SKKN Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm giúp học sinh Lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm giúp học sinh Lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_hop_tac_nham_giup_hoc_sinh.pdf
Nội dung text: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhằm giúp học sinh Lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học
- GPKH: “Sử dụng PPDH hợp tác nhằm giúp học sinh lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học === Giáo viên thực hiện: Phan Quốc Thế Trần Thị Trúc Phương Bộ môn: Tin học Đơn vị công tác: Trường THPT Lộc Hưng TÓM TẮT ĐỀ TÀI Quá trình phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập ở nước ta hiện nay đòi hỏi người lao động Việt Nam không chỉ cần có trình độ cao về mặt kiến thức và những kĩ năng chuyên môn mà họ còn phải là những người lao động biết hợp tác và sở hữu những kĩ năng giao tiếp xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên, giáo dục phổ thông hiện nay đã đưa việc phát triển các kĩ năng xã hội cho học sinh là mục tiêu đào tạo. Luật giáo dục chương II, Mục 2, điều 28 quy định: “Phương pháp dạy học (PPDH) phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Định hướng đổi mới giáo dục được vạch rõ tại Nghị quyết TW Đảng khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”. 1 === Ngưới thực hiện: Phan Quốc Thế - Trần Thị Trúc Phương Trường THPT Lộc Hưng
- GPKH: “Sử dụng PPDH hợp tác nhằm giúp học sinh lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học === Như chúng ta đều biết, chương trình tin học mới được đưa vào trong chương trình giáo dục THPT trong vài năm gần đây, do nó còn mới mẻ nên cả giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Đặc biệt, Tin học 11 là môn học khó đối với đại đa số học sinh vùng sâu, còn nhiều khó khăn như trường chúng tôi để tiếp thu và đạt kết quả tốt trong học tập. Giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh. Ví dụ: Tiết luyện tập về vòng lặp For – Do. Những năm trước, chúng tôi tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Xong, chúng tôi nhận thấy rằng: tiết học chỉ diễn ra một chiều, thật khô khan, kiến thức được truyền đạt một cách thụ động, nhàm chán, học sinh thì không tích cực, kết quả tiết học không như mong muốn. Giải pháp của chúng tôi là: “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác” để áp dụng vào giảng dạy tiết luyện tập về vòng lặp For – do thay vì sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để truyền thụ kiến thức như trước đây. Phương pháp dạy học hợp tác là một trong những phương pháp hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động cho người học đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng và rèn luyện được các kĩ năng xã hội như kĩ năng hợp tác, giao tiếp, . Phương pháp này giúp các em tự tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận và trao đổi nhóm với nhau. Vì thế giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức, hiểu bài và khắc sâu nội dung hơn. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 2 lớp: 11B1 và 11B2 trường THPT Lộc Hưng. Lớp 11B1 là lớp đối chứng và 11B2 là lớp thực nghiệm. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy tiết 15 – Bài: Luyện tập về vòng lặp For - Do. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến ý thức học tập, sự tiếp thu bài và kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình 8.0; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình 7.1. Kết quả kiểm chứng Ttest cho thấy p<0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: “Việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác” làm nâng cao kết quả học tập của các em. Bên cạnh đó, rèn luyện cho các em kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, , hình thành cho các em tính tự giác, tích cực trong học tập cũng như ngoài xã hội. 2 === Ngưới thực hiện: Phan Quốc Thế - Trần Thị Trúc Phương Trường THPT Lộc Hưng
