SKKN Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ren_luyen_nang_luc_van_dung_kien_thuc_sinh_hoc_vao_thuc.docx
- NGUYỄN THỊ NGA - THPT ĐẶNG THÚC HỨA - SINH HỌC.pdf
Nội dung text: SKKN Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 THPT
- RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI” – SINH HỌC 12 THPT. MÔN: SINH HỌC
- MỤC LỤC PHẦN I - MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1 III. Phương pháp nghiên cứu 2 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2 2. Phương pháp điều tra 2 3. Phương pháp tổng hợp đánh giá. 2 IV. Những đóng góp mới của đề tài 2 PHẦN II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1 Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 3 1.2. Dạy học chủ đề. 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 2.1. Thực trạng rèn luyện năng lực vận dụng vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học 4 2.1.1. Đối với giáo viên 4 2.1.2. Đối với học sinh 4 2.2. Phân tích mục tiêu chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 THPT. 5 II. Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 THPT 6 2.1. Hệ thống kiến thức chủ đề Di truyền học người liên quan đến thực tiễn 6 2.1.1. Bệnh di truyền phân tử 6 2.1.2. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể 10 2.1.3. Bệnh ung thư 15 2.1.4. HIV/AIDS 17 2.1.4. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh 18 2.2. Quy trình xây dựng công cụ rèn luyện năng lực vận dụng vào thực tiễn 18 2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực vận dụng vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Di truyền học người” – Sinh học 12 19 2.3.1. Nhóm biện pháp dạy học liên hệ với thực tiễn 19 2.3.1.1. Câu hỏi, bài tập nhận thức liên hệ thực tiễn 19 2.3.1.2. Bài tập tình huống 30 2.3.1.3. Đóng vai 32
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kỷ nguyên số càng làm cho nguồn thông tin của loài người trở nên đa dạng, rộng mở, dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Sự phát triển của nền kinh tế số càng đòi hỏi nền giáo dục đào tạo ra những con người người có kiến thức, năng động, sáng tạo với năng lực tư duy và hành động độc lập, có năng lực giải quyết vấn đề; năng lực thích ứng và khả năng cạnh tranh cao. Trong bối cảnh, thế giới luôn biến động không ngừng; nếu không có sự chuẩn bị trong đào tạo con người có khả năng thích ứng sự thay đổi thì chắc chắn sẽ nhanh chóng tụt hậu. Để đào tạo ra con người đáp ứng được những yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục lấy đổi mới phương pháp giáo dục là khâu đột phá. Luật giáo dục năm 2005 đã xác định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Việc dạy chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực; đặc biệt chú trọng vận dụng phối hợp các thành phần kiến thức khác nhau để giải quyết các các tình huống, các vấn đề trong cuộc sống. Trong xu hướng phát triển giáo dục hiện nay, bên cạnh đổi mới các phương pháp dạy học, đổi mới chương trình, nội dung dạy học là điều cần thiết. Chương trình nhà trường đang xây dựng theo hướng dạy học tích hợp. Việc tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học trong một môn học hoặc giữa các môn học có liên hệ với nhau làm thành các chủ đề dạy học là phù hợp, thực tế, giúp học sinh có thể huy động kiến thức từ nhiều nguồn, tìm kiếm thông tin, nâng cao khả năng tự học, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn, đời sống. Với đặc thù nặng về kiến thức; lại là phần kiến thức chủ yếu trong thi tốt nghiệp THPT, việc đổi mới trong dạy và học chương trình sinh học 12 vẫn còn tương đối chậm. Trong đó, chương “Di truyền học người” tập trung làm rõ một số vấn đề ứng dụng kiến thức di truyền trong y học và các vấn đề xã hội loài người. Đây là những nội dung kiến thức thực tế của di truyền học nhưng vấn đề ứng dụng kiến thức này vào đời sống còn chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, chương “Di truyền học người” có nhiều nội dung có thể tích hợp giáo dục lối sống cho học sinh. Do vậy, việc xây dựng chủ đề dạy học từ 2 bài học riêng lẻ và chú trọng rèn luyện kiến thức sinh học vào thực tiễn là phù hợp và cần thiết. Với mong muốn vừa nâng cao hiệu quả học tập bộ môn vừa đào tạo những con người có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một 1
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phan Thị Thanh Hội: “Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là quá trình đem tri thức áp dụng vào những hoạt động của con người nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội” Theo một số tác giả khác“Năng lực vận dụng vào thực tiễn là khả năng của bản thân người học; tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả, bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng vào thực tiễn thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức” Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học là khả năng người học thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bản thân hoặc tìm tòi khám phá tri thức mới để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn góp phần hình thành năng lực chuẩn đầu ra của học sinh, hướng đến đào tạo người học tiếp cận với các vấn đề đa dạng của cuộc sống, quá trình sản xuất và đời sống. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn giúp học sinh thích nghi tốt hơn đối với cuộc sống; làm cho tri thức trở nên có tính ứng dụng, cần thiết và có ý nghĩa hơn. Các nhà tâm lý học nhận thức cho rằng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là năng lực “chuyển hóa” kiến thức đến giải quyết vấn đề trong “thế giới thực”. Đây là mục tiêu chính cần hướng tới của giáo dục. 1.2. Dạy học chủ đề. Dạy học theo chủ đề là xu hướng của dạy học hiện đại. Với bối cảnh hội nhập quốc tế, dạy học chủ đề được triển khai tích cực trong thời gian gần đây nhằm giúp học sinh vận dụng tri thức một cách logic đồng thời có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khi xây dựng chủ đề dạy học; các khối kiến thức có sự liên quan, đan xen, có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi học sinh phải sử dụng các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Qua dạy học chủ đề, học sinh huy động kiến thức từ nhiều nguồn thông tin, liên môn; rèn luyện nhiều kĩ năng tư duy trong đó chủ chốt là khái quát hóa và hệ thống hóa. Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải phương pháp, nhưng khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó tác động trở lại làm thay đổi nhiều đến việc lựa chọn phương pháp, xây 3