SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề: Bảo vệ cây trồng và môi trường - Công nghệ 10

docx 60 trang Mịch Hương 27/09/2024 1500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề: Bảo vệ cây trồng và môi trường - Công nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_so_cho_hoc_sinh_thong_qua_day_hoc_c.docx

Nội dung text: SKKN Phát triển năng lực số cho học sinh thông qua dạy học chủ đề: Bảo vệ cây trồng và môi trường - Công nghệ 10

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: “BẢO VỆ CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG” Môn: Sinh học Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thanh Tổ: Tự nhiên Năm học: 2021-2022 Số điện thoại: 0912462604 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022
  2. 2 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI TT Cụm từ Được viết tắt bằng 1 Giáo dục đào tạo GDĐT 2 Phương pháp dạy học PPDH 3 Giáo viên GV 4 Học sinh HS 5 Công nghệ thông tin CNTT 6 Trung học phổ thông THPT 7 Năng lực NL 8 Năng lực số NLS 9 Sách giáo khoa SGK 10 Bảo vệ thực vật BVTV 11 Phân phối chương trình PPCT 12 Power Point PP 13 Thực nghiệm TN 14 Đối chứng ĐC 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, cuộc cách mạng 4.0 đang đem lại cho ngành giáo dục nói chung và công tác giảng dạy nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích
  3. 5 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Chuyển đổi số 1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng quan trọng đối với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi bao gồm các kỹ năng tư duy bậc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e- learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến. 1.2. Ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Trong đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo. Ở nước ta, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. 6 Công nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, học
  4. nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông. Theo UNICEF 2019: Năng lực số đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. 2.3. Khung năng lực số học sinh - Sử dụng các thiết bị số + Sử dụng thiết bị phần cứng: Xác định và sử dụng được các chức năng và tính năng thiết bị phần cứng của thiết bị số. + Sử dụng phần mềm trong thiết bị số: Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số. - Kĩ năng về thông tin và dữ liệu. + Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số: Xác định được thông tin cần tìm, tìm kiếm được dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số, truy cập đến chúng và điều hướng giữa chúng. Tạo và cập nhật các chiến lược tìm kiếm. + Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá được độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn dữ liệu, thông tin và nội dung số. + Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số: Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số. Tổ chức, xử lý và sử dụng hiệu quả công cụ số và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt trong môi trường có cấu trúc. - Giao tiếp và hợp tác + Tương tác thông qua các thiết bị số: Tương tác thông qua công nghệ và thiết bị số và lựa chọn được phương tiện số phù hợp cho ngữ cảnh nhất định để sử dụng. + Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công nghệ số phù hợp. Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy. + Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số: Sử dụng công nghệ số phù hợp để thể hiện quyền công dân và tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân. + Hợp tác thông qua công nghệ số 8 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. + Chuẩn mực giao tiếp Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số.Điều chỉnh