SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải nhanh một số bài tập Hoá học

doc 27 trang sangkien 27/08/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải nhanh một số bài tập Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_do_thi_trong_toan_hoc_de_giai_nhanh.doc

Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải nhanh một số bài tập Hoá học

  1. sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa Trường THPT hàm rồng Sáng kiến kinh nghiệm "sử dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải nhanh một số bài tập Hoá học" Người viết: Nguyễn Thanh Hải Tổ: Hoá - Sinh - Kỹ thuật Năm học: 2006 - 2007
  2. Mục lục Trang A. Đặt vấn đề 3 B. Giải quyết vấn đề 4 I. Phương pháp đồ thị 4 II. Các ví dụ 4 III. Phương pháp chung 9 IV. Tổ chức thực hiện 11 C. Kết luận 12 Tài liệu tham khảo 1. Sách Hoá học Lớp 12 - NXB GD HN 2000. 2. Sách Bài tập Hoá học Lớp 12 - NXB GD HN 2000. 3. Đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng NXB ĐHQG HN 1999-2001. 4. Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp Tỉnh, cấp Quốc gia các năm. 2
  3. A. đặt vấn đề Trong học tập hoá học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học. Qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm và việc tham khảo nhiều tài liệu, tôi đã tích luỹ được một số phương pháp giải bài tập hoá học. Việc vận dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải nhanh một số bài tập hoá học đã tỏ ra có nhiều ưu điểm, đặc biệt là khi các kỳ thi ngày nay đã chuyển đổi sang phương pháp TNKQ. Trong trường hợp này, học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian tính toán để có kết quả. Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến cách làm này trong một số tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, ở đó cũng mới chỉ dừng lại ở việc giải một số bài tập đơn lẻ mà chưa có tính khái quát. Chính vì vậy, tôi viết đề tài này nhằm khái quát việc vận dụng phương pháp đồ thị trong toán học để giải một số bài tập hoá học. Thông qua đó tôi muốn giới thiệu với các thầy cô giáo và học sinh một trong những phương pháp giải bài tập hoá học rất có hiệu quả. Vận dụng được phương pháp này sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học được thuận lợi hơn rất nhiều, nhanh chóng có kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ. Đề tài được viết dựa trên cơ sở giải một số ví dụ điển hình bằng hai phương pháp khác nhau. Trong đó có phương pháp đồ thị trong toán học. Tổ chức giảng dạy ở một lớp, đánh giá việc vận dụng phương pháp này sau khi đã được học tập. So sánh kết quả làm bài với một lớp khác không được giới thiệu vận dụng phương pháp đồ thị trong toán học học tập. Trên cơ sở kết quả thu được, đánh giá được ưu điểm và khái quát thành phương pháp chung cho một số dạng bài tập hoá học có thể giải bằng phương pháp này. 3
  4. B. giải quyết vấn đề I. phương pháp đồ thị Cơ sở của phương pháp là việc sử dụng đồ thị trong toán học để giải một số hệ phương trình. Trong hoá học, một số dạng bài tập được giải dựa trên cơ sở nội dung của phương pháp này. Đó là trường hợp mà trong thí nghiệm hoá học có hai quá trình lượng kết tủa tăng dần, sau đó giảm dần đến hết khi lượng chất phản ứng có dư. Có thể vận dụng phương pháp này trong hoá học ở các trường hợp chủ yếu sau: - Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa hiđroxit của kim loại phân nhóm chính nhóm II. - Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch muối nhôm hoặc muối kẽm. - - Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch muối có chứa anion AlO 2 2- hoặc ZnO2 . Ta xem xét phương pháp giải một số bài tập dựa trên cơ sở đó thông qua một số ví dụ sau. II. Các ví dụ Ví dụ 1: Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp A gồm N2 và CO2 ở đktc vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 1 gam kết tủa. Tính % CO2 trong hỗn hợp A theo thể tích (Sách Hoá học - Lớp 12 - NXB Giáo dục Hà nội). Lời giải * Phương pháp tự luận: Phương trình hoá học của những phản ứng lần lượt xảy ra như sau: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (1) CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2 (2) Ta có: Số mol Ca(OH)2 = 2. 0,02 = 0,04 (mol) Số mol CaCO3 = 1 : 100 = 0,01 (mol) Trường hợp 1: Chỉ có phản ứng (1)  Ca(OH)2 dư. Theo phương trình ta có: Số mol CO2 = Số mol CaCO3 = 0,01 (mol) = Số mol Ca(OH)2 < 0,04 (mol). 4
  5. 0,01 22,4 Vậy, A có % CO2 = 100% 2,24%  10 Trường hợp 2: Cả phản ứng (1) và (2) đều xảy ra  Ca(OH)2 hết. Theo phương trình (1): Số mol CaCO3 (1) = Số mol Ca(OH)2 = 0,04 (mol). Số mol CaCO3 (2) = 0,04 - 0,01 = 0,03 (mol). Theo phương trình (1) và (2): Số mol CO2 = 0,04 + 0,03 = 0,07 (mol) 0,07 22,4 Vậy, A có % CO2 = 100% 15,68%  10 * Phương pháp đồ thị: Dựa vào tỷ lệ phản ứng ở phương trình (1) và (2) ta vẽ được đồ thị biểu diễn lượng kết tủa thu được theo lượng CO2 đã phản ứng như sau: Số mol CaCO3 0,04 0,01 0,01 0,04 0,07 0,08 Số mol CO2 Dựa vào đồ thị, nếu sau phản ứng thu được 1 gam kết tủa thì ta có ngay: Trường hợp 1: Số mol CO2 = 0,01 (mol). Trường hợp 2: Số mol CO2 = 0,07 (mol). Ví dụ 2: Hoà tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M hoá trị n vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thì thu được 4,08 gam chất rắn B. Nếu cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 27,96 gam kết tủa. a. Tìm công thức của X. 5
  6. b. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,2 M cần thêm vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất. c. Cho 250 ml dung dịch KOH tác dụng hết với A thì thu được 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ của dung dịch KOH. (Đề thi tuyển sinh - NXB Giáo dục Hà nội - 1998). Lời giải a. Kết quả tính toán cho ta công thức muối là: Al2(SO4)3.18H2O. Như vậy, dung dịch A có: 3+ 2 4,08 Số mol Al = 2. Số mol Al2O3 = 0,08 (mol). 102 * Phương pháp tự luận: Phương trình hoá học của những phản ứng lần lượt xảy ra như sau: 3+ - Al + 3 OH Al(OH)3 (1) - - Al(OH)3 + OH AlO2 + 2 H2O (2) b. Để lượng kết tủa lớn nhất thì chỉ xảy ra phản ứng (1). Theo phương trình: Số mol OH- = 3. Số mol Al3+ = 3. 0,08 = 0,24 (mol) Để lượng kết tủa nhỏ nhất thì xảy ra cả phản ứng (1) và (2). Theo phương trình: Số mol OH- = 4. Số mol Al3+ = 4. 0,08 = 0,32 (mol) Vậy, thể tích dung dịch NaOH 0,2 M cần thêm vào A để lượng kết tủa thu được lớn nhất, nhỏ nhất tương ứng là: V = 0,24 : 0,2 = 1,2 (lít) và V' = 0,32 : 0,2 = 1,6 (lít). c. Số mol kết tủa Al(OH)3 thu được là 2,34 : 78 = 0,03 (mol). Trường hợp 1: Chỉ có phản ứng (1)  Al3+ dư. Theo phương trình ta có: - Số mol OH = 3. Số mol Al(OH)3 = 3. 0,03 = 0,09 (mol) 3+ Số mol Al (pư) = Số mol Al(OH)3 < 0,04 (mol). 0,09 Vậy, nồng độ dung dịch KOH là: [KOH] = 0,36 (M )  0,25 Trường hợp 2: Cả phản ứng (1) và (2) đều xảy ra  Al3+ hết. 6