- GPKH: “Sử dụng PPDH hợp tác nhằm giúp học sinh lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học === GIỚI THIỆU Trong chương trình giáo dục phổ thông, Tin học là một môn học rất mới mẻ đối với hầu hết các em học sinh. Đặc biệt, Bộ môn Tin học 11, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề truyền tải kiến thức cho các em và để các em vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập mà giáo viên đưa ra lại càng khó hơn. Trong chương trình Tin học 11, khi dạy đến tiết PPCT: 15 – Bài tập luyện tập về vòng lặp For - Do, giáo viên thường cho một số bài toán cơ bản, quen thuộc về vòng lặp For – Do để các em vận dụng các kiến thức vừa học xong ở bài 10: “Cấu trúc lặp” để làm. Trước đây, chúng tôi dùng phương pháp dạy học truyền thống để giảng dạy các bài tập đó cho các em. Xong, các em cũng hiểu bài và hoàn thành bài tập sau khi giáo viên giải thích và hướng dẫn từng bước, và khi cho bài tập tương tự các em không tự giải quyết được, vẫn phụ thuộc vào giáo viên mới hoàn thành được. Qua đó, chúng tôi nhận thấy: “Hiệu quả tiết học không cao, hoạt động giáo dục chỉ diễn ra một chiều, học sinh thụ động, không tích cực, giáo viên đóng vai trò trung tâm. Như vậy để giải quyết vấn đề đặt ra cần có một phương pháp dạy học vừa phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh vừa tạo cho học sinh cơ hội được rèn luyện các kĩ năng xã hội: kỹ năng hợp tác, giao tiếp Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng “Phương pháp dạy học hợp tác” thay cho phương pháp dạy học truyền thống và khai thác nó như một phương pháp rèn luyện lối tư duy sáng tạo, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giải pháp thay thế: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác vào giảng dạy tiết 15 - Bài: Bài luyện tập về vòng lặp For – Do (Tin học 11). Cụ thể như sau: a. Nội dung bài dạy Luyện tập cho HS về vòng lặp for trong Pascal. Cho bài toán gốc: “Viết chương trình nhập vào 1 số tự nhiên n, in ra màn hình các ước của n theo thứ tự tăng dần”. Phát triển bài toán gốc theo 3 nhánh: + Nhánh 1: Đếm số ước của n. Suy ra n có phải là số nguyên tố không? + Nhánh 2: Tính tổng các ước của n. Suy ra n có phải là số hoàn hảo không? + Nhánh 3: Tìm các ước chung của 2 số tự nhiên. Suy ra ước chung lớn nhất của 2 số tự nhiên đó. 3 === Ngưới thực hiện: Phan Quốc Thế - Trần Thị Trúc Phương Trường THPT Lộc Hưng
- GPKH: “Sử dụng PPDH hợp tác nhằm giúp học sinh lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học === b. Ý tưởng hợp tác Toàn lớp được học chương trình bài toán gốc ở đầu tiết học, sau đó chia lớp ra 6 nhóm mang số 1,2,3,4,5,6 theo thứ tự các nhóm. Nhóm 1,4 làm nhánh 1. Nhóm 2,5 làm nhánh 2. Nhóm 3,6 làm nhánh 3 Giáo viên giao phiếu bài tập cho mỗi nhóm sao cho mỗi nhóm không biết những nhóm khác làm công việc gì. Sau khi kết thúc thời gian thảo luận và viết chương trình, từng nhóm cử đại diện của nhóm lên bảng viết chương trình, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét (vì 2 nhóm làm chung một phiếu bài tập nên có thể nhận xét, góp ý cho nhau). c. Quá trình điều hành + GV tiến hành chia nhóm, đại diện mỗi nhóm lên viết chương trình bài toán gốc (khi viết chương trình giáo viên hướng dẫn học sinh viết các dòng lệnh thưa ra để có thể chỉnh sửa lại chương trình một cách dễ dàng), sau đó giao phiếu bài tập cho mỗi nhóm. + Tổ chức cho HS thảo