh DHDA Dạy học dự án SGK Sách giáo khoa CNTT Công nghệ thông tin THPT Trung học phổ thông ĐC Đối chứng XH Xã hội NXB Nhà xuất bản TN Thí nghiệm 1
- 1.4.1. Khái niệm dạy học dự án 1.4.2. Đặc điểm của dạy học dự án. 1.4.3. Các hình thức dạy học dự án 1.4.4. Quy trình dạy học dự án 1.4.5. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án 1.4.6. Vai trò của dạy học dự án trong việc phát triển năng lực học sinh 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7 2.1. Nhu cầu thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế qua chủ 7 đề “Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật” 2.2. Thực tiễn hoạt động giáo dục bộ môn sinh học ở trường THPT 2.3. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài 2.4. Kết luận CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 10 2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án 10 2.2. Giai đoạn 2 :Tổ chức học sinh thực hiện dự án 2.3.Giai đoạn 3: Báo cáo, đánh giá sản phẩm CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 29 1. Đối với nhà trường 29 2. Đối với giáo viên 3. Đối với học sinh 30 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 1. Kết luận 35 2. Bài học kinh nghiệm 35 Tài liệu tham khảo 37 3
- nên chủ yếu chỉ dạy học sinh thuộc, hiểu lí thuyết mà chưa quan tâm đúng mức đến khả năng thực hành, khuyến khích học sinh sáng tạo sản phẩm. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề “nóng” và cấp bách trên toàn thế giới. Lượng chất thải ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, các nguồn nước - nơi sống của các động vật thủy sinh bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, nghiêm trọng hơn cả là Trái Đất của chúng ta đang nóng lên từng giờ từng phú. Tại Việt Nam nói riêng, theo thống kê của bộ Tài nguyên - môi trường, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM mỗi năm thải ra khoảng hơn 30. 000 tấn chất thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể xử lý nguồn rác thải khổng lồ này để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Trong quá trình dạy học chủ đề dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật trong chương trình Sinh học 11, tôi đã trăn trở và áp dụng nhiều biện pháp dạy học tính cực, trong đó thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế bước đầu thu được những kết quả khả thi. Hoạt động này không chỉ mang lại môi trường phòng học xanh, mát tăng thêm cảm hứng học tập cho học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống, xây dựng môi trường xanh mà quan trọng hơn là phát triển năng lực sáng tạo, chủ động trong học tập, sự khéo léo và nhiều ý tưởng độc đáo ở học sinh. Học tập môn sinh sẽ trở nên gần gũi và thiết thực hơn khi giáo viên và học sinh cùng học và làm, vận dụng những kiến thức có được để phát triển một môi trường sống tích cực và thân thiên hơn. Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế phòng học xanh từ các sản phẩm tái chế nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án "Dinh dưỡng khoáng và nitơ ở thực vật" trong chương trình sinh học 11” làm đối tượng nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn sinh học theo định hướng dự án cho học sinh 11 THPT. - Giúp học sinh có tính tự giác, cần cù, chịu khó học hỏi, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu bài học. - Sưu tầm và tự đưa ra bản thiết kế từ những nguyên liệu phế thải. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực sáng tạo vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 5
- địa bàn huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An để kiểm tra tính khách quan, tính thực tiễn của đề tài. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua kết quả phiếu điều tra. 5.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm sau đó xử lý số liệu . 5.6. Phương pháp thực hành. Giáo viên tổ chức cho học sinh trực tiếp thao tác trên đối tượng, nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. Sau khi thực hiện dự án, HS rút kinh nghiệm về các mặt : kiến thức, kĩ năng, năng lực được phát huy Trên cơ sở kết quả đánh giá và rút kinh nghiệm của các nhóm, giáo viên đánh giá tổng kết và rút kinh nghiệm cho dự án tiếp theo. Với cách tổ chức và hướng dẫn cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ của dự án dạy phòng học xanh như trên, tôi nhận thấy rằng đây là một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách dạy và học hiện nay, người giáo viên là người hướng dẫn, quan sát, chỉ đạo quá trình học của học sinh, còn học sinh thực sự được tham gia vào quá trình tự học, chủ động trong tìm hiểu kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ qua việc tạo ra sản phẩm dự án và báo cáo,đánh giá.Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng để thực hiện dự án “Thiết kế phòng học xanh” nhằm phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo của học sinh.Các giải pháp được vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí trong suốt tiến trình dạy học dự án, giúp tôi thực hiện dự án thành công, có chất lượng, để lại những ấn tượng tốt đep trong đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh nhà trường. 7