SKKN Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” môn ngữ văn 7 - Năm học 2011-2012

doc 20 trang sangkien 30/08/2022 7520
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” môn ngữ văn 7 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_trong_tiet_doc_hieu_v.doc

Nội dung text: SKKN Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh trong tiết đọc - hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” môn ngữ văn 7 - Năm học 2011-2012

  1. MỤC LỤC Trang TÊN ĐỀ TÀI 1 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1 II. GIỚI THIỆU 2 1.Hiện trạng2 2.Giải pháp thay thế 3 3. Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài 6 4.Vấn đề nghiên cứu 6 5. Giả thuyết nghiên cứu 6 III. PHƯƠNG PHÁP 7 1.Khách thể nghiên cứu7 2. Thiết kế 7 3. Quy trình nghiên cứu8 4. Đo lường8 4.1Sử dụng công cụ đo, thang đo 8 4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung 8 4.3 Kiểm chứng độ giá trị tin cậy9 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN9 1.Phân tích kết quả dữ liệu9 2. Bàn luận9 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 10 1.Kết luận 10 2.Khuyến nghị 10 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 VII. PHỤ LỤC 13 0
  2. ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU CHO HỌC SINH TRONG TIẾT ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN “Cuộc chia tay của những con búp bê ” MÔN NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2011- 2012 Tác giả: Lê Thị Thuận Đơn vị: Trường THCS TT Cát Bà I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong dạy học Ngữ văn kể cả phương pháp dạy học truyền thống cũng như trong đổi mới phương pháp hiện nay, đọc sáng tạo luôn là một phương pháp được coi trọng không dạy những liên tưởng, tưởng tượng, tạo nên những rung động ban đầu làm nền tảng cho việc cảm thụ tác phẩm.Vai trò của khâu đọc văn bản - đọc tác phẩm văn chương đã được khẳng định rất rõ trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ Đọc - Hiểu văn bản là một hoạt động nhằm giúp học sinh phát triển 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết đã được đặt ra trong mục tiêu môn học Ngữ văn hiện nay. Phương pháp tôi muốn đưa ra là đề xuất một số giải pháp để góp phần rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kỹ năng đọc: + Đọc đúng, đọc rõ về chính âm, chính tả. + Biết đọc đúng với thể loại của tác phẩm, rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm. + Biết kết hợp đọc - hiểu tác phẩm văn chương. + Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao năng lực tiếp cận, cảm thụ tác phẩm văn chương, từ đó nhằm nâng cao hiệu quả của giờ học Ngữ văn. + Qua việc tổ chức rèn luyện kỹ năng đọc giúp học sinh có thêm niềm say mê, yêu thích học tập bộ môn Ngữ văn. Khâu đọc sẽ giúp kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm. 1
  3. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm thuộc lớp 7A3, 7A4 trường THCS TT Cát Bà. Tôi tiến hành chia học sinh ở 2 lớp thành 2 nhóm. Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh trước khi tổ chức hoạt động đọc văn bản. Giáo viên và một nhóm học sinh có nhiệm vụ lắng nghe, quan sát, ghi chép kết quả sau mỗi giờ học về kĩ năng đọc của các nhóm học sinh. Qua phân tích dữ liệu tôi thấy rằng kĩ năng đọc của các nhóm đã có sự tiến bộ hơn. Điều này góp phần giúp ích cho học sinh trong việc rèn luyện cách phát âm, thể hiện giọng điệu, cảm xúc của cá nhân trước những vấn đề, nội dung được thể hiện trong các tác phẩm văn học; nâng cao năng lực cảm thụ văn học, hiệu quả học tập bộ môn. II. GIỚI THIỆU 1.Hiện trạng: * Thuận lợi: Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết trung ương IV khoá 7/1993 và Nghị quyết TW 2 khoá VIII về nhiệm vụ: "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học. Trong xu thế tích cực đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, hiện nay đây là vấn đề đang được nhiều giáo viên quan tâm, chú ý, bước đầu có những đổi mới, cải tiến.Vấn đề rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh được đề cập đến trong nhiều tài liệu tham khảo, bồi dưỡng giáo viên do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát hành, trang bị cho giáo viên những cơ sở lý luận về vấn đề. Học sinh hiện nay cũng được trang bị đầy đủ SGK để học tập bộ môn. Trong thực tế có những học sinh rất đam mê, yêu thích môn học, có năng lực cảm thụ các tác phẩm văn chương; có ý thức tự học, tự tìm tòi, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức. * Khó khăn: Còn một số đồng chí giáo viên quan niệm rèn luyện kỹ năng đọc là chỉ rèn cho học sinh đọc đúng chính âm chính tả hoặc thiên về yêu cầu học sinh đọc diễn cảm mà chưa chú ý tới yêu cầu Đọc - Hiểu văn bản. 2
