SKKN Phát triển bài toán mới từ bài toán cơ bản để nâng cao năng lực tư duy số học cho học sinh Lớp 6

doc 6 trang sangkien 15880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển bài toán mới từ bài toán cơ bản để nâng cao năng lực tư duy số học cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_bai_toan_moi_tu_bai_toan_co_ban_de_nang_cao.doc

Nội dung text: SKKN Phát triển bài toán mới từ bài toán cơ bản để nâng cao năng lực tư duy số học cho học sinh Lớp 6

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 PHÁT TRIỂN BÀI TOÁN MỚI TỪ BÀI TOÁN CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY SỐ HỌCCHO HỌC SINH LỚP 6 ÁP DỤNG: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI PHÂN SỐ RA HỔN SỐ Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, sự nghiệp giáo dục nói chungvà trường THPT Vĩnh Bình Bắc nói riêng và sự phát triển của xã hội ngàycàng cao. Chúng ta thấy một yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp giáo dục hết sức cấp bách, đó là đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường . Để đáp ứng những việc làm cần thiết và cấp bách đó, đòi hỏi mỗi giáo viên đứng lớp phải thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bộ môn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy trên lớp cho phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 ,các em mới từ Tiểu Học chuyển sang Trung Học Cơ Sở ,từ phương pháp này chuyển sang phương pháp khác làm cho các em quá ngỡ ngàn .Muốn làm dược điều đó đòi hỏi mổi thầy,cô giáo phải có sự linh hoạt trong giảng dạy ,củng như truyển đạt kiến thức cho học sinh đó là những kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Song việc qua lại để trao đổi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp cũng có nhiều khó khăn, sáng kiến kinh nghiệm có lẽ là một phương tiện tốt để giáo viên qua đó gián tiếp trao dồi với nhau những kinh nghiệm của mình để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ được giao . Bản thân là giáo viên mặc dù còn nhiều hạn chế trong chuyên môn song cũng mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần biến đổi phân số ra hổn số của học sinh lớp 6. Qua đây mong sự đồng tình của đồng nghiệp, với ý tưởng trên mong sự đóng góp ý kiến thật thẳng thắn để bản thân tự vươn lên trong quá trình công tác giảng dạy. Để giúp cho việc giảng dạy tốt hơn, góp phần cùng thúc đẩy phong trào “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường . Môn Toán là một môn khoa học tự nhiên rất gần gũi với các em, ngoài mục đích cung cấp những kiến thức cơ bản về Toán học nó còn mang tính giáo dục sâu sắc tới nhân cách của các em với đức tính cần cù, lòng say mê nghiên cứu, tính tư duy sáng tạo, tư tưởng lành mạnh với những công việc có thật trong cuộc sống, tới nhiều vấn đề có tính logic giữa học với hành, giữa lý thuyết với thực tế, giữa bài học trừu tượng với ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Trong Toán học phân số là một số dùng để đođạc trong thực tế . Vì vậy học sinh phải nắm vững cách biến đổi từ phân số ra hổn số và ngược lại . Quá trình dạy và học ở trường phổ thông ngoài việc hình thành kiến thức mới cho học sinh phải giúp học sinh có kỹ năng vận dụng kiến thức đó là một việc hết sức quan trọng. Học sinh lớp 6 tư duy còn hạn chế, còn chưa quen với phương pháp học mới , do đó việc biến đổi phân số ra hổn số là một vấn đề cũng khó với học sinh lớp 6. Qua khảo sát việc biến đổi phân số ra hổn số ở học sinh lớp 6 tôi nhận thấy nhiều em học sinh chỉ áp dụng máy móc . Khi phải biến đổi các phân số ra hổn số phức tạp các em gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn và dẫn tới việc biến đổi không đúng, đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến tôi tìm cách "Biến đổi phân số ra hổn số " Để phát triển tư duy học sinh thông qua việc dạy môn số học chương III ở lớp 6. Quán triệt quan điểm dạy học theo hướng “ Phát huy tính tích cực, tự giác, thói quen nghiên cứu khoa học cho học sinh” thì việc hướng dẫn cho học sinh có thói quen khai thác, GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 nhìn nhận một vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển tư duy loogic, độc lập sáng tạo cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh một số phương pháp khi giải toán hình học như: - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp tổng quát hóa Do điều kiện không cho phép sau đây tôi chỉ xin đưa ra mọt số bài toán số học bắt đầu từ bài toán cơ bản, tôi thay đổi tử và mẩu của bài toán để được bài toán mới vẩn giử nguyên bàn chất của bài toán toán cũ nhưng phải có mức độ tư duy cao hơn; phaỉ có tư duy tổng quát hóa mới giải quyết được vấn đề, tôi thấy vận dụng vào quá trình dạy cho học sinh lớp 6 rất phù hợp. Bài toán 1: Em hãy viết phân số 7 dưới dạng hổn số 5 Nhận xét: Đối với bài toán này, đối tượng học sinh trung bình, thậm chí một số học sinh yếu cũng