SKKN Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn ngoại ngữ ở trường THCS

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 8301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn ngoại ngữ ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_su_can_thiet_cua_viec_su_dung_thiet_bi_day_hoc_giao_cu.doc

Nội dung text: SKKN Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn ngoại ngữ ở trường THCS

  1. phần một mở đầu I. lí do chọn chuyên đề: 1. lí do khách quan: Từ năm học 2002-2003, cả nước ta đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa các môn học nói chung , và môn Tiếng Anh nói riêng. Sự đổi mới về thay sách lần này là sự đổi mới về cả nội dung và phương pháp dạy học với mục tiêu là đưa nền giáo dục nước ta hòa nhập với các nước trong khu vực trên thế giới. Chính vì thế việc học ngoại ngữ hiện nay đã trở thành nhu cầu và yêu cầu cấp thiết của nước ta. Thực tế cho thấychúng ta cần phảI tăng cường nghiên cứu về vấn đề tiếp thu ngoại ngữ- một vấn đề đã và đang được quan tâm từ vài năm gần đây. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ là cần thiết, là cấp bách để đáp ứng được yêu cầu , đòi hỏi của xã hội. Dạy học là một nghệ thuật, mỗi người giáo viên đều có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy một cách khác nhau với một mục đích chung là giúp cho học sinh hiểu bài, và có hứng thú học môn học đó. Muốn vậy thì ngoài những vấn đề về lí luận cơ sở , nhất thiết giáo viên phảI làm chủ được một số những thủ thuật, kỹ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúng vào từng điều kiện, đói tượng cụ thể và đặc biệt là phải sử dụng được các trang thiết bị dạy học trong một số bài học cụ thể. 2. Lí do chủ quan: Việc dạy ngoại ngữ ở các trường THCS là một vấn đề tương đối khó . Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Vĩnh Tường nói riêng đều thuộc vùng đồng bằng tỉnh lẻ , nên ở nhiều trường việc dạy và học ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Việc giảng dạy thực sự vất vả , khó khăn vì học sinh còn có tính cách rụt rè, nhút nhát, xấu hổ. Hơn nữa do lớp học khá đông và do một số phụ huynh cũng như học sinh vẫn còn coi nhẹ môn học này, coi nó như là một môn học ngoại khóa , khong quan trọng.Một điều quan trọng nữa lafdo ít thiết bị và phương tiện học tiếng dẫn đén những khó khăn nhất định trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức của thầy và trò . Do vậy tôI đã chọn chuyên đề “ Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan trong giảng dạy môn ngoại ngữ ở trường THCS ”. Kết quả này đã được áp dụng vào các tiết dạy với các khối 6,7,8,9 . II. MỤC ĐÍCH NGHIấN CỨU Qua nghiờn cứu để tỡm ra một phương phỏp dạy và học tối ưu nhất, để phỏt huy tớnh tớch cực học tập của học sinh để từ đú giỳp cỏc em dễ hiểu bài hơn, cú hướng thỳ với bài học hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU: 1.Dựa vào cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm giảng dạy, ỏp dụng thực tế trong cỏc giờ dạy ngoại ngữ THCS tại trường THCS Nguyễn Viết Xuõn 2.Dựa trờn cơ sở lý luận: - Dựa vào quan điểm đổi mới phương phỏp. - Dựa vào đặc thự của mụn ngoại ngữ.\ - Dựa vào kết quả nghiờn cứu đề tài: “ Bước đầu đổi mới phương phỏp dạy học” và “Bồi dưỡng phương phỏp dạy tiếng Anh”. 1
  2. phần II Nội dung I.Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn ngoại ngữ ở trường THCS. Thống nhất với quan điểm chung của đổi mới phương pháp dạy học, việc dạy ngoại ngữ phảI được thể hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Hoạt động học tập của học sinh cần được biểu hiện qua một số quan điểm sau: Học sinh có nhu cầu nhận thức các kiến thức, nhu câu vận dụng các kỹ năng, say mê hứng thú với các tài liệu, bài học, mong muốn có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của các nước. cách thức giáo viên dẫn dắt học sinh đén với kiến thức kỹ năng đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo ra niềm say mê hứng thú học tập của học sinh, từ đó dẫn dắt học sinh tới việc học sinh tự giác nhận thức kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Thông thường những câu hỏi, những vấn đề có