SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học Lịch sử
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_trong_sach_giao_khoa_lic.doc
Nội dung text: SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học Lịch sử
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC * TRƯỜNG THCS HƯNG LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 8 ĐỂ LÀM SINH ĐỘNG HƠN TIẾT HỌC LỊCH SỬ Người thực hiện: Đỗ Tất Hoàn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hưng Lộc SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch Sử HẬU LỘC NĂM 2014 1
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn. Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo của học sinh. Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên . Trong học tập nhất là môn lịch sử, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ là đối phó để có điểm. Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trọng, tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hưng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tưởng tượng, tư duy. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, đối với học sinh thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật phát triển của xã hội, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được lưu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng chương qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của môn lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên dạy học lịch sử có hiệu quả hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sơ lí luận: 2
- Là một giáo viên giảng dạy đòi hỏi chúng ta phải có lòng nhiệt huyết đối với nghề để góp phần đào tạo thế hệ trẻ cho quê hương đất nước. Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy của bộ môn. Giảng dạy với phương pháp phù hợp giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị tri thức quí báu của loài người qua đó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho các em. Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục. Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử chúng ta nhất định phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những qui luật lịch sử qua các thời đại. Dạy lịch sử tốt sẽ cho các em học sinh say mê với lịch sử dân tộc, và tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc . II. Thực trạng dạy và học ở trường THCS Hưng Lộc 1. Thuận lợi: Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết trình . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức 2. Hạn chế: Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ, nguyên nhân của tình trạng này có nhiều song chủ yếu là: - Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất trong dạy học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị, giúp cho bài học lịch sử trở nên sinh động, hấp dẫn hơn gây hứng thú học tập cho học sinh. - Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng, chuyên đề giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa 3
- không chú trọng bồi dưỡng về khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa trong khi kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước. - Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang hình thức minh hoạ cho bài giảng - Phương pháp dạy học lịch sử phát huy tính tích cực của học sinh thông qua sử dụng kênh hình dạy học lịch sử 8 là phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử phù hợp với đặc trưng bộ môn vào các bài dạy cụ thể. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dựng đề tài là học sinh 3 lớp 8 trường THCS Hưng Lộc. Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua kiểm tra 15 phút, kiểm tra chất lượng đầu năm chất lượng bộ môn lịch sử chưa cao còn nhiều điểm dưới trung bình. Dưới 3 Từ 3- Từ 5 - Từ 6.5 - Từ8 - Từ TB Sĩ Lớp dưới 5 dưới 6.5 dưới 8 10 trở lên số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 35 3 8.5 7 20 18 51.4 5 14.2 2 5.9 25 71.4 8B 34 4 11.7 8 23.5 17 50 4 11.7 1 2.9 22 64.7 8C 32 4 13 6 19 16 50 5 16 1 3 22 69 Cộng 101 11 10.9 21 20.8 51 50.4 14 13.9 4 4 69 68.3 III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 1- Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử . • Bản đồ lịch sử, Lược đồ lịch sử - Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian xác định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp cho học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học. - Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên mà cần có nhiều kí hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, vùng kinh tế, địa điểm trên bản đồ phải đẹp chính xác rõ ràng. - Về nội dung : bản đồ chia làm 2 loại chính + Bản đồ tổng hợp : phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kỳ nhất định, trong những điều kịên tự nhiên nhất định. Ví dụ các bản đồ “ Sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, “ Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1948”, “Chiến tranh thế giới thứ hai 1939- 1945” + Bản đồ chuyên đề : nhằm diễn tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt của quá trình lịch sử, như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong 4
- một giai đoạn lịch sử. Ví dụ các bản đồ “Bọn phản cách mạng tấn công nước Pháp năm 1793”, “Nước Nga Xô viết chống thù trong giặc ngoài 1918- 1920”, “Khởi nghĩa Hương Khê ”, “ Khởi nghĩa Yên Thế” . • Tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử: - Tranh ảnh lịch sử lấy chủ đề về lịch sử như chân dung các nhân vật lịch sử, quang cảnh lịch nhằm tạo biểu tượng, khôi phục lại hình ảnh con người, nhân vật, biến cố, sự kiện một các cụ thể, sinh động và khá sát thực. - Khi sử dụng tranh ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử giáo viên không nên miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật. Ví dụ như “Hình 11- M. Rô- be-spie (1758-1794)”, “Hình 89- Hàm Nghi (1870 – 1943)”, “ Hình 90- Tôn thất Thuyết (1835- 1913)” • Sơ đồ lịch sử - Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung, sự kiên bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội , một thể chế chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ như sơ đồ “ Bộ máy công xã Pa-ri 1871”, “ Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên xô trong những năm 1929 – 1931”, “ Sơ đồ tổ chức chính quyền của Pháp ở Đông Dương” • Biểu đồ: - Là kênh hình dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện Lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Biểu đồ thường được biểu diễn trên trục hoành ( Ghi thời gian) và trục tung ( Ghi sự kiện). • Hình vẽ lịch sử - Hình vẽ có giá trị như một tư liệu lịch sử. cung cấp hiểu biết về tư liệu lịch sử 2. Một số nguyên tắc khi khai thác kênh hình cũng như sử dụng đồ dùng trực quan. - Căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn và khai thác. - Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng kênh hình ( không chỉ cụ thể hoá kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất của sự kiện). - Đảm bảo kết hợp lời nói với việc sử dụng kênh hình, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh.( vẽ bản đồ, miêu tả bản đồ, miêu tả nhân vật ) 3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình: Thứ nhất: Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác, tìm hiểu về kênh hình, giáo viên chuẩn bị thật kĩ. Giáo viên tìm hiểu, nắm vững nội dung của kênh hình đó bằng việc đọc sách tham khảo, báo, mạng Internet, ti vi Thứ hai: Để chuẩn bị cho một giờ học mới, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, tự tìm hiểu về kênh hình trong bài học đó. Thứ ba: Khi giảng dạy, giáo viên yêu cầu các em học sinh quan sát kênh hình để xác định một cách khái quát nội dung kênh hình cần khai thác. Giáo giải thích bảng chú giải trong kênh hình , đặt câu hỏi để các em thảo luận, tự trình bày về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học 5