SKKN Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy và học Chương I: "Quang học" - Môn Vật lí 7 ở trường THCS

doc 13 trang sangkien 16822
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy và học Chương I: "Quang học" - Môn Vật lí 7 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_thuc_nghiem_trong_day_va_hoc_chuong.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy và học Chương I: "Quang học" - Môn Vật lí 7 ở trường THCS

  1. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học-Vật lý lớp 7 A. Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu, đảm bảo cho sự phát triển của giáo dục, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để Việt nam từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngày nay nền kinh tế trí thức cùng với sự bùng nổ thông tin, giáo dục đã và đang thay đổi để phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của xã hội. Nội dung tri thức khoa học cùng với sự đồ sộ về lượng thông tin yêu cầu chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong giai đoạn hiện nay giáo dục không chỉ tạo ra những con người có tài, có đức mà giáo dục còn có một thiên chức cao quý hơn đó là giáo dục cái thẩm mỹ, nhân văn, đào tạo ra những con người có kỹ năng sống và học tập trong thời đại mới. Mục tiêu giáo dục thay đổi kéo theo yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp. Nhằm giúp cho giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đã có nhiều giáo sư tiến sỹ, các nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu, thí điểm và triển khai đại trà về đổi mới phương pháp dạy học. Từ năm học 2002 - 2003 bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện "cuộc cách mạng về giáo dục" đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt năm học 2007 - 2008 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện chỉ thị số 33/2006 CT-TTG của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm phẩm chất đạo đức của người thầy giáo và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp - đây là khâu đột phá để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành; Là năm học triển khai thực hiện chỉ thị số 06/CT-TƯ ngày 07/11/2006 của bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là năm học toàn ngành thực hiện quyết định số 1283/QĐ-UBND ngày 28/5/2007 về thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục năm học của UBND huyện phê duyệt. Để phù hợp với sự đổi mới nội dung chương trình đòi hỏi phải đổi mới về phương pháp dạy học. Đặc biệt với bộ môn vật lí, việc đổi mới nó liên quan rất nhiều đến trang thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm. Các thiết bị dạy học vật lý là Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan 1 Trường THCS Dương Thủy
  2. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học-Vật lý lớp 7 điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh. Thông qua hoạt động với các thiết bị thí nghiệm vật lý, học sinh tiếp cận được với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kỹ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin, hướng tới việc hình thành những năng lực cần thiết của người lao động mới.Theo quan điểm của lý luận dạy học thì thí nghiệm vật lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy việc tìm ra một phương pháp dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THCS là một nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Theo tôi trong đổi mới phương pháp dạy học vật lí phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình. Vì vậy trong đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể về việc “Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy và học” chương I: Quang học - môn Vật lí 7 ở trường THCS. Với những kinh nghiệm này tôi hi vọng sẽ từng bước đổi mới được phương pháp giảng dạy một cách có hiệu quả làm cho chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn. II. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài này được thực hiện trong thời gian từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2007 - 2008 trong phạm vi trường THCS Dương Thủy - huyện Lệ Thủy. B. cơ sở lí luận - cơ sở thực tiễn I. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã thấy, mỗi môn học có một đặc trưng riêng, vì vậy khi giảng dạy các môn học khác nhau thì cũng có phương pháp giảng dạy khác nhau. Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nên việc đổi mới phương pháp cũng xuất phát từ đặc trưng này của bộ môn. Các kiến thức vật lí là sự khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Không có thí nghiệm, học sinh không có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp cận tri thức mới. Do đó mọi kiến thức mà giáo viên truyền đạt đến học sinh còn mang tính áp đặt. Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan 2 Trường THCS Dương Thủy