mâu thuẫn ( vưà sức học sinh) đòi hỏi học sinh phải có thêm kiến thức kỹ năng mới, có thể giải quyết được , dễ tạo cho học sinh tâm lí băn khoăn, mong muốn tìm thêm kiến thức đẻ giải đáp thắc mắc . Điều đó sẽ tạo cho học sinh sự hăng say hứng thú học tập ngoại ngữ. Ví dụ : Trong bài Unit 6: The young Pioneer club ( Listen and Read – page 57 ) có nói đến các hoạt động của đoàn đội, để học sinh hứng thú với việc tìm hiểu , giáo viên có thể mở bài bằng các câu hỏi như : Are you members of the Young Pioneers and Young Organization? Do you like helping blind people ? What are your hobbies ? What do you usually do on your summer vacation ? ( Lưu ý: Học sinh có thể trả lời băng tiếng việt ) Điều này dễ kích thích tò mò của các em , đặt các em vào tâm thế muốn tìm hiểu và giảI quyết vấn đề này. Từ chỗ luôn luôn có các nhu cầu tìm tòi, tiếp thu kiến thức , vận dụng rèn luyện các kỹ năng , sẽ tiến dần đến chỗ tự giác học tập ngoại ngữ và “ thực sự chủ động , huy động các chức năng tâm lí ” , từ bắt chước , tái hiện đến tìm tòi và sáng tạo “ thực hiện các thao tác tư duy ” . Nói cách khác , học sinh phải suy nghĩ một cách căng thẳng để có thể vượt ra khỏi giới hạn những kiến thức đã có của mình, nhằm tìm hiểu cáI mà các em còn chưa nhận thức được. Tích cực trong hoạt động hoạt động của học sinh còn biểu hiện qua việc học sinh chủ động lựa chọn và biết cách lựa chọn, biết cách sử dụng các nguồn kiến thức khác nhau (tranh ảnh , bài viết ) và lựa chọn thao tác tư duy tích cực , thích hợp để đi đến kiến thức cần thiết . Sự bộc lộ ra bên ngoài các kết quả làm việc của học sinh bằng lời nói, bài viết cũng là biểu hiện hết sức quan trọng của tính tích cực học tập , qua đó hoạt động học tập của học sinh mới có thể quan nhận xét đánh giá được, học sinh không chỉ hiểu và trả lời các câu hỏi mà cần phảI nêu được phương pháp làm việc của mình. Giáo viên nên tạo điều kiện để trong lớp cùng một lúc có nhiều học sinh bộc lộ được tính tich cực của mình. Thong thường hình thức tổ chức học sinh theo nhóm dễ tạo điều kiện cho học sinh trao đổi ý kiến với nhau, học sinh sẽ tích cực làm việc hơn so với việc giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời từng câu một. 2
  3. Khi học sinh tự làm việc, giáo viên có thể nhận xét đồng thời có thể giúp đỡ học sinh khi các em có vướng mắc. Tóm lại việc dạy ngoại ngữ theo phương pháp đổi mới cần phảI khác với giờ học bình thường ở những điểm sau : * Với học sinh : + Học sinh cần biết rõ mục đích yêu cầu của giờ học không chỉ vầ kiến thức mà còn về kỹ năng địa lý và những thao tác tư duy cần vận dụng. + Học sinh được dành thời gian thích đáng để tự làm việc với sách giáo khoa, với các tài liệu khác theo sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó học sinh được rèn luyện về kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn ngoại ngữ nhiều hơn. + HS biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn hoàn thành nhiệm vụ GV giao cho. + HS có thời gian để trình bày kết quả làm việc , nêu phương pháp làm việc. HS cần được rèn luyện để phát huy các kỹ năng : nghe, nói , đọc , viết. * Với GV : + Hạn chế việc giảng giảI, thuyết trình . Hạn chế việc đưa ra câu hỏi vụn vặt. Nên tập hợp những câu hỏi thành những gợi ý hướng dẫn giảI quyết một vấn đề, một nội dung bài học tương đối trọn vẹn. + GV không nên sốt ruột khi dành thời gian cho HS làm việc. Khi HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, cặp, GV cần theo dõi và giảI đáp ngay các yêu cầu , thắc mắc của HS . + Sau mỗi hoạt động đó GV cần chốt ý chính, giúp HS khẳng định được kiến thức cơ bản của bài. II. Đặc thù của môn ngoại ngữ : + Quan điểm giao tiếp là quan điểm đặc thù của môn ngoại ngữ trong nhà trường. Quan điểm giao tiếp qui định tính giao tiếp của hoạt động dạy học ngoại ngữ. + Hoạt động dạy ngoại ngữ thật chất là hoạt động rèn luyện kỹ năng lời nói bằng ngoại ngữ dưới các dạng nghe , nói, đọc , viết . Muốn rèn luyện được kỹ năng lời nói cần có một môi trường với các tình huống đa dạng của cuộc sống . MôI trường này chủ yếu do GV tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và HS phảI tìm