SKKN Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)

pdf 19 trang sangkien 31/08/2022 7960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_tam_trang_bi_kich_cua_nha_tho_trung_dai_giai_doan_nua_c.pdf

Nội dung text: SKKN Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ TÂM TRẠNG BI KỊCH CỦA NHÀ THƠ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX QUA BA TÁC PHẨM “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát). Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hoài HÀ TĨNH , THÁNG 3 NĂM 2014
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời trung đại là một phạm trù được tính từ khi nước nhà giành độc lập ở cuối thế kỷ X cho đến hết thế kỷ XIX, thời kỳ này còn gọi là thời kỳ phong kiến. Thời trung đại là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa Đại Việt suốt mười thế kỷ. Trong đó văn học là một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên diện mạo văn hóa dân tộc. Nói tới văn học nước nhà, chúng ta không thể không nhắc tới chủ thể sáng tạo của nền thơ ca rực rỡ đó: Văn học nhà nho. Một trong những đặc trưng thi pháp văn học trung đại là tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm. Một mặt các tác giả tuân thủ những mẫu phạm có tính chuẩn mực mặt khác luôn có ý thức phá vỡ tính quy phạm để bộc lộ cá tính, giải phóng cảm xúc, ghi dấu ấn phong cách cá nhân đậm nét. Thời trung đại ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển. Người viết văn có một kho điển cố, thi liệu, văn liệu chung, cũng là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ phi ngã Tất cả đều có nguồn gốc ở kho văn chương cổ Trung Hoa mà người viết văn, làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo. Tuy nhiên, văn học chân chính thời nào cũng có và ở thời nào nó cũng là hoạt động sáng tạo, nghĩa là chống công thức và chống phi ngã. Sức sáng tạo của dân tộc kết tinh ở những cây bút lớn, ở thời nào cũng có cách khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của mình. Nhìn vào thực tế giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn THPT ta dễ nhận ra: Thứ nhất: Thời lượng dành cho phần văn học trung đại khá lớn: Lớp10 : 19 tiết, lớp 11 : 21 tiết. Thứ hai: Phần thơ trữ tình trung đại với những cây bút một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ tính quy phạm, tạo nên một luồng gió nhân văn chủ nghĩa đề cao chất trần tục, trần thế của hạnh phúc, đi sâu vào khám phá tâm hồn của con người như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là chủ yếu. Thứ ba: Văn học trung đại Việt Nam là văn học nhà nho với chế độ quân chủ chuyên chế độc đoán đã xuất hiện ở những thế hệ nhà nho chính thống đầu tiên như Chu Văn An rồi tới Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát Đó là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Và ở từng giai đoạn khác nhau, trong mỗi trường hợp cụ thể tấn bi 1
  3. kịch của nhà nho lại có nét riêng biệt: Với Nguyễn Trãi đầy ảo tưởng, với Nguyễn Du và Cao Bá Quát là những nhà nho tỉnh mộng, Nguyễn Khuyến còn lo “thẹn với ông Đào” thì với Tú Xương là cả sự bế tắc và bất lực. Chính bi kịch đó tạo nên những giá trị chủ yếu trong tác phẩm với cá tính sáng tạo riêng. Ở phạm vi cũng như mục đích của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập tới ba tác giả với ba văn bản trong chương trình THPT: Cao Bá Quát với Sa hành đoản ca, Nguyễn Khuyến với Thu điếu và Tú Xương với Thương vợ. Soi rọi tấn bi kịch của nhà thơ để thấy được điểm chung cũng như nét riêng, từ đó giúp giáo viên cũng như học sinh chiếm lĩnh văn bản thấu đáo hơn, khai thác sâu hơn giá trị cơ bản đích thực. Bởi xét đến cùng, trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình xuất hiện để bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống . Đó là con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình bằng cảm xúc, ý nghĩ, cái nhìn bằng thế giới nội cảm. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11 - THPT (lớp học sinh trình độ đại trà) - Chương trình SGK, SGV Ngữ Văn THPT và tài liệu tham khảo. - Phạm vi nghiên cứu: Thơ trữ tình trung đại: Cụ thể: Tiết 6: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Tiết 9,10: Thương vợ (Trần Tế Xương); Tiết 14,15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) của chương trình ngữ văn THPT lớp 11. