SKKN Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nà Tấu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_ren_ky_nang_doc_hieu_van_ban_trong_de_thi_quoc_gia_thpt.doc
Nội dung text: SKKN Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh Lớp 12 trường THPT Nà Tấu
- A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn". Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năn lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản). Như vậy, có thể thấy, bên cạnh kỹ năng viết văn bản, kỹ năng đọc - hiểu văn bản là một phần quan trọng trong việc giảng dạy cũng như đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn. Vì vậy, rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 2. Thực tế, năm học 2013 - 2014, kỳ thi Tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ đã đưa vào đề thi phần Đọc - hiểu. Thực ra việc đọc - hiểu là việc thường làm trong quá trình học tập môn Ngữ văn, còn cái mới ở đây là mới đưa vào đề thi thay cho câu hỏi 2 điểm từ trước tới nay. Tuy vậy, phần này trong đề thi vẫn khiến học sinh gặp không ít lúng túng. 3. Ở phần đọc - hiểu này, về kiến thức lý thuyết, chủ yếu là kiến thức về tiếng Việt: về từ ngữ, về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, kết cấu đoạn văn, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn văn hoặc đoạn thơ cho sẵn; cảm nhận, nêu nội dung, đặt nhan đề, sửa lỗi văn bản
- Những kiến thức này tuy không phải là mới nhưng lại chưa được hệ thống hóa một cách bài bản, chưa được rèn luyện một cách thường xuyên. Sáng kiến đưa ra mong muốn khắc phục được hạn chế này cho học sinh. 4. Đọc - hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc của đề thi quốc gia THPT. Tuy chiếm phần điểm ít hơn nhưng lại rất quan trọng, bởi nó quyết định nhiều đến kết quả học tập, quyết định nhiều đến việc chọn lựa trường của học sinh. Hơn nữa, theo mẫu đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT đưa ra vào ngày 31/03/2015 vừa qua để đạt được mức điểm 05 trên thang điểm 10 không phải là điều dễ đối với học sinh trung bình. Có thể nói, phần đọc - hiểu chính là phần giúp các em "gỡ điểm" cho bài thi của mình. Vì vậy, việc ôn luyện và chuẩn bị kỹ càng cho phần này càng trở nên cấp thiết hơn nữa. 5. Đối với học sinh trường THPT Nà Tấu, đây cũng là phần kiến thức học sinh có nhiều thiếu sót, thậm chí nhiều kiến thức còn có vẻ "mới mẻ" với các em. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản trong đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu nhằm hệ thống hóa kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng cho học sinh, từ đó, giúp các em tự tin khi làm phần đọc - hiểu và đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi quốc gia THPT sắp tới. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Phạm vi triển khai Nhiệm vụ mà đề tài hướng tới là Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh cụ thể: học sinh lớp 12 trường THPT Nà Tấu. Đối tượng học sinh mà tôi tiến hành rèn luyện là những học sinh do bản thân trực tiếp giảng dạy. Bao gồm: 02 lớp: Lớp 12C1 - 25 học sinh. Lớp 12C3 - 23 học sinh. Tổng số: 50 học sinh. 2. Phạm vi nghiên cứu 2.1. Ngữ liệu trong SGK 2.2. Ngữ liệu ngoài chương trình SGK 2.3. Ngữ liệu phải phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực của học sinh
- trong nhà trường THPT. C. NỘI DUNG 1. Tình trạng giải pháp 1.1. Tình trạng chung Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn các trường thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014, rèn kỹ năng đọc - hiểu đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của những người làm giáo dục. Cùng với việc giải đáp thắc mắc liên quan đến việc đổi mới, hướng dẫn những "chiêu thức" ôn luyện của những người có trách nhiệm tại Hội thảo Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông diễn ra ngày 10/04/2014 tại Hà Nội thì các thầy cô, những người trực tiếp đứng trên bục giảng, những chuyên viên giáo dục, đã có những ý kiến, những đề xuất riêng hướng dẫn việc ôn luyện kỹ năng này. Chuyên gia Phạm Thị Thu Hiền đề xuất một dạng đề thi tốt nghiệp 2014 với ngữ liệu là bài Mẹ và quả. Cô giáo Trịnh Thu Tuyết trên trang mạng cá nhân của mình hay cùng với Trung tâm Học mãi đưa ra những video hướng dẫn cách làm dạng đề đọc - hiểu với những đề đọc hiểu cụ thể, khá phong phú. Thầy Phan Danh Hiếu - Giáo viên chuyên luyện thi quốc gia - xuất bản hai cuốn sách Cẩm nang luyện thi quốc gia biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ GD&ĐT Ngữ văn và Những điều cần biết kỳ thi THPT quốc gia theo cấu trúc mới nhất của Bộ GD&ĐT Và rất nhiều thầy cô khác với các video hướng dẫn trên trang Hocmai, Vietstudy Ngoài việc đưa ra đề bài và lời giải cụ thể như trường hợp của cô Phạm Thị Thu Hiền, có thể thấy, cấu trúc chung trong phần hướng dẫn của các thầy cô là hệ thống những lý thuyết cơ bản nhất về Tiếng Việt sau đó thực hành thông qua một số đề cụ thể. Đây là phương pháp đúng đắn giúp học sinh vừa tái hiện kiến thức vừa rèn kỹ năng trong những bài tập cụ thể. Tuy nhiên, như đã nói, những kiến thức được nhắc lại một cách sơ lược và là những kiến thức cơ bản nhất, thường gặp trong đề thi, chưa được phân loại một cách quy củ, chưa được hệ thống một cách chi tiết, cụ thể. Bài tập thực hành khá phong phú nhưng chưa