  7. Theo phương trình (1): 3+ Số mol Al(OH)3 (1) = Số mol Al = 0,08 (mol). Số mol Al(OH)3 (2) = 0,08 - 0,03 = 0,05 (mol). Theo phương trình (1) và (2): Số mol OH- = 3. 0,08 + 0,05 = 0,29 (mol) 0,29 Vậy, nồng độ dung dịch KOH là: [KOH] = 1,16 (M )  0,25 * Phương pháp đồ thị: Dựa vào tỷ lệ phản ứng ở phương trình (1) và (2) ta vẽ được đồ thị biểu diễn lượng kết tủa thu được theo lượng OH- đã phản ứng như sau: Số mol Al(OH)3 0,08 0,03 0,09 0,24 0,29 0,32 Số mol OH- Dựa vào đồ thị ta có ngay: b. Số mol OH- cần có để lượng kết tủa thu được lớn nhất, nhỏ nhất tương ứng là 0,24 và 0,32 (mol). c. Nếu sau phản ứng thu được 2,34 gam kết tủa thì: Trường hợp 1: Số mol OH- = 0,09 (mol). Trường hợp 2: Số mol OH- = 0,29 (mol). Ví dụ 3: Hoà tan vừa hết m gam Al vào dung dịch NaOH thì thu được dung dịch A và 3,36 lít H2 (đktc). a. Tính m. b. Rót từ từ dung dịch HCl 0,2 M vào A thì thu được 5,46 gam kết tủa. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. Lời giải a. Phương trình phản ứng: 7
  8. 2 Al + 2 H2O + 2 NaOH 2 NaAlO2 + 3 H2 Theo phương trình: Số mol Al = 2/3. Số mol H2 = 0,1 (mol). m = 2,7 (gam). * Phương pháp tự luận: Phương trình hoá học của những phản ứng lần lượt xảy ra như sau: + - H + H2O + AlO2 Al(OH)3 (1) + 3+ 3 H + Al(OH)3 Al + 3 H2O (2) b. Theo giả thiết: Số mol Al(OH)3 = 5,46 : 78 = 0,07 (mol) - Trường hợp 1: Chỉ có phản ứng (1)  AlO2 dư. Theo phương trình ta có: + Số mol H = Số mol Al(OH)3 = 0,07 (mol). - Số mol AlO2 (pư) = Số mol Al(OH)3 < 0,1 (mol). 0,07 Vậy, thể tích dung dịch HCl là: [HCl] = 0,35 (lít). 0,2 - Trường hợp 2: Cả phản ứng (1) và (2) đều xảy ra  AlO2 hết. Theo phương trình (1): - Số mol Al(OH)3 (1) = Số mol AlO2 = 0,1 (mol). Số mol Al(OH)3 (2) = 0,1 - 0,07 = 0,03 (mol). Theo phương trình (1) và (2): Số mol H+ = 0,1 + 3. 0,03 = 0,19 (mol) 0,19 Vậy, nồng độ dung dịch HCl là: [HCl] = 0,95 (lít). 0,2 * Phương pháp đồ thị: Số mol Al(OH)3 0,1 0,07 0,07 0,1 0,19 0,4 Số mol H+ 8
  9. Dựa vào tỷ lệ phản ứng ở phương trình (1) và (2) ta vẽ được đồ thị biểu diễn lượng kết tủa thu được theo lượng H+ đã phản ứng như trên. b. Nếu sau phản ứng thu được 5,46 gam kết tủa thì: Trường hợp 1: Số mol H+ = 0,07 (mol). Trường hợp 2: Số mol H+ = 0,19 (mol). III. Phương pháp chung Qua việc giải các bài tập ở trên bằng hai phương pháp khác nhau ta nhận thấy: - Có thể giải một số bài tập hoá học theo phương pháp đồ thị một cách nhanh chóng mà không bị bỏ sót nghiệm. - Các bài tập hoá học giải được theo phương pháp này gồm hai loại chủ yếu sau: 1. Tính lượng chất đã phản ứng tương ứng với lượng kết tủa thu được. 2. Tìm điều kiện để khối lượng kết tủa thu được lớn nhất, nhỏ nhất. Dạng 1: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa. Số mol kết tủa a b x a y 2a Số mol CO2 Số mol CO2 đã phản ứng là: x = b (mol) y = 2a - b (mol). Dạng 2: Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch chứa a mol muối Al3+ hoặc Zn2+. Sau phản ứng thu được b mol kết tủa. * Số mol OH- đã phản ứng là: x = 3b (mol) y = 4a - b (mol). Số mol Al(OH)3 9
  10. a b Số mol OH- x 3a y 4a Số mol Zn(OH)2 a b Số mol OH- x 2a y 4a * Số mol OH- đã phản ứng là: x = 2b (mol) y = 4a - 2b (mol). Dạng 3: Rót từ từ dung dịch axit đến dư vào dung dịch chứa a mol muối - 2- AlO2 hoặc ZnO2 . Sau phản ứng thu được b mol kết tủa. Số mol Al(OH)3 a b Số mol H+ x a y 4a * Số mol OH- đã phản ứng là: x = b (mol) y = 4a - 3b (mol). Số mol Zn(OH)2 a b Số mol H+ x 2a y 4a * Số mol H+ đã phản ứng là: x = 2b (mol) y = 4a - 2b (mol). IV. tổ chức Thực hiện 10