SKKN Sử dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học nội dung sinh sản – THPT lĩnh vực dạy học sinh học

docx 90 trang Mịch Hương 27/09/2024 3261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học nội dung sinh sản – THPT lĩnh vực dạy học sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mo_hinh_day_hoc_ket_hop_blended_learning_de_pha.docx
  • pdfNguyễn Thị Hà Phương - THPT Diễn Châu 4 - lĩnh vực sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Sử dụng mô hình dạy học kết hợp (blended learning) để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học nội dung sinh sản – THPT lĩnh vực dạy học sinh học

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH SẢN – THPT LĨNH VỰC DẠY HỌC SINH HỌC Tác giả: Nguyễn Thị Hà Phương Nghệ An, tháng 03 năm 2022 1
  2. Chương 2: SỬ DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP B- LEARNING ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HS Trang 18 TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH SẢN – THPT 2.1. Phân tích nội dung sinh sản -THPT Trang 18 2.2. Quy trình dạy học theo mô hình DHKH nhằm phát triển năng lực tự học của HS Trang 19 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế nội dung dạy học theo mô hình DHKH Trang 19 2.2.2. Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình DHKH Trang 20 2.2.3. Minh họa quy trình dạy học theo mô hình DHKH chủ đề “Sinh sản vô tính ở sinh vật và ứng dụng” Trang 24 2.2.4. Thiết kế chủ đề “Sinh sản hữu tính ở sinh vật và ứng dụng” theo Trang 28 mô hình DHKH . 2.3. Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ đánh giá năng lực tự học . Trang 39 2.4. Kết luận chương 2 Trang 40 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Trang 41 3.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm Trang 41 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm . Trang 41 3.3. Thời gian, địa điểm, đối tượng Trang 41 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm Trang 42 3.4.1. Phân tích định lượng Trang 42 3.4.2. Phân tích định tính . Trang 46 3.5. Kết luận chương 3 Trang 48 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 49 1. Kết luận Trang 49 2. Kiến nghị . Trang 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO . Trang 51 PHỤ LỤC 1. BÀI GIẢNG E-LEARNING CHỦ ĐỀ 2 Trang 52 ii
  3. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu rõ:“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ” Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học là vấn đề cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay, trong đó có giáo dục phổ thông. Bản chất của quá trình đổi mới PPDH là chuyển quá trình dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều của GV sang quá trình GV tổ chức, hướng dẫn người học tìm kiếm, khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, qua đó hình thành năng lực. Đổi mới phương pháp dạy học giúp người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế. 1.2. Xuất phát từ hiệu quả của việc sử dụng mô hình dạy học kết hợp B- learning để phát triển năng lực tự học Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã có những tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đời sống nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Nhờ có công nghệ thông tin, hoạt động dạy - học trở nên linh hoạt hơn, người học không bị giới hạn trong các lớp học truyền thống mà hoạt động học tập có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Hình thức dạy học E-learning đã ra đời đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Tuy nhiên, hình thức dạy học này vẫn có những hạn chế nhất định, không thể thay thế được vai trò chủ đạo của hình thức dạy học trên lớp. Vì vậy, một phương pháp dạy học mới, hiện đại, có thể khắc phục những nhược điểm của E-learning phù hợp ngày nay là mô hình dạy học kết hợp Blended learning - phương pháp kết hợp những ưu điểm của cả hình thức dạy học truyền thống và hình thức dạy học trực tuyến. 1
  4. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học nội dung sinh sản – Sinh học 11 THPT. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cách tổ chức dạy học theo mô hình dạy học kết hợp B- learning để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học nội dung sinh sản. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy là: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị của Bộ GD & ĐT về đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở nhà trường phổ thông. Nghiên cứu các tài liệu (Sách, báo, tạp chí ) về vấn đề phát triển năng lực tự học của HS trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học kết hợp B-learning và dạy học Sinh học theo hướng tiếp cận NL nói chung và NLTH của HS nói riêng. - Nghiên cứu nội dung, chương trình kiến thức chương sinh sản - Sinh học 11. 4.2. Phương pháp quan sát và điều tra - Điều tra thực trạng hiểu biết và sử dụng mô hình dạy học kết hợp B-learning của GV ở một số trường THPT. - Điều tra thực trạng sử dụng Internet trong dạy và học trực tuyến ở một số trường THPT - Sử dụng phiếu điều tra đối với GV và HS. 4. 3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia phương pháp dạy học, giáo dục học và GV dạy bộ môn Sinh học ở một số trường THPT về khả năng sử dụng mô hình dạy học kết hợp B-learning để phát triển năng lực tự học trong dạy học sinh học. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp nhằm kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài. 4.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tiến hành thực nghiệm sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm exel. 3