SKKN Phương pháp giảng dạy bài "Cách vẽ hình chiếu của vật thể" tiết 20 theo phân phối chương trình Lớp 10

doc 4 trang sangkien 7843
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp giảng dạy bài "Cách vẽ hình chiếu của vật thể" tiết 20 theo phân phối chương trình Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giang_day_bai_cach_ve_hinh_chieu_cua_vat_th.doc

Nội dung text: SKKN Phương pháp giảng dạy bài "Cách vẽ hình chiếu của vật thể" tiết 20 theo phân phối chương trình Lớp 10

  1. I/- Lý do chọn đề tài: Môn vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo yêu cầu sản xuất của xây dựng. Ngày nay tất cả các công trình máy móc dù to hay nhỏ trước khi chế tạo thi công đều được người ta vẽ và tính toán trước. Có thể nói "Bản vẽ kỹ thuật là tiếng nói của kỹ thuật" vì vậy môn vẽ kỹ thuật được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, nhằm cung cấp cho học sinh hiểu biết các kiến thức cơ bản về đọc, lập bản vẽ kỹ thuật thông thường để tạo điều kiện bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng không gian cũng như tư duy kỹ thuật, giúp các em học tập tốt các môn học khác ở trường. Trong quá trình giảng dạy trên thực tế tôi nhận thấy phần lớn học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về kỹ thuật. Đặc biệt là cách vẽ hình chiếu của vật thể. Qua kiểm tra có đến một nửa số em của một lớp không biết vẽ hoặc vẽ không chính xác các hình chiếu của vật thể. Nguyên nhân chính là các em phần đông ở nông thôn ít được tiếp xúc với các bản vẽ kỹ thuật và ở một số trường THCS do thiếu giáo viên không giảng dạy phần vẽ kỹ thuật. Để các em học tốt và biết chính xác các hình chiếu của vật thể, tôi trình bày sau đây vài suy nghĩ về phương pháp giảng dạy bài "Cách vẽ hình chiếu của vật thể" tiết 20 theo phân phối chương trình lớp 10 của Bộ giáo dục và đào tạo. II/- Nội dung: Tôi trình bày hai vấn đề: - Thứ nhất là khai thác triệt để kiến thức trong sách giáo khoa. - Thứ hai là đưa ra được ví dụ dễ hiểu nhưng phục vụ đúng nội dung kiến thức bài dạy và gợi mở suy nghĩ nâng cao cho học sinh để làm bài tập. A/- Khai thác kiến thức trong sách giáo khoa: 1- Cho học sinh nhắc lại kiến thức đã có về các khái niệm: * Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn về mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát. Khi cần thiết phải thể hiện phần không nhìn thấy của vật thể cho phép dùng nét đứt để vẽ.
  2. * Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu đứng. Đây là hình chiếu chính của bản vẽ. * Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu bằng. * Hình chiếu từ trái (hình chiếu cạnh) là hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cạnh. 2- Giảng kiến thức mới: Cách vẽ 3 hình chiếu của vật thể: + Vẽ hình chiếu của vật thể là vẽ các hình chiếu của các khối hình học tạo thành vật thể đó. Vì vậy phải phân tích hình dạng của vật thể đó ra thành những phần có hình dạng các khối hình học. Trình bày ví dụ: Vẽ cái Ke trong SGK (Trang 45 sách kỹ thuật lớp 10) Điểm khó ở đây là mỗi hình chiếu chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể nên thiếu tính lập thể các em khó hình dung. Để các em dễ hình dung và vẽ đúng các hình chiếu của vật thể tôi đưa ra ví dụ sau: B/- Đưa được ví dụ dễ hiểu: Đề bài: Vẽ các hình chiếu của vật thể hình chữ U:
  3. 1- Phân tích: Vật thể có dạng khối hộp chữ nhật bị khoét đi một phần ở giữa cũng có dạng khối hộp chữ nhật từ phân tích trên ta vẽ như sau: 2- Cách vẽ: a) Vẽ hình hộp chữ nhật bao ngoài. b) Vẽ rãnh của phần giữa vật thể. Trình bày ví dụ này thì 100% học sinh đều hiểu và vẽ đúng. c) Sử dụng cái đã có để sáng tạo nâng cao sự hiểu biết và vận dụng vào bài tập: Để gợi mở cho học sinh có thể vẽ được hình chiếu các vật thể phức tạp hơn tôi sử dụng ví dụ trên và sửa đổi có chủ định để làm bài tập. * Đề tài: Cho hai hình chiếu của vật thể. Hãy vẽ hình chiếu thứ ba? (Trên hình chiếu đứng và hình chiếu bằng đã thể hiện mặt vát từ giữa cạnh trái hình chữ U hướng vát từ trong ra phía ngoài. Nhiệm vụ của học sinh là thể hiện mặt vát đó ở hình chiếu thứ 3 (hình chiếu cạnh) như thế nào?)
  4. Qua bài tập này 80% các em đã vẽ đúng. Sau khi chữa bài tập (cho học sinh lên bảng) thì 100% các em đều hiểu. Từ đó trở lại ví dụ: "Vẽ các Ke" thì 100% học sinh đều hiểu bài. III/- Kết luận: Để giảng dạy bài "Cách vẽ hình chiếu của vật thể" đạt kết quả tốt, tôi đã suy nghĩ và trình bày phương pháp trên với mục đích để học sinh dễ nắm bắt được cách vẽ và gợi mở cho các em cách suy nghĩ để làm được các bài tập phức tạp hơn mà không có cảm giác lúng túng và quá khó khăn. Thực tế ở lớp 10 đã phản ánh kết quả tốt. Với đề tài nhỏ hẹp này tôi trao đổi cùng đồng nghiệp và mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng chí. Xin cảm ơn.