SKKN Sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 THPT

docx 86 trang Mịch Hương 27/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_bai_tap_tinh_huong_de_phat_trien_nang_luc_tim_h.docx

Nội dung text: SKKN Sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 THPT

  1. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã định hướng cụ thể quá trình dạy học để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.Điều đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần; có đủ đức, trí, thể, mĩ, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng của bản thân, chủ động, sáng tạo, tích cực với phương châm"Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Từ đó hình thành cho học sinh những năng lực cốt lõi và phẩm chất cao đẹp và để trở thành một công dân toàn cầu. Theo chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, bên cạnh những năng lực chung cần phát triển cho học sinh như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thì cần phát triển cho người học năng lực đặc thù thông qua môn học cụ thể. Môn Sinh học đã chỉ rõ cần phát triển cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên bao gồm các thành phần năng lực chuyên biệt: Nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Trong đó năng lực tìm hiểu thế giới sống ( NL THTGS) có vai trò vô cùng quan trọng, bởi Sinh học là môn khoa học về sự sống gắn liền với nghiên cứu thế giới sinh vật, mối quan hệ với môi trường và các ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Việc hình thành và phát triển NL THTGS giúp học sinh có khả năng khám phá, tìm tòi, từ đó hiểu rõ bản chất các sự vật, hiện tượng, quá trình để vận dụng tốt nhất kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Hiện nay, ở các trường THPT việc dạy học đã có nhiều đổi mới đáng khích lệ về phương pháp dạy học. Tuy nhiên vẫn đang sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống, chú trọng đến truyền thụ kiến thức mà chưa đa dạng được các hoạt động học bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại; chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh để dần tiếp cận với chương trình định hướng kết quả đầu ra. Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế riêng và tùy thuộc vào nội dung, mục tiêu của từng chủ đề, bài học đểcó thể lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp. Một trong những phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống của học sinh là sử dụng bài tập tình huống. Ngoài ra, việc sử dụng bài tập tình huống còn giúp học sinh phát huy tinh thần hợp tác, khả nănggiao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, phần Sinh học cơ thể có kiến thức chủ yếu là các quá trình sinh lí và hiện tượng sinh học của cấp 1
  2. nên tổ hợp các tình huống mô phỏng, là một mô hình của tình huống thực tiễn. Dùng tình huống mô phỏng này trong tổ chức dạy học nó trở thành tình huống dạy học. Thực chất đó là quy trình chuyển tình huống mô phỏng thành tình huống dạy học. Tóm lại, bản chất của tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối liên hệ mục đích- nội dung- phương pháp theo chiều ngang tại một thời điểm nào đó với nội dung là một đơn vị kiến thức. 1.1.1.3. Bài tập tình huống dạy học: Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc dưới dạng bài tập. Trong dạy học các môn học, những tình huống được đưa ra là tình huống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn dạy học môn học ở phổ thông. Học sinh giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa giúp học sinh hình thành kiến thức mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong rèn luyện kỹ năng dạy học, bài tập tình huống vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là cầu nối giao tiếp giữa GV và học sinh. 1.1.2. Dạy học bằng tình huống: Dạy học bằng tình huống là một phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra. 1.1.2.1. Đặc điểm của dạy học tình huống: * Dựa vào các tình huống để thực hiện chương trình học (học sinh nắm các tri thức, kỹ năng); những tình huống không nhằm kiểm tra kỹ năng mà giúp phát triển chính bản thân kỹ năng. * Những tình huống có cấu trúc thực sự phức tạp – nó không phải chỉ có một giải pháp cho tình huống ( tình huống chứa các biến sư phạm) * Bản thân tình huống mang tính chất gợi vấn đề, không phải học sinh làm theo ý thích của thầy giáo; học sinh là người giải quyết vấn đề theo phương thức thích nghi, điều tiết với môi trường; có hay không sự hỗ trợ của thầy giáo tuỳ thuộc vào tình huống. * Học sinh chỉ được hướng dẫn cách tiếp cận với tình huống chứ không có công thức nào giúp học sinh tiếp cận với tình huống. * Việc đánh giá dựa trên hành động và thực tiễn. 1.1.2.2. Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống: * Ưu điểm: Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập , giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, trình bày của học sinh; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính 3