  3. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học-Vật lý lớp 7 Ta có thể nói rằng “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Sự hiểu biết thế giới vật lí không chỉ đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát thực nghiệm mới cho phép ta kiểm tra được sự đúng đắn của một sự vật hiện tượng. Tiết học có thí nghiệm học sinh có hứng thú hơn, tiết học sinh động hơn, đạt được hiệu quả cao hơn, đặc biệt là khi các em được thực hiện các thí nghiệm đó. II. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa mới. Với dung lượng kiến thức và yêu cầu của kiến thức mới bắt buộc giáo viên phải có một phương pháp dạy học phù hợp thì lượng kiến thức truyền đạt đến học sinh mới có chất lượng cao. Hướng đổi mới hiện nay là giảm lí thuyết kinh viện tăng thời lượng thực hành. Vì vậy phương pháp dạy học bằng thực nghiệm là hết sức hợp lí. Do việc đổi mới nội dung chương trình nên có nhiều kiến thức mới được đưa vào trong chương trình vật lí THCS, đồng thời có nhiều đồ dùng thí nghiệm mới được trang cấp. Đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn kĩ càng, việc tiếp cận với các đồ dùng thí nghiệm mới còn nhiều hạn chế cộng với tâm lí ngại sử dụng thí nghiệm trong các tiết lên lớp của một số giáo viên. Vì vậy đã làm cho sự hứng thú của học sinh đối với bộ môn vật lí không còn, dẫn đến chất lượng dạy học bộ môn vật lí còn thấp. C. quá trình thực hiện I. Thực trạng tình hình: Trường THCS Dương Thủy được đặt tại thôn Trung Thiện, xã Dương Thủy, huyện Lệ Thủy. Là địa bàn có dân cư phân bố thưa thớt, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên sự chăm lo đến việc học tập của con em chưa được chú ý nhiều, phong trào học tập của học sinh đang còn thấp. Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa thì các trường đã được trang cấp khá đầy đủ trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên chất lượng của một số dụng cụ thí nghiệm còn hạn chế, vì vậy nếu giáo viên không chuẩn bị các dụng cụ thiết Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan 3 Trường THCS Dương Thủy
  4. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học-Vật lý lớp 7 bị thí nghiệm một cách chu đáo trước khi lên lớp thì sẽ gặp khó khăn khi tiến hành thí nghiệm hoặc có trường hợp sẽ không thành công. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã và đang diễn ra một cách rầm rộ. Tuy nhiên với đa số giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớn tuổi vẫn còn lúng túng hoặc còn ngần ngại khi sử dụng thiết bị dạy học. Việc tập huấn sử dụng lắp ráp thí nghiệm cho giáo viên còn ít nên khi sử dụng đồ dùng hoặc lắp ráp thí nghiệm vẫn chưa có hiệu quả cao. Học sinh ít được tiếp cận với các đồ dùng hiện đại hàng ngày nên kiến thức thực tiễn về khoa học của học sinh còn nhiều hạn chế, mức độ hứng thú đối với bộ môn còn ít. Trường THCS Dương Thủy đã được trang cấp, xây dựng một phòng thực hành vật lí, đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên triển khai thực hiện đổi mới dạy học bằng phương pháp thực nghiệm một cách có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên nên đã không ít gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn vật lý nói chung và vật lý 7 nói riêng. Kết quả kiểm tra chương I của toàn trường Năm học: 2006 - 2007 Điểm Tổng số Điểm < 5 Điểm 0 - 2 Điểm 5 Khá - giỏi học sinh SL % SL % SL % SL % 115 46 40,0 12 10,4 69 60,0 21 18,3 Qua kết quả trên ta thấy chất lượng bộ môn vật lí 7 còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp dạy học bằng thực nghiệm để đưa chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng cao. II. Cách tổ chức thực hiện dạy học bằng phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học lý 7 trong trường THCS. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí, trong năm học 2007 - 2008 chúng tôi đã thực hiện dạy bằng phương pháp thực nghiệm trong chương I: “Quang học” vật lý 7 theo các hoạt động như sau: Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan 4 Trường THCS Dương Thủy
  5. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học chương Quang học-Vật lý lớp 7 * Thứ nhất: Làm xuất hiện vấn đề: Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề làm nảy sinh mâu thuẩn nhận thức, tạo sự bất ngờ lôi cuốn các em vào bài học. Khi nhận thức đã trở thành nhu cầu thì ý thức xuất hiện, động cơ thúc đẩy, chủ thể hành động. Sau đó Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề và phát biểu vấn đề thành lời được nghiên cứu. Từ vấn đề đã được rút ra gợi cho học sinh ham muốn tìm hiểu nghiên cứu. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Sự truyền ánh sáng” trong “Chương I: Quang học” vật lý 7 Sau khi giáo viên kiểm tra bài cũ xong, giáo viên nhấn mạnh lại: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta ( nghĩa là lọt qua lỗ con ngươi vào mắt). Vậy các em hãy vẽ trên giấy xem có bao nhiêu đường, có thể đi từ một điểm trên vật sáng đến lỗ con ngươi của mắt, kể cả đường thẳng và đường ngoằn nghèo? - Có vô số đường (học sinh vẽ hoặc trả lời). Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những con đường có thể đó, để truyền đến mắt? Ví dụ 2: Khi dạy bài “Gương cầu lồi” trong “Chương I: Quang học” giáo viên có thể đặt vấn đề như sau: Nhìn vào một gương phẳng ta thấy ảnh của mình ở trong gương . Nếu gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu (gương cầu lồi) thì ta có thể nhìn thấy ảnh của mình ở trong gương nữa không? Nếu có thì ảnh đó khác ảnh trong gương phẳng như thế nào? * Thứ hai: Xây dựng dự đoán, có thể đúng hoặc sai. Từ vấn đề đã được rút ra học sinh suy nghĩ hướng giải quyết, mỗi học sinh có thể đưa ra dự đoán của mình. Ví dụ: * Từ vấn đề đưa ra ở ví dụ 1 (ở trên) học sinh có thễ dự đoán: - ánh sáng nó truyền theo đường cong - ánh sáng nó truyền đi theo đường thẳng; * Từ vấn đề đưa ra ở ví dụ hai (ở trên) học sinh có thể dự đoán: - ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (ảnh thật) - ảnh đó lớn bằng vật (hoặc nhỏ hơn vật, hoặc lớn hơn vật) * Thứ 3: Đề xuất và thực hiện một phương án thí nghiệm kiểm tra. + Giáo viên cho học sinh phát biểu một phương án thí nghiệm kiểm tra. Giáo viên: Bùi Thị Kim Lan 5 Trường THCS Dương Thủy