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Thơ là tiếng nói độc bạch. Bởi vậy đọc thơ trữ tình trung đại cũng chính là để hiểu hồn người nhưng thơ trung đại lại độc bạch trong tính quy phạm và những nhà thơ tài năng đã phá vỡ tính quy phạm để bộc lộ tâm hồn. - Đây là những nhà thơ tài hoa, có những tư tưởng lớn, khát vọng lớn. - Hiểu được tâm hồn của người làm thơ. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát, phương pháp thực nghiệm và phương pháp tổng hợp. 5. Giả thiết khoa học và dự báo về những đóng góp mới của đề tài - Từ trước đến nay dạy văn học trung đại người dạy luôn tuân thủ cấu trúc thể loại nhưng những cây bút có tài năng luôn phá vỡ cấu trúc đó để biểu hiện tâm trạng. Người viết đã phá vỡ những giới hạn để bộc lộ tâm trạng của mình bởi trữ tình là độc bạch. Nếu dạy như xưa nay thì học sinh cũng khó để thấy 2
  4. được sự phá vỡ tính quy phạm trực tiếp bộc lộ cái tôi của những nhà thơ có tài năng, đặc biệt ở ba tác giả: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát. Khi chúng tôi thể nghiệm qua giờ dạy thì thấy rằng học sinh đã đọc và tranh luận với chính bản thân mình. Giờ học sôi nổi, mở hơn. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận Tác giả theo nghĩa chung nhất là người sản xuất ra các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ, của tình cảm. Tác giả văn học chỉ chủ thể của các sáng tác văn học, người sáng tạo ra những giá trị văn học. Tác giả là phạm trù quan trọng để xác định diện mạo đặc sắc cho sự tiến triển của một quá trình văn học. Ứng với mỗi thời kỳ văn học có một kiểu tác giả sáng tạo ra những giá trị tiêu biểu cho thời kỳ ấy. Từ lâu các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận diện thời trung đại có ba loại hình tác giả tiêu biểu. Đó là loại hình nhà nho hành đạo, loại hình nhà nho ở ẩn và loại hình nhà nho tài tử. Việt Nam không phải nơi phát tích của một trong ba học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, càng không phải là nơi một trong ba học thuyết trên phát triển đến đỉnh cao như Nho, Lão ở Trung Quốc, Phật giáo ở Nhật Bản. Nhưng hơn bất cứ học thuyết nào trong tam giáo, Nho giáo có vai trò ảnh hưởng quyết định đến lịch sử văn học Việt Nam cũng như một số nền văn học khác trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Nền văn học viết Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển liên tục từ cuối thế kỷ X-XIV, lực lượng sác tác văn học chủ yếu là các nhà sư. Sau đó Nho giáo dần dần chiếm ưu thế và đạt tới mức toàn thịnh ở thế kỷ XV. Ở vị trí ý thức hệ chính thống, Nho giáo chi phối sâu sắc tới văn học nghệ thuật trên nhiều mặt và qua nhiều nhân tố khác nhau. “Tất cả làm hình thành trong lịch sử cả vùng một loại hình văn sỹ, văn nghệ, một loại hình văn học nghệ thuật viết cùng những thể loại, theo cùng một quan niệm văn học, cùng những tiêu chuẩn về cái đẹp nghệ thuật” (Trần Đình Hượu). Văn học nhà nho là phần chủ yếu của văn học viết Việt Nam thời trung đại. Khái niệm này cũng để chỉ văn học do nhà nho viết dưới ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo. Mọi người đều biết , nhà nho đi học ra làm quan. Ra hành đạo làm quan không đơn giản chỉ làm những công việc giấy tờ, hành chính sự vụ mà còn đem hiểu biết về văn hóa, chính trị giảng giải, khuyên bảo, can gián người 3
  5. lãnh đạo, trước hết là vua chúa. Nhà nho bao giờ cũng chủ trương nhập thế, chủ trương lối sống có trách nhiệm với xã hội Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Những việc trong vũ trụ không việc gì không là phận sự - Nguyễn Công Trứ). Nhà nho luôn quan sát, trăn trở, suy tư về cuộc sống xã hội, với những vấn đề mà cuộc sống gợi ra. Và khi đứng trước những thay đổi sơn hà, thời cuộc nhiễu nhương vua không ra vua, bề tôi chẳng ra bề tôi thì giấc mộng múa kiếm dưới trăng vỡ òa. Vì thế nỗi đau ngấm ngầm về sự bơ vơ, mất phương hướng càng thêm chua chát ngậm ngùi. Bi kịch của những nhà nho trước hết là tấn bi kịch của cuộc xung đột giữa lý tưởng và hiện thực. Và ta đã chứng kiến trong lịch sử những thế hệ nhà nho để bảo vệ văn hóa của Nho giáo thậm chí đã phải chết để kết thúc tấn bi kịch đó. Có những nhà nho đã tìm lối thoát khác, một phương thức hữu hiệu khác, trở về với thiên nhiên trong sạch cao khiết (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến ) Và ở trong từng giai đoạn khác nhau tấn bi kịch của nhà nho lại có nét riêng biệt. Vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu,Trần Ngọc Vương bàn tới trong những chuyên sâu của mình, ở đây chúng tôi muốn nhắc lại về loại hình nhà nho để thấy được tình huống lưỡng nan trong tâm hồn nhà nho - bi kịch sâu sắc trong tâm hồn mỗi nhà nho làm nên những giá trị chủ yếu trong thơ trữ tình trung đại. Tác giả nhà nho có ba dạng thức: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử. Nói tới nhà nho hành đạo, chúng ta nghĩ ngay tới kiểu mẫu nhà nho học chữ thánh hiền, tích cực nhập thế với lý tưởng trí quân trạch dân, phò vua giúp đời. Nhà nho hành đạo sống đúng với lý tưởng Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ. Họ sống theo đúng chuẩn mực của đạo lý nhà nho. Trong thơ ca, nhà nho hành đạo thường để lại cho đời thể tài ngôn chí vô cùng độc đáo và giàu tính nhân văn. Ở đó con người bổn phận, trách nhiệm của cá nhân với sơn hà xã tắc được đề cao thành lý tưởng sống. Tư tưởng ấy sẽ khích lệ, cổ vũ kẻ sỹ lập công và ghi danh để trả món nợ công danh với vua với nước. Loại hình nhà nho ở ẩn là những con người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình thời trẻ cũng theo đuổi nghiệp đèn sách nhưng gặp thời loạn lạc, kỷ cương đổ nát họ chủ động từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn theo triết lý lánh đục về trong để bảo toàn khí tiết thanh cao của một nhà nho trọng danh dự. Nhà nho ở 4
  6. ẩn từ bỏ giấc mơ tham chính là để vui thú điền viên, tìm chốn non kỳ thủy tú, sống hòa mình với tự nhiên. Và chính nơi đây hồn thơ cất cánh và để lại cho hậu thế mảng thơ điền viên rất độc đáo. Mọi quy phạm, công thức của thơ cổ điển ít nhiều bị hiện thực cuộc sống hóa giải. Mảng thơ điền viên đã ghi lại những bức tranh phong cảnh hữu tình, những vần thơ thiên nhiên thanh nhã. Nếu nhà nho ở ẩn đứng trước sự lựa chọn xuất - xử, hành - tàng đã quyết định cách cáo lui theo minh triết bản thân thì nhà nho tài tử sinh ra trong thời buổi lý tưởng của nhà nho bị phá sản, mọi giềng mối bị rối loạn, nhà nho không còn biết tin cậy vào đâu, họ chỉ còn trông vào cái tài và nhân cách của mình. Và kẻ sỹ thời kỳ này chỉ còn biết dựa vào điểm tựa ấy để tồn tại, ứng xử với đời. Trong thơ ca trung đại, bên cạnh kiểu con người bổn phận, con người an phận ta bắt gặp con người ý thức cá nhân bắt đầu xuất hiện. Họ cậy vào tài năng và nhân cách hơn đời của mình để tự xếp mình đứng cao hơn thế nhân. Chính kiểu nhà nho này mang tới cho văn học dân tộc ở giai đoạn cuối của xã hội phong kiến kiểu tác giả thị tài và đa tình vô cùng độc đáo. Làm nên một trào lưu văn học nhân đạo với thể tài thi duyên tình rất hấp dẫn. Chính loại hình tác giả này là chủ thể thúc đẩy quá trình phá vỡ tính quy phạm của thơ ca cổ điển tích cực nhất nhằm giải phóng cảm xúc, bộc lộ cá tính và cuối cùng là thúc đẩy văn học dân tộc tiếp cận với văn học hiện đại phương tây. Việc phân loại trên là một thao tác cần thiết để nhận diện ra đặc trưng phong phú của thơ ca trung đại, làm nên diện mạo một nền văn học trung đại rực rỡ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. Đây là tiến trình một đi không trở lại nhưng mãi mãi ghi dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm hồn dân tộc. Bởi xét đến cùng lịch sử văn học dân tộc là lịch sử tâm hồn dân tộc. 2. Cơ sở thực tiễn Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học đòi hỏi người giáo viên có năng lực thẩm văn tốt, có nghệ thuật sư phạm để tổ chức, dẫn dắt. Bên cạnh đó, vốn tri thức văn học sử vững vàng và cách đọc liên văn bản cũng mang yếu tố quyết định đến việc tạo hứng thú, sức hấp dẫn và khoa học trong giờ dạy văn. Nếu thiếu đi cái nhìn liên văn bản, tri thức văn hóa học, người dạy rất dễ rơi vào tình trạng “thấy cây nhưng không thấy rừng”, không nhận ra dòng chảy liên tục của văn hóa trong đó có văn học. Người dạy thiếu đi một cái nhìn tham chiếu, so sánh. Hoặc giả có so sánh thì rơi vào tư duy so sánh hơn kém, một lối tư duy tối kị trong dạy văn. Trên thực trạng chung đó, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận 5