luận, viết chương trình ở từng nhóm + Tổ chức cho HS trình bày chương trình và giải thích ý tưởng + Tổ chức cho HS đặt câu hỏi và đánh giá lẫn nhau về các nội dung đã trình bày. d. Mô hình tiến trình giờ học 1. Tiến hành chia nhóm và phát phiếu học tập Áp dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước chúng ta đã giải quyết được bài toán gốc ở đầu tiết trước. Nhập một số tự nhiên n, viết ra các ước theo thứ tự tăng dần của n Lớp chia thành 6 nhóm được đánh số từ 1Æ6 theo thứ tự của nhóm Xuất phát từ bài toán gốc, ta có các bài tập như ở trong phiếu học tập. GV đi phát phiếu học tập cho mỗi nhóm sao cho đảm bảo nhóm 1,4 làm phiếu 1; nhóm 2,5 làm phiếu 2; nhóm 3,6 làm phiếu 3 (1 nhóm không biết các nhóm còn lại làm bài tập nào) Phiếu học tập số 1 (a) Nhập một số tự nhiên n, viết ra các ước theo thứ tự tăng dần của n (b) Nhập n, đếm các ước của n. (c) Nhập n, kiểm tra xem n có phải là số nguyên tố? Gợi ý: N là số nguyên tố khi ước chung của n là 1và chính nó, có nghĩa là số lượng ước của n là 2 Phiếu học tập số 2 (a) Nhập một số tự nhiên n, viết ra các ước theo thứ tự tăng dần của n (b) Nhập n, tính tổng các ước của n (c) Nhập n, xét xem n có phải là số hoàn hảo 4 === Ngưới thực hiện: Phan Quốc Thế - Trần Thị Trúc Phương Trường THPT Lộc Hưng
- GPKH: “Sử dụng PPDH hợp tác nhằm giúp học sinh lớp 11 nâng cao kết quả học tập môn Tin học === Gợi ý: N là số hoàn hảo khi tổng các ước thực sự của nó bằng chính nó Ví dụ n=6, các ước thực sự của n là 1,2,3; 6 = 1+2+3 Æ n=6 là số hoàn hảo Phiếu học tập số 3 (a) Nhập một số tự nhiên n, viết ra các ước theo thứ tự tăng dần của n (b) Nhập m,n. Viết ước chung của m, n (c) Viết UCLN(m,n). Gợi ý: Sử dụng một biến tg để lưu ước chung của m,n. Ước chung lớn nhất của m và n chính là giá trị cuối cùng được chứa trong biến tg Các bài tập trên được xây dựng dựa trên sự phân bậc hoạt động. Mỗi nhóm đều phải hoàn thành ý c, mức c được phân bậc từ mức a và mức trung gian (mức b) 2. Cho HS thảo luận: GV có thể giải đáp các thắc mắc hoặc gợi ý cho HS Cho HS thảo luận trong một thời gian nhất định. Trong quá trình các nhóm làm việc, GV đi xuống lớp quan sát các nhóm làm việc, GV có thể gợi ý cho mỗi nhóm. Việc này để GV có thể đánh giá quá trình làm việc của mỗi nhóm và biết được nhóm nào làm được, có cách giải hay, nhóm nào còn bị vướng mắc cần sự trợ giúp 3. Lên bảng trình bày theo hình thức thi tiếp sức Chia bảng thành 3 phần. Mỗi nhóm trình bày một phần (cùng lúc). Ba nhóm đồng thời viết ba chương trình. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc GV sẽ đánh giá được nhóm nào làm được, cách làm hay và cử đại diện của nhóm đó lên bảng trình bày, trình bày theo hình thức thi tiếp sức. Có thể người 1 sẽ lên trình bày ý tưởng của bài toán, người khác lên trình bày về cách khai báo biến, ý nghĩa của các biến, một người khác lên viết chương trình, Như vậy, cùng một lúc ba chương trình được viết lên bảng, có nghĩa là cùng một thời gian, cả lớp được học 3 chương trình. Nếu như áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, để làm được 3 chương trình này chúng ta cần 3 lần thời gian như thế. Điều này chứng tỏ PPHD hợp tác có những điểm hơn hẳn so với PPDH truyền thống. 4. HS đặt câu hỏi và đánh giá lẫn nhau về nội dung đã trình bày Hai nhóm cùng làm một phiếu bài tập vì vậy có thể nhận xét được cho nhau. Giả sử nhóm 1 lên làm thì các thành viên trong nhóm 4 phải nhận xét, góp ý. Các nhóm khác đọc chương trình của nhóm 1 làm, nếu có thắc mắc cần hỏi, nhóm 1 phải có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc đó. 5 === Ngưới thực hiện: Phan Quốc Thế - Trần Thị Trúc Phương Trường THPT Lộc Hưng