có thể làm một cách dể dàng sau khi đã học xong bài hổn số . Tôi thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số Số HS làm được Số HS chưa làm được 6A 41 41 0 6D 39 39 0 Bài toán 2 : Em hãy viết phân số - 7 dưới dạng hổn số 5 Nhận xét: Bài toán này so với bài toán trên cũng không có gì khác lắm, tương đối dể đối với học sinh trung bình, thậm chí yếu nếu chú ý cũng có thể quan sát " bằng cách thêm dấu "-" đằng trước kết quả " và trả lời yêu cầu của đề bài một cách hoàn hảo , số học sinh làm được bài này cũng khá cao, cụ thể tôi thu được kết quả sau: Sĩ số Số HS làm được Số HS chưa làm được Lớp 6A 41 37 4 6D 39 36 3 Xuất phát từ bài toán 2 không thay đổi bản chất bài toán tôi giao cho học sinh làm bài toán sau nhưng khó hơn: Bài toán 3: Em hãy viết phân số 14 dưới dạng hổn số 10 Nhận xét: - Về bản chất bài toán: giống bài toán 2 - Cái khác ở đây là: ở bài toán 2 có tăng tử và mẩu lên gấp đôi và là phân số chưa tối giản - Nếu sử dụng phương pháp so sánh thì học sinh dễ bị nhầm lẩn, do đó bài toán này chỉ có một số học sinh trung bình và học sinh khá giỏi làm được, còn một số học sinh trung bình và số học sinh yếu, kém chỉ ra không thể rút gọn được cụ thể tôi thu được kết quả sau: GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 Lớp Sĩ số Số HS làm được Số HS chưa làm được 6A 41 31 10 6D 39 29 10 Vẫn giữ nguyên bản chất bài toán 3, nhưng ta tăng tử và mẩu lên gấp 3; 4; 5; n lần ta có nội dung bài toán 4 như sau: Bài toán 4 : Em hãy viết phân số 49 dưới dạng hổn số 35 Nhận xét: - Về bản chất, bài toán không khác bài toàn 3 - Điểm khác ở đây là bài toàn 3 chỉ gấp 2 lần còn đối với bài toán 4 thỉ gấp tới 7 lần, do vậy: + Các em học sinh không thể sử dụng phương pháp chia hết cho 2 nữa mà là phân tích tử và mẩu của phân số để tìm ƯCLN để làm bài toán này vì rất dể nhầm lẫn trong khi rút gon do số lẻ và lớn . + Do vậy trong lớp 6 mà tôi dạy chỉ cókhoảng dài 3 học sinh là được bài này, thế nhưng các em trình bày lời giải cũng chưa trình bày cho tôi thuyết phục được, còn các học sinh khác không biết làm thế nào. Vì vậy tôi đã đưa ra một số gợi ý như sau: - Phân tích 49 và 35 ra thừa số nguyên tố - Tìm ƯCLN - Lấy tử và mẩu của phân số chia cho ƯCLN vừa tìm được Với cách vấn đáp gợi mở như trên, đa số học sinh của tôi đã làm được bài này, cụ thể tôi thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số Số HS làm được Số HS chưa làm được 6A 41 7 34 6D 39 6 33 Qua bài tập này tôi đã giúp học sinh của tôi có hướng suy nghĩ để nhàm hình thanh tư duy khái quát bài toán chứ không còn sử dụng cách rút gọn đơn giản để làm bài tập dạng này nữa, tôi cho một học sinh lên trình bày lời giải và em đã trình bày một cách tương đối hoàn chỉnh như sau: bài giải: Xét phân số 49 35 49 = 7 2 35 = 5.7 ƯCLN( 49; 35) = 7 49 : 7 7 2 1 35 : 7 5 5 Từ kết quả trên tôi cho học sinh làm nhanh một bài toán, thực chất là bài toán tổng quát hơn của các bài toán 1, 2, 3, 4 như sau: GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 Bài toán 5: Em hãy viết phân số 7n dưới dạng hổn số 5n Về bản chất bài toán 5 không khác với 4 bài toán nên trên, cách suy luận giống bài toán 4, tôi cho học sinh nháp, cho ra nhanh kết quả, và đa số học sinh trả lời được, tôi thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số Số HS làm được Số HS chưa làm được 6A 41 38 3 6D 39 35 4 7 : n 7 2 bài giải 1 5 : n 5 5 Kết thúc giờ học tôi giao cho học sinh về nhà làm bài tập tổng quát của 5 bài trên như sau Bài toán 6: Em hãy viết phân số 7n 6 dưới dạng hổn số 5n 6 Qua bài giảng này bản thân tôi thấy với cách chủ động thuyết trinh và đàm thoại có sự giúp đỡ của giáo viên làm cho học sinh có hứng thú trong khi học và giúp cho học sinh có thói quen" suy nghĩ ", giải quyết bài toán ở nhiều góc độ khác nhau thông qua một bài toán đơn giản bằng tư duy khái quát hóa để làm được bài toán khó hơn, từ đó các em học sinh hình thành tư duy của mình biết tự phát triển tư duy khi học môn hình học nói chung, môn toán nói riêng. Vấn đề này giúp học sinh giải quyết một bài toán hình chắc chắn hơn, sáng tạo hơn. Đây chỉ là vấn đề nhỏ mà tôi đưa ra vào bài dạy nhằm phát huy và giúp học sinh nâng cao khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề. Bài học đã cho kết quả rất tốt. Mong các đồng nghiệp góp ý và bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Bình Bắc, ngày 24 tháng 3 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Minh Bum GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT VĨNH BÌNH BẮC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BÀI TOÁN MỚI TỪ BÀI TOÁN CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY SỐ HỌCCHO HỌC SINH LỚP 6 ÁP DỤNG: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI PHÂN SỐ RA HỔN SỐ GV: NGUYỄN MINH BUM NĂM HỌC 2014 - 2015 GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014-2015 GV: Nguyễn Minh Bum Trường THPT Vĩnh Binh Bắc