SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

docx 61 trang Mịch Hương 27/09/2024 1720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cho_hoc_sinh_thpt_thon.docx

Nội dung text: SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT thông qua hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” – Công nghệ 10

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN, BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM” – CÔNG NGHỆ 10 LĨNH VỰC: SINH - CÔNG NGHỆ 1
  2. Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 2 MỤC LỤC ￿￿￿ TT Nội dung Trang Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài 2 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 6 2.3 Một số giải pháp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 9 thông qua dạy học dự án kết hợp hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” - Công nghệ 10 2.3.1 Phân tích cấu trúc nội dung chủ đề “Chế biến lương thực và 9 thực phẩm” môn Công nghệ 10 2.3.2 Xây dựng bảng mô tả về các mức độ cần đạt của chủ đề nhằm 9 phát triển năng lực học sinh 2.3.3 Hệ thống câu hỏi định hướng dạy học chủ đề 10 2.3.4 Thiết kế các dự án dạy học chủ đề “Chế biến lương thực và 12 thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. 2.3.5 Thiết kế các hoạt động dạy học dự án theo hướng phát triển 14 phẩm chất và năng lực học sinh 2.3.6 Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh 27 trong chủ đề 2.4 Thực nghiệm sư phạm 32 2.5 Ý nghĩa của đề tài 43
  3. 10 Số lượng SL 11 Tỉ lệ TL 12 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 13 Thứ tự TT 14 Trung bình TB 15 Power point PPT 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP 17 Bồi dưỡng thường xuyên BDTX 18 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTNST 19 Vệ sinh môi trường VSMT 20 An toàn thực phẩm ATTP 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Trong sự đổi mới chung của ngành Giáo dục & Đào tạo, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các cấp học đang được coi là chìa khoá để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Hiện nay ở các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình môn Công nghệ 10 có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm”
  4. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người, tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”. - Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, dạy học hợp tác, trải nghiệm sáng tạo - Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”- Công nghệ 10 THPT. - Xây dựng các dư án và tổ chức dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10- THPT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 1.5. Phương pháp tiến hành - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận của các PPDH dạy học tích cực, nghiên cứu xu hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực và các văn bản quy định hiện hành, nghiên cứu về nội dung chủ đề môn học - Nhóm phương pháp điều tra, phỏng vấn: Khảo sát thực trạng về dạy học của một số GV và HS ở các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi Tây Nghệ An (mẫu phiếu điều tra ở phụ lục). 2 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” - Phương pháp thống kê: + Thống kê theo kết quả điều tra giáo viên, học sinh trước khi áp dụng đề tài. + Thống kê theo kết quả điểm số, chỉ tiêu năng lực của học sinh sau khi áp dụng đề tài và xử lí bằng các công thức tính toán trên phần mềm Excel máy tính. 1.6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn qua dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong công tác bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 1.7. Những đóng góp của đề tài - Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thiết kế được các dự án, hoạt động trải nghiệm chế biến thực phẩm an toàn trong dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 - Thử nghiệm thành công các dự án đã thiết kế vào dạy học chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm” Công nghệ 10 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. - Đề tài góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự chủ,
  5. nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2, hàng năm có hơn 5000 ca bị ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng nhiều người. Hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. 4 Đối với ngành giáo dục, công tác bảo đảm VSATTP càng được coi trọng, đặc biệt là các trường ở khu vực miền núi, đời sống vật chất của gia đình phụ huynh còn khó khăn, nhiều gia đình ăn không đủ no, mặc không đủ ấm nên học sinh chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh biết cách chế biến thực phẩm an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và công đồng là việc làm rất cần thiết . 2.1.2. Sự phù hợp của phương pháp dạy học dự án, hoạt động trải nghiệm để tổ chức dạy học chủ đề môn học. Dạy học dự án là một cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. Quy trình dạy học dự án gồm các bước sau: Bước 1: Triển khai dự án Bước 2: Thực hiện dự án Bước 3: Kết thúc dự án (báo cáo, đánh giá) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Chủ đề “Chế biến lương thực và thực phẩm” thuộc môn Công nghệ 10 là phần kiến thức rất gần gũi với đời sống của con người, liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ của con người. Những nội dung này rất phù hợp để tổ chức các dự án học tập, hoạt động trải nghiệm nhằm kích thích hứng thú tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh và giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân