SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” phần sinh học cơ thể - THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” phần sinh học cơ thể - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_cho_hoc_sinh_qua.docx
- Phan Thị Hưởng, Phan Xuân Thủy - THPT Chuyên Phan Bội Châu - Môn Sinh học.pdf
Nội dung text: SKKN Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” phần sinh học cơ thể - THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TUẦN HOÀN MÁU” PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ - THPT Môn: Sinh học Tác giả: Phan Thị Hưởng Phan Xuân Thủy Tổ: Sinh – Thể - Công nghệ - GDQP Số điện thoại: 0979 656 782 NGHỆ AN – 2022
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày 4-11-2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị TW VIII (khóa XI) thông qua. Nghị quyết cũng chỉ rõ mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là “ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”. Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong đó, môn Sinh học THPT được xây dựng theo hướng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn; phát triển ở HS năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hoá, củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Thực tế, chúng ta đang chuyển dần từ dạy học tiếp cận kiến thức sang dạy học tiếp cận phẩm chất và năng lực. Các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp hay tuyển sinh vào các trường đại học đều hướng đến mục tiêu chọn ra những học sinh có năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo hay năng lực vận dụng kiến thức đã học Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức dạy học phần lớn vẫn đang nặng về lối truyền thụ kiến thức hoặc giáo viên cùng lúc hướng yêu cầu cần đạt của học sinh đến quá nhiều năng lực trong một tiết dạy học - điều này vô tình làm học sinh cảm thấy áp lực và thiếu hứng thú đối với môn Sinh học. “Tuần hoàn máu” là nội dung được đề cập trong chương trình Sinh học 11, phần kiến thức này khá khó đối với học sinh khi tiếp cận nhưng lại có yếu tố thực tiễn cao và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trước những mục tiêu về đổi mới giáo dục cũng như thực trạng dạy học phát triển năng lực môn Sinh học ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cơ sở về lí luận cũng như thực tiễn, thực nghiệm Sư phạm để xây dựng đề tài “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” phần Sinh học cơ thể - THPT”. 1.2. Tính mới và đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học chủ đề; Xây dựng quy trình tổ chức dạy học chủ đề “Tuần hoàn máu” để phát triển phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh hệ chuyên Sinh học và học sinh hệ không chuyên. - Xây dựng công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh qua bài tập thực tiễn, bài tập tình huống và dạy học dự án. 1
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1 Cơ sở lý luận của hoạt động dạy học chủ đề * Khái niệm dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV ngoài truyền thụ kiến thức còn hướng dẫn HS tự mình tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có liên quan thực tiễn. * Các đặc điểm của dạy học theo chủ đề. Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Do đó qua quá trình tự khám phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài * So với cách dạy truyền thống, dạy học theo chủ đề có những ưu điểm sau: - Các nhiệm vụ học tập được HS chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề. - HS được tổng hợp kiến thức có hệ thống và các nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. - Qua mỗi tiết học, ngoài những kĩ năng hiểu, biết, vận dụng HS còn rèn luyện cho chính mình kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. - Ngoài những kiến thức lí thuyết trên lớp, HS còn biết vận dụng những kiến thức đó vào để giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn. * Vai trò, ý nghĩa của dạy học theo chủ đề (DHTCĐ) DHTCĐ là mô hình DH có nhiều ưu điểm, đặc biệt là góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục – đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS có khả năng tổng hợp các kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức DH của GV. Phương pháp DHTCĐ đã mang lại ý nghĩa như sau: - HS được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của GV. HS được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp HS phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực hành, HS hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài. 3