SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ‘‘Tiêu hóa ở động vật’’ Sinh học 11 - THPT

docx 59 trang Mịch Hương 27/09/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ‘‘Tiêu hóa ở động vật’’ Sinh học 11 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_so_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_c.docx
  • pdfNguyễn Minh Hà, Nguyễn Thị Nguyệt - Trường THPT Đô Lương 2- Sinh học, công nghệ.pdf

Nội dung text: SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ‘‘Tiêu hóa ở động vật’’ Sinh học 11 - THPT

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 2  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ‘‘TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT’’ SINH HỌC 11 -THPT LĨNH VỰC : SINH HỌC Tác giả: Nguyễn Minh Hà; Nguyễn Thị Nguyệt Tổ: Khoa học tự nhiên Năm thực hiện: 2021- 2022 Số điện thoại: 0986.471.013; 0399.111.154 Nghệ An, tháng 3 năm 2022
  2. 2.2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” theo 16 hướng phát triển năng lực số cho học sinh 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” nhằm nâng cao năng 27 lực số cho học sinh. 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị 27 2.3.2. Tổ chức học tập trên lớp 31 2.4. Kiểm tra đánh giá 34 2.4.1. Đánh giá quá trình học tập chủ đề 34 2.4.2. Đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm trên azota 35 2.4.3. Đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực số sau khi học 39 tập chủ đề 2.5. Đánh giá hiệu quả SKKN. 39 2.5.1. Đối với giáo viên 39 2.5.2. Đối với học sinh 40 Phần III: Kết luận và kiến nghị 44 3. 1. Kết luận. 44 3.2. Kiến nghị. 44 Tài liệu tham khảo 45 Phụ lục
  3. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau mà nền tảng chủ yếu là công nghệ số đang bùng nổ mạnh mẽ. Trung tâm của cuộc cách mạng đó là công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật, nó không chỉ giúp con người giao tiếp với nhau mà còn giúp con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau. Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nó làm cho nền kinh tế đang chuyển dần sang kinh tế số, nền công nghiệp cũng chuyển thành công nghiệp số kéo theo năng suất sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được nền sản xuất thông minh đó vào thực tiễn thì đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy mà nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục đào tạo là cần phải đổi mới để thích ứng thời cuộc, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng trong môi trường công nghệ số. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng chuyển hướng lấy học sinh làm trung tâm, chủ thể của quá trình dạy học, chú trọng rèn luyện năng lực, phẩm chất người học, chuyển từ dạy học nội dung sang dạy phương pháp để học sinh tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện đã làm gián đoạn quá trình dạy học ở hầu hết các địa phương thì hình thức dạy học trực tuyến trở thành tối ưu trong dạy học và việc ứng dụng công nghệ thông tin là một phần tất yếu. Thông qua dạy học trực tuyến đã giúp giáo viên tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều hơn, nâng cao năng lực cho bản thân, kích thích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, học sinh cũng được học tập trong môi trường số, giao tiếp qua các phần mềm công nghệ nên có cơ hội phát triển và nâng cao năng lực số. Nghiên cứu chủ đề “Tiêu hóa ở động vật”, Sinh học 11 chúng tôi nhận thấy nội dung kiến thức dễ dàng liên hệ thực tiễn, thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm phát triển năng lực số cho học sinh. Từ những lí do trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” Sinh học 11 – THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học nói riêng và chương trình THPT nói chung. 2. Mục đích đề tài Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” nhằm phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh đáp ứng xu thế phát triển của xã hội hiện đại. 3. Đối tượng nghiên cứu 1
  4. Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực số 1.1.1. Trên thế giới Tại Châu Âu, trung tâm nghiên cứu Chung - JRC (một đơn vị trực thuộc ủy ban Châu Âu) từ năm 2005 đã bắt đầu nghiên cứu về học tập và các kỹ năng cho kỉ nguyên số với mục đích để hỗ trợ, làm chính sách dựa vào bằng chứng nhằm thúc đẩy tiềm năng các công nghệ số để khuyến khích đổi mới sáng tạo trong thực hành giáo dục và đào tạo; cải thiện truy cập tới học tập suốt đời, truyền đạt các kĩ năng và năng lực số mới cần thiết cho mọi người dân để họ có nhiều cơ hội được tuyển dụng làm việc, phát triển cá nhân và hòa nhập xã hội. Tiếp đó, qua nhiều năm nghiên cứu cho tới năm 2017, Ủy ban Châu Âu đã xuất bản cuốn “DigComp 2.1 the digital competence framework for citizens with eight proficiency levels and examples of use” dịch sang tiếng Việt là “ Khung năng lực số cho các công dân với 8 mức thông thạo và các ví dụ sử dụng”. Cũng năm 2017, văn phòng xuất bản của Liên Minh Châu Âu cũng đã xuất bản “Khung năng lực số cho các nhà giáo dục của Châu Âu DigCompEdu”. Đến năm 2018, 2019 các tổ chức như UNESCO, UNICEF đã có các nghiên cứu sâu hơn về khái niệm năng lực số, khung năng lực số cho GV và HS góp phần phát triển năng lực số cho thời đại công nghệ số hiện nay. 1.1.2.Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2020 khi đại dịch Covid bùng phát khắp nơi làm gián đoạn công việc dạy học trực tiếp phải chuyển sang trực tuyến thì vấn đề năng lực số, công nghệ số và chuyển đổi số được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, tháng 7 năm 2021, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với Đại học công nghệ Swinbure (Úc), mạng lưới Olympia Global Network đã tiến hành hội nghị tập huấn “Giáo dục và công nghệ trong thế kỉ 21” theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, vụ, viện, trường đại học và các thầy cô giáo đến từ 3 tỉnh thành là Hà Nội, Nam Định và Hòa Bình. Tiếp theo đó Bộ Giáo dục đào tạo, các Sở Giáo dục đào tạo tiến hành các đợt tập huấn, hội thảo về vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục cho GV các trường đại học, THPT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong thời đại mới. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Nghệ An nói riêng chưa thấy các đề tài nghiên cứu về giải pháp nhằm phát triển năng lực số cho HS ở cấp THPT mà chỉ có một số nghiên cứu về phát triển năng lực số cho các doanh nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Đây là lí do để chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm góp một phần nhỏ làm tăng hiệu quả phát triển năng lực số cho HS ở cấp THPT. 3