SKKN Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11

docx 52 trang Mịch Hương 27/09/2024 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_ren_luyen_ky_nang_danh_gia_dong_dang_cho_hoc_sinh_trong.docx
  • pdfLê Thị Thu - Lê Thị Việt Hà - THPT Hà Huy Tập - Lĩnh vực Sinh hoc.pdf

Nội dung text: SKKN Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===  === RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN - SINH HỌC 11 LĨNH VỰC: SINH HỌC Năm thực hiện: 2020-2022
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu đề tài: 2 3. Phạm vi nghiên cứu: 2 4. Điểm mới của đề tài: 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Một số vấn đề lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hƣớng phát triển năng lực 3 1.1.1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng năng lực 3 1.1.2. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh 3 1.1.3. Qui trình kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 4 1.2. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học 4 1.2.1. Đánh giá đồng đẳng 4 1.2.2. Đặc trƣng của đánh giá đồng đẳng 5 1.2.3. Ƣu, nhƣợc điểm của đánh giá đồng đẳng 7 1.2.4. Năng lực đánh giá đồng đẳng của HS 7 2. Cơ sở thực tiễn 9 Chƣơng 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN -SINH HỌC 11 13 1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Sinh trƣởng và phát triển - Sinh học 11 13 1.1 Mục tiêu 13 1.2. Cấu trúc nội dung 14 2. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực đánh giá đồng đẳng 14 3. Rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng cho HS 15 3.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình và biện pháp sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT 15 3.2.Qui trình sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học học Sinh học ở trƣờng THPT 16 3.2.1. Quy trình sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học ở trƣờng THPT 16 3.2.2.Mô tả quy trình đánh giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học ở trƣờng THPT 16
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Đọc là GV Giáo viên HS Học sinh PP Phƣơng pháp ST Sinh trƣởng PT Phát triển ĐGĐĐ Đánh giá đồng đẳng THPT Trung học phổ thông
  4. 2. Mục tiêu đề tài: Xây dựng quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng thông qua dạy môn phần Sinh trƣởng và phát triển – Sinh học 11. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình, biện pháp rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh trƣởng và phát triển - Sinh học 11. 4. Điểm mới của đề tài: - Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá đồng đẳng trong đánh giá quá trình dạy học. - Xây dựng quy trình và biện phát rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trung học phổ thông. - Thiết kế và sử dụng bộ tiêu chí đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần Sinh trƣởng và phát triển - Sinh học 11. - Rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng, năng lực của ngƣời ngƣời học nhƣ kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ năng phản biện, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thích ứng, năng lực tự học, tự hoàn thiện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các công trình khoa học, các bài báo, tài liệu tập huấn liên quan đến đánh giá quá trình, đánh giá đồng đẳng. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức phần Sinh trƣởng và phát triển, các ứng dụng kiến thức sinh trƣởng phát triển trong đời sống. 5.2. Phương pháp quan sát và điều tra - Khảo sát, dự giờ các tiết học môn Sinh học ở trƣờng THPT. - Trao đổi trực tiếp với các giáo viên và học sinh về việc sử dụng hình thức đánh giá đồng đẳng trong quá trình dạy học. - Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên và học sinh. 5.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia phƣơng pháp dạy học, giáo dục học và giáo viên dạy bộ môn Sinh học ở một số trƣờng THPT về khả năng sử dụng hình thức đánh giá đồng đẳng trong quá trình dạy học Sinh học. 5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT nhằm: - Đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức đánh giá đồng đẳng trong dạy và học bộ môn Sinh học ở trƣờng THPT. - Thực nghiệm tổ chức dạy một số tiết trong phần Sinh trƣởng và phát triển có sử dụng hình thức đánh giá đồng đẳng trong quá trình dạy học. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hình thức đánh giá đồng đẳng nhằm phát triển các năng lực học sinh trong dạy học phần Sinh trƣởng và phát triển - Sinh học 11. 2
  5. 1.1.3. Qui trình kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1.2. Đánh giá đồng đẳng trong dạy học 1.2.1. Đánh giá đồng đẳng Cha ông ta đã khẳng định chân lý: “Học thầy không tày học bạn”, nghĩa là học từ bạn thì nhanh hơn nhiều so với học từ những ngƣời khác. Đó chính là sự thể hiện nền tảng của dạy học đồng đẳng ở nƣớc ta, đƣợc hiểu là quá trình dạy học mà ở đó diễn ra việc dạy và học giữa những ngƣời bạn với nhau hay là giữa những ngƣời có chung địa vị, hoàn cảnh xã hội Đánh giá đồng đẳng là quá trình mà các cá nhân trong nhóm đánh giá bạn học của mình. Hình thức đánh giá này có thể dựa theo cuộc thảo luận trƣớc đó hoặc thỏa thuận dựa trên các tiêu chí đánh giá. Nó có thể liên quan đến việc sử dụng các công cụ đánh giá hoặc danh sách kiểm tra đã đƣợc thiết kế sẵn bởi các GV trƣớc khi thực hành đánh giá đồng đẳng, hoặc đƣợc thiết kế bởi chính nhóm HS sử dụng để đáp ứng nhu cầu đánh giá cụ thể của họ. Trong quá trình đánh giá, các cá nhân xem xét số lƣợng, mức độ, giá trị, phẩm chất, chất lƣợng, sự thành công của các sản phẩm hoặc kết quả học tập của các bạn cùng học trong điều kiện nhƣ nhau. Nhƣ vậy có thể hiểu, đánh giá đồng đẳng ở HS là quá trình HS theo dõi, nhận định về số lƣợng, mức độ, giá trị, phẩm chất, chất lƣợng, sự thành công hoặc hiệu quả sản phẩm học tập của bạn học trong cùng điều kiện so sánh với tiêu chuẩn nhất định, cung cấp thông tin phản hồi nhằm nâng cao hiệu quả quá trình học tập. 4