  4. Kỹ năng đọc của học sinh chưa đồng đều. Một số học sinh có kỹ năng khá song cũng còn không ít những học sinh kỹ năng đọc còn yếu, chưa tự giác, tích cực tự học, tự rèn luyện ở nhà. Thậm chí có em khi đọc một văn bản còn vấp nhiều, đọc không đúng với cấu trúc ngữ pháp, kiểu câu. Một văn bản trữ tình mà các em đọc làm cho người nghe không hiểu gì hoặc không đem đến cảm xúc cho người nghe. Những hạn chế đó gây không ít khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp làm cho hiệu quả của giờ học cũng như việc tiếp cận và cảm thụ tác phẩm văn chương bị giảm đi. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do học sinh chưa có sự rèn luyện thường xuyên, các em học sinh chưa tự giác rèn kỹ năng đọc ở nhà, chưa có ý thức để thể hiện đúng ý nghĩa của một văn bản; một số em chỉ chú ý đọc thông văn bản theo kiểu đọc thuộc lòng ở Tiểu học. 2.Giải pháp thay thế: Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi đã rút ra được một số giải pháp để rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như sau: * Trước hết người giáo viên đứng lớp phải nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề, việc rèn luyện nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh nhằm góp phần rèn luyện một trong 4 kỹ năng cơ bản của học sinh đã đề ra trong mục tiêu môn học, đồng thời là một hoạt động thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ Ngữ văn. Giáo viên phải hiểu rõ rằng: đọc là điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm vang của ngôn ngữ. Đọc tốt có ảnh hưởng rõ rệt đến nói và viết. Qua khâu đọc học sinh hiểu rõ phần nào ý nghĩa của văn bản. Tùy theo từng bài mà giáo viên rèn cho học sinh cách đọc khác nhau; song là giáo viên Văn trước hết phải rèn cho mình một giọng đọc tốt, thu hút học sinh. Giọng đọc của giáo viên phải hay, hấp dẫn, thể hiện nội dung tư tưởng bài văn nhằm lôi cuốn học sinh, truyền cảm cho học sinh ở giai đoạn cảm tính nhằm kích thích hứng thú học tập ở các em. 3
  5. * Giáo dục cho học sinh ý thức về vai trò, tác dụng của việc đọc trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn nói riêng và các hoạt động học tập giao tiếp nói chung, từ đó đặt ra những yêu cầu rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh ( rèn luyện trong giờ học Ngữ văn trên lớp có sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy cô giáo và các bạn. Tự rèn luyện kỹ năng đọc ngoài giờ học). Đọc ở đây bao gồm cả hiểu và cảm thụ. Do vậy hoạt động đọc không chỉ là đọc mẫu (đọc hay, ấn tượng) thuần túy của giáo viên mà còn bao gồm cả sự tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hiểu nhanh, đọc thầm liên tưởng, đọc tái hiện, đọc diễn cảm. Trong đó Đọc - hiểu văn bản là sự phân tích, cảm thụ văn bản bằng việc đọc, thảo luận, trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn, tổ chức hoạt động của người thầy. Đọc - Hiểu văn bản là một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay. Bản chất của Đọc - Hiểu không phải là hai hoạt động riêng rẽ mà là hai hoạt động đồng bộ cùng hướng tới cái đích chung là tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm. Ví dụ: Trước khi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” giáo viên phải hướng dẫn HS đọc văn bản. Đọc để nắm được nội dung, tình tiết của câu chuyện với những diễn biến sự việc. Trên cơ sở hiểu được nguyên nhân dẫn tới sự chia li của hai anh em Thành- Thuỷ là do sự không vẹn toàn trong cuộc hôn nhân của cha mẹ; hiểu được tình cảm, sự gắn bó yêu thương nhau cũng như tâm trạng đau đớn, bàng hoàng trước lúc chia tay của hai anh em HS có thể cảm thông, chia sẻ với nhân vật. Từ đó có cách đọc, cách cảm nhận riêng. Qua khâu đọc bước đầu HS cũng có thể hiểu được ít nhiều ý nghĩa của tác phẩm. * Hướng dẫn học sinh đọc đúng thanh điệu: Thanh điệu gồm tốc độ, cao độ và trường độ của từng âm thanh, không quá cường điệu hoặc tùy tiện trong giọng đọc. Đọc một bài văn diễn cảm là thể hiện được thanh điệu khi nhấn giọng. Vì vậy, giáo viên có thể cho các em đánh dấu vào những từ cần chú ý. 4
