SKKN Sử dụng câu hỏi, bài tập và bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng câu hỏi, bài tập và bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_su_dung_cau_hoi_bai_tap_va_bai_tap_tinh_huong_de_ren_lu.docx
- Nguyễn Thị Phương Đông-THPT Tân Kỳ 3-Sinh học.pdf
Nội dung text: SKKN Sử dụng câu hỏi, bài tập và bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, Sinh học 11
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11 LĨNH VỰC: SINH HỌC
- MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tương nghiên cứ u 2 4. Pham vi nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1. Cơ sở lí luận 3 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 1.1.2. Các khái niệm cơ bản 4 1.1.3. Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 6 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 8 1.2.1. Cấu trúc nội dung chương trình phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11 THPT 8 1.2.2. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn ở một số trường THPT tại Tân Kỳ 11 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy và học 15 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 16 Chương 2. SỬ DỤNG CÂU HỎI BÀI TẬP VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HS THPT TRONG DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT, SINH HỌC 11 17 2.1. Một số nguyên tắc rèn luyện KNVD kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 17 2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn 17 2.3. Sử dụng câu hỏi, bài tập và bài tập tình huống liên quan đến thực tiễn 18 2.3.1. Câu hỏi, bài tập 18 2.3.2. Bài tập tình huống 19 2.4. Một số ví dụ minh họa cho việc sử dụng câu hỏi, bài tập liện quan đến thực tiễn để rèn luyện kỹ năng VDKT vào thực tiễn theo quy trình đã đề xuất 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 28
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1. BTTH Bài tập tình huống 2. ĐC Đối chứng 3. G Giỏi 4. GV Giáo viên 5. HS Học sinh 6. K Khá 7. KN Kỹ năng 8. NXBGD Nhà xuất bản giáo dục 9. PPDH Phương pháp dạy học 10. SGK Sách giáo khoa 11. TB Trung bình 12. TH Thực hành 13. THPT Trung học phổ thông 14. TN Thực nghiệm 15. VDKT Vận dụng kiến thức 16. VDKT Vận dụng kiến thức 17. YK Yếu kém
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn số HS đạt điểm các loại qua các bài kiểm tra 33 Biểu đồ 3.2. Mô tả biểu diễn các mức độ về kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua 3 lần kiển tra 33 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần kiểm tra 35 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần kiểm tra 35 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần kiểm tra 36 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 3 lần kiểm tra 36 Biều đồ 3.7. Biểu đồ mô tả các mức độ đạt được của tiêu chí 5 qua 3 lần kiểm tra 37
- học sinh trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được một số biện pháp sư phạm theo định hướng rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở THPT. 3. Đối g nghiên cứ u tươn Các biện pháp và quy trình để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11 ở trường THPT. 4. Pham vi nghiên cứu Nghiên cứu rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật vào thực tiễn cho HS lớp 11 trường THPT Tân Kỳ 3, Tân Kỳ, Nghệ An. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học phổ thông. - Điều tra thực trạng dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông ở trường THPT huyện Tân Kỳ, Nghệ An. - Đề xuất quy trình thiết kế một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS lớp 11 THPT trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật. - Thiết kế bài học theo hướng sử dụng các biện pháp sư phạm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật - Thực nghiệm sư phạm 6. Tính mới của đề tài + Sử dụng các biện pháp sư phạm để tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11. + Xây dựng được hệ thống các biện pháp liên quan đến thực tiễn thuộc phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật, Sinh học 11. 2
- nêu vấn đề chương oxi- lưu huỳnh hóa học lớp 10” đã đề xuất quy trình phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn Hóa học vào thực tiễn thông qua thí nghiệm và dạy học nêu vấn đề. Cũng quan tâm nghiên cứu kỹ năng nói chung và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nói riêng, trong bộ môn Sinh học có đề tài “Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào, sinh học 10” của Tác giả Trần Thái Toàn (2014). Như vậy, qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi thấy rằng: Kỹ năng nói chung và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nói được các tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều có hai hướng chính: Hướng thứ nhất là lý thuyết, hướng thứ hai là thực tiễn. Đúng vậy, để có thực tiễn thì chúng ta phải nắm được lý thuyết sau đó mới áp dụng vào thực tiễn tốt. 1.1.2. Các khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Kỹ năng Định nghĩa về KN có rất nhiều cách, cụ thể: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” đó là theo Từ điển Tiếng Việt:. “KN là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn. KN đạt tới mức hết sức thành thạo, khéo léo trở thành kĩ xảo” đó là theo Trần Bá Hoành. Trong cuốn “Tâm lý học”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai cho rằng “Kĩ năng: là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm vụ mới”. Đồng thời tác các giả cũng đưa ra khái niệm về kỹ năng học tập:“kỹ năng học tập trước hết là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện các hành động học tập đã được học sinh lĩnh hội để giải quyết nhiệm vụ học tập mới”. Như vậy, khi nói về kỹ năng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chung quy lại bất kỳ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết - đó là kiến thức. Sở dĩ như vậy là vì xuất phát từ cấu trúc của kỹ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu được những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức đó). Mục tiêu = Kỹ năng x Nội dung Kỹ năng là yếu tố quyết định đến kết quả hành động. Nó biểu thị năng lực cá nhân. Bất kỳ một kỹ năng nào cũng có hai thuộc tính cơ bản là: + Hoạt động thực tiễn. + Dựa trên nền kiến thức đã có sẵn. Vậy qua nghiên cứu, tôi tóm tắt lại về KN là khả năng của cá nhân vận dụng 4