- được sắp xếp, phân loại. 1.2. Tình trạng của nhà trường Ngay từ những ngày đầu có sự đổi mới trong đề thi, rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản phục vụ cho kỳ thi quốc gia THPT cũng đã được các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn trường THPT Nà Tấu chú trọng. Bằng những kinh nghiệm bản thân, sự học hỏi và dựa trên thực lực của học sinh, các thầy cô vừa giảng dạy vừa tiến hành rèn luyện kỹ năng này cho đối tượng học sinh của mình. Tuy nhiên, việc rèn luyện này chỉ mang tính chất cá nhân, chưa được hiện thực hóa thành văn bản. Là một người trực tiếp giảng dạy ở một trường vùng khó, các em học sinh hơn 90% là dân tộc thiểu số trình độ hạn chế, khả năng nắm bắt kiến thức, đặc biệt là kiến thức tiếng Việt, cũng như kỹ năng xử lý đề chậm, bản thân tôi cũng luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh của mình. Từ thực tế thay đổi của đề thi năm học 2014 - 2015, cùng những hiểu biết về thực trạng chung của việc rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản, với mong muốn trang bị cho các em những kiến thức cũng như kỹ năng về phần này một cách hệ thống, bài bản giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong Phần đọc - hiểu của kỳ thi môn Ngữ văn quan trọng sắp tới, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho đối tượng học sinh lớp 12 mình giảng dạy. Những bài viết, những video trên trang cá nhân, trên mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin, hay những cuốn sách đã được xuất bản là nguồn tư liệu quý giá, những ý kiến quý báu đề người viết kế thừa để đưa ra giải pháp riêng cho bản thân để phù hợp với đối tượng giáo dục của mình. 2. Nội dung giải pháp 2.1. Mục đích nghiên cứu Căn cứ vào sự thay đổi trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm học 2014 - 2015 của Phần đọc - hiểu và tình hình thực tế của học sinh giảng dạy, người viết đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.1.1. Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.
- 2.1.2. Rèn kỹ năng hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, dấu câu, cấu trúc, thể loại văn bản. 2.1.3. Rèn kỹ năng tìm biện pháp nghệ thuật và chỉ ra tác dụng của chúng. Qua đó, học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng cơ bản nhất giúp các em tự tin và có kết quả tốt nhất ở Phần đọc - hiểu nói riêng cũng như cả bài thi nói chung trong kỳ thi quốc gia THPT trước mắt. 2.2. Nội dung sáng kiến 2.2.1. Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản 2.2.1.1. Hệ thống kiến thức về văn bản Trước hết, cần phải hiểu thế nào là văn bản. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản: thể hiện và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn, các câu liên kết chặt chẽ, được xây dựng với kết cấu mạch lạc, biểu hiện tính hoàn chỉnh của nội dung nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định. Văn bản có những đặc trưng: là sản phẩm của hoạt động giao tiếp dưới dạng văn tự; bao giờ cũng có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức; bao giờ cũng có tính liên kết và luôn có mục tiêu thực dụng. Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có những cách phân loại văn bản khác nhau. Tuy nhiên, người viết căn cứ vào cách phân loại văn bản theo lĩnh vực giao tiếp, vì thế, văn bản sẽ gồm văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Văn bản văn học là những sáng tác của các nhà văn. Văn bản nhật dụng là những văn bản đề cập đến những vấn đề mang tính cấp thiết của các lĩnh vực trong đời sống. Cần lưu ý rằng đối với đề đọc - hiểu trong đề thi quốc gia THPT, văn bản ngữ liệu có thể là một tác phẩm hoàn chỉnh, có thể là đoạn trích. Từ những kiến thức trên học sinh về cơ bản sẽ được củng cố kiến thức: hiểu thế nào là văn bản, văn bản có những đặc trưng gì, văn bản gồm những loại nào. Đây là nền tảng cho việc tiến hành rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản.
- 2.2.1.2. Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản Đọc là cơ sở để thâm nhập văn bản để có thể nắm bắt được nội dung văn bản cũng như tình cảm, thái độ của người viết, và từ đó, có những ấn tượng, cảm xúc ban đầu về văn bản. Sau khi đọc, tóm tắt lại nội dung của văn bản là một phần không thể thiếu. Học sinh chỉ có thể tóm tắt được văn bản khi đọc kỹ văn bản. Tóm tắt văn bản là trình bày lại một nội dung của một văn bản gốc theo một mục đích đã định trước. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, súc tích, phải mang tính khách quan, phản ánh trung thực văn bản gốc. Tóm tắt giúp học sinh nắm được cái cốt lõi của văn bản, từ đó, tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản. 2.2.1.3. Rèn kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản. Văn bản, trước hết là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, tức các câu trong văn bản phải hướng đến một chủ đề nhất định. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được nội dung chính của văn bản. Đọc và tóm tắt văn bản là điều kiện tiên quyết để tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản. Tìm ra nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản là khâu thể hiện khả năng đọc cũng như khái quát văn bản của học sinh. Và đây cũng chính là mục tiêu mà người giáo viên hướng đến trong việc hình thành kỹ năng đầu tiên - kỹ năng tìm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa văn bản, tên văn bản. Vậy, làm thế nào để học sinh có kỹ năng nhanh chóng xác định được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? Đối với những văn bản là một tác phẩm hoàn chỉnh, giáo viên cần hướng đến cho học sinh cách xác định chủ đề của văn bản bằng cách tìm ra những từ ngữ, những hình ảnh, những câu văn được sử dụng lặp lại nhiều lần. Đây có thể coi là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản. Đối với những văn bản là một hoặc một vài đoạn văn, việc cần làm là học sinh phải xác định được đoạn văn được trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, hay tổng - phân - hợp Việc này giúp học sinh dễ