  6. Ví dụ : Khi đọc đoạn văn nói về việc hai anh em Thành – Thủy chia đồ chơi trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê ” tôi hướng dẫn học sinh : chú ý đọc đúng, phân biệt giọng điệu, ngữ điệu trong lời thoại của các nhân vật; chú ý thể hiện được tâm trạng, cảm xúc đau khổ của Thành và Thuỷ khi phải chia đồ chơi để chuẩn bị cho cuộc chia li giữa hai anh em sắp tới; chú ý các từ ngữ miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ của hai anh em trong lúc chia đồ chơi. Hướng dẫn HS đọc lên giọng, xuống giọng, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật qua ngôn ngữ trong đoạn văn, * Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: kiểu đọc này yêu cầu học sinh phải biết phát huy chất giọng cho phù hợp với từng kiểu văn bản. Đọc tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu văn bản; kích thích quá trình tâm lí cảm thụ tác phẩm văn học của học sinh. Ấn tượng đọc làm cho cảm xúc dâng lên từ khi bắt đầu đọc. Cảm xúc ấy được duy trì trong suốt quá trình đọc và để lại dấu ấn đậm nét trong tâm lí người đọc. Không những thế, đọc diễn cảm còn giúp người đọc phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, thấy được thế giới được miêu tả trong tác phẩm, thấy được tình cảm, thái độ của nhà văn. Đọc diễn cảm cũng đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn sống,vốn tri thức, năng lực liên tưởng, tưởng tượng phong phú của mình để đón bắt thông điệp của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. * Tổ chức tốt khâu đọc (tiếp xúc văn bản) đầu giờ học. - Hướng dẫn cách đọc văn bản bằng nhiều cách: Cho học sinh nêu cách đọc đã tìm hiểu ở nhà, đọc thử trước lớp, lớp nêu nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận nêu cách đọc sau đó đọc mẫu. - Với các văn bản thuộc thể loại mới học sinh chưa được tiếp cận, giáo viên nên định hướng hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu rồi tổ chức cho học sinh đọc. Cần đặc biệt chú đến việc đọc mẫu trên lớp, việc đọc mẫu của giáo viên càng có chất lượng 5
  7. cao thì càng có tác dụng lớn trong việc khuyến khích học sinh rèn luyện kỹ năng đọc của mình. * Kết hợp nhiều hình thức đọc với việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm như: Đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc phân vai, đọc - phát hiện, đọc - bình câu, đoạn hay, không tách rời hoạt động đọc với tìm hiểu tác phẩm bởi âm vang ngôn ngữ là một dạng tác động rất hiệu quả với giờ học tác phẩm văn chương. Các kỹ năng học sinh cần có để Đọc - Hiểu một văn bản: + Biết được bối cảnh ra đời của tác phẩm. + Xác định thể loại văn bản và những đặc trưng của thể loại đó. + Đọc đúng thể loại, đọc diễn cảm văn bản. + Đọc kết hợp với tìm tòi, khám phá để hiểu tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Lập danh sách theo dõi kết quả rèn luyện của học sinh để có sự điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời. 3.Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài: Trong thực tế đã có khá nhiều bài viết liên quan đến vấn đề được nói tới trong đề tài. Hầu hết các bài viết cũng đã nêu ra được những giải pháp tích cực góp phần rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ Văn, chỉ ra vai trò quan trọng không thể thiếu của khâu đọc trong quá trình tiếp nhận và cảm thụ văn chương. Đặc biệt các bài nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của việc “ Đọc- hiểu” trong quá trình học tập môn Ngữ Văn: đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc- hiểu văn bản, Những nghiên cứu đó bám sát vào mục tiêu của môn Ngữ Văn, mục tiêu chung của đổi mới phương pháp dạy học đã đề cập đến vốn tri thức lý luận phong phú làm cơ sở khoa học, soi sáng cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. 4.Vấn đề nghiên cứu: Giải pháp nào hiệu quả để rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong tiết Đọc- hiểu văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”- môn Ngữ Văn 7? 6