cách ứng sử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể . + Học ngoại ngữ , học sinh đồng thời tiếp cận với một đất nước , một nền văn hóa xa lạ, mức độ tiếp cận càng cao thì việc dạy học càng thuật lợi, điều này đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học ( nghe- nhìn , nghe – nói ) với nhiều hình thức dạy học linh hoạt. + Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không nhằm hướng HS vào việc hệ thống ngôn ngữ , mà nhằm giúp các em sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho HS khả năng hoạt động của lời nói theo tình huống. Như vậy mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ không phảI là biết cách hệ thống ngữ âm, từ vựng , ngữ pháp mà là biết sử dụng các hệ thống đó để đạt được những mục đich giao tiếp cụ thể . III. thực trạng dạy và học ngoại ngữ ở trường THCS. 3
  4. Do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay phương pháp dạy học ngoại ngữ nói chung còn lạc hậu , hiệu quả và chất lượng còn thấp, đa số các GV vẫn còn dùng phương pháp truyền thống để diễn giảI lý thuyết bình luận các sự liện ngôn ngữ coi nhẹ thực hành rèn luyện kỹ năng của HS , nhiều GV chưa nắm vững được cách thức ( kỹ thuật) tổ chức quá trình dạy học theo quan điểm giao tiếp , chưa biết thiết kế những việc cần thiết để động viên , kích thích nhiều HS tham gia vào việc giảI quyết các nhiệm vụ của bài tập ( giao tiếp ), do vậy không khí học tập trong lớp thường buồn tẻ thiếu sinh động, kém hứng thú . Trong dạy học chưa thể hiện được vai trò tổ chức hướng dẫn của GV , vai trò chủ động tích cực hoạt động của HS không được đề cao coi trọng . Tình trạng này dẫn đến thực tế GV làm việc quá nhiều , giảng liên miên thậm chí thay cả HS, còn HS tiếp thu bài học một cách thụ động , ỉ lại không chịu làm việc . Phần lớn GV chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy , song đều là những người nhiệt huyết , yêu nghề , dễ tiếp thu học hỏi cáI mới . Tồn tại những điều trên cũng là do số lượng HS trong lớp khá đông nên việc áp dụng “ phương pháp đổi mới giáo dục” còn gặp khó khăn . Trong quá trình dạy học chẳng hạn, khi GV đưa ra một câu hỏi nào đó , thường chỉ có một vài em trả lời được số còn lại chưa kịp hiểu nội dung thì GV đã phải chuyển sang nội dung khác cho kịp thời gian, tình trạng này kéo theo sự bi quan của HS không hiểu bài , không lĩnh hội được kiến thức do GV truyền đạt từ đó chán học , bỏ giờ . Học sinh ở nông thôn nên tính cách rụt rè , nhút nhát , xấu hổ cũng là một trở ngại cho việc dạy ngoại ngữ . Do nhận thức chậm và kém hiểu biết , một số phụ huynh và HS vẫn coi nhẹ môn học này coi nó như một học ngoại khóa . Việc dạy ngoại ngữ thường là dạy chay tức là ngoài sách giáo khoa , giáo viên và học sinh còn thiếu thiết bị và phương tiện dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức . Từ thực trạng dạy và học ngoại ngữ như trên, chúng ta thấy việc cảI tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS , lấy HS làm trung tâm là rất quan trọng .Điều này kéo theo rất nhiều vấn đề trong đó việc sử dụng thiết bị dạy học,các giáo cụ trực quan cho mỗi bài dạy , mỗi kỹ năng dạy là vô cùng quan trọng. Thực tế hiện nay các thiết bị dạy học còn ít do đó mỗi giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo ra thiết bị để phục vụ cho mỗi đơn vị bài học ( ngoài các thiết bị sẵn có). Tất nhiên điều này thực sự rất khó khăn song không phảI là không làm được . ở chuyên đề này tôI xin giới thiệu một số thủ thuật hình thành và phát triển ngôn ngữ thông qua việc sử dụng một số thiết bị , giáo cụ trực quan dễ làm ,dễ kiếm và một số thiết bị được cung cấp . IV. Sử dụng thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan : * Việc sử dụng thiết bị và tranh ảnh hỗ trợ dạy học đối với môn tiếng nước ngoài nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo khoa . Trong tất cả 16 đơn vị bài học phần nội dung bài nghe được ghi trong băng cát sét, còn trong sách giáo khoa chỉ in các bài tập luyện nghe . Muốn thực hiện được các bài luyện nghe này thì người học phảI được nghe nội dung bài tong băng cát sét. Hơn thế nữa , thiết bị hỗ trợ dạy học còn 4