SKKN Phát huy công tác tham mưu, phối hợp và chỉ đạo trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng

pdf 15 trang honganh1 15/05/2023 8720
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát huy công tác tham mưu, phối hợp và chỉ đạo trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_huy_cong_tac_tham_muu_phoi_hop_va_chi_dao_trong_nh.pdf

Nội dung text: SKKN Phát huy công tác tham mưu, phối hợp và chỉ đạo trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Năm học 2020-2021 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong đó chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 44/NQ- CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Cùng với việc giảng dạy theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 ban hành chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 2, 3, 4, 5. Đối với lớp 1 thực hiện theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học. Đối với Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Leng đây chính là mối quan tâm đầy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn trường. Trong đó, công tác chuyên môn là một trong những hoạt động rất quan trọng trong nhà trường và quyết định rõ chất lượng, uy tín của nhà trường. Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh . Nhận thức được điều này và với tâm nguyện làm nên một chất lượng giáo dục thực sự, với nhiệm vụ của người phụ trách chuyên môn của trường, tôi đã có nhiều trăn trở làm thế nào để thúc đẩy hoạt động chuyên môn đi vào nề nếp theo hướng đổi mới để đưa chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. 1
  2. Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của học sinh không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt. Một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường. Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt, có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy mà trong năm học 2020-2021 tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát huy công tác tham mưu, phối hợp và chỉ đạo trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng”. 1.1 Các giải pháp thực hiện, các bướcv à cách thức thực hiện. Đầu năm tôi cùng Hiệu trưởng nhà trường khảo sát lại tình hình cơ sở vật chất, môi trường bên trong và ngoài các cơ sở lớp học để có kế hoạch tham mưu mua sắm, cũng như tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của học sinh. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để tham mưu với Hiệu trưởng hỗ trợ nguồn kinh phí để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học Vận động và phối hợp với cha mẹ trẻ đóng góp nguyên vật liệu, ngày công để tham gia làm đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, lao động dọn vệ sinh, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, tạo môi trường cho trẻ vui chơi hoạt động. Thực hiện xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp có sự lôi cuốn trẻ, tạo nên một môi trường lớp học sắp xếp gọn gàng, thoáng mát, có nhiều màu sắc sinh động, phù hợp, gần gũi trẻ; Về chuyên môn bản thân bám sát và xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo với chương trình quy định, phù hợp với tình hình địa phương và của từng lớp học. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên còn hạn chế về chuyên môn và kỹ năng sư phạm, vận động những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi giúp đỡ hỗ trợ cho những giáo viên có năng lực chuyên môn còn hạn chế. Có kế hoạch kiểm tra giám sát việc bảo quản, sử dụng các đồ dùng giảng dạỵ Động viên, tuyên dương, khích lệ giáo viên kịp thời. Phát huy năng lực giáo viên chủ động, sáng tạo, tích cực tham mưu, đề xuất những vấn đề về chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện giảng dạy. 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Năm học 2020-2021 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng có tổng số 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên (kể cả GV – NV trường hợp đồng và 2
  3. PGDDT huyện trưng tập). Trong đó, Ban giám hiệu: 02 người, giáo viên: 24 người, nhân viên: 03 người. Tổng số điểm trường 03 điểm gồm 16 lớp với tổng số 341 học sinh. Trong đó khối lớp 1: 4 lớp với 71 học sinh; khối lớp 2: 4 lớp, với 66 học sinh; khối lớp 3: 3 lớp với 71 học sinh, khối lớp 4: 3 lớp với 75 học sinh; khối lớp 5: 2 lớp, với 58 học sinh. . Trong năm học 2018 – 2019, 2019-2020, 2020-2021 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng được đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất ở điểm trường chính tương đối khang trang gồm 9 phòng học kiên cố; 05 phòng hiệu bộ, 01 hội trường, 08 phòng công vụ tạo điều kiện cho các thầy, cô giáo ở lại trường đảm bảo sức khỏe vì nhà ở quá xa so với điểm trường đang dạy. Các điểm trường thôn cũng đang từng bước được đầu tư xây dựng. * Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương, sự đồng tình và hỗ trợ của các mạnh thường quân về đồ dùng nguyên vật liệu và ngày công của các bậc phụ huynh học sinh. - Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, tích cực học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm, nhạy bén trong việc tiếp cận những tri thức mới, nhất là việc thay đổi sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy mới. - Trường hiện nay có nhiều thầy, cô giáo có năng khiếu về công tác làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy theo chương trình giáo dục. - Tập thể nhà trường luôn giữ mối đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công tác dạy và học và công tác giáo dục học sinh bán trú tại điểm trường chính. - Trường có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh thoáng mát thuận tiện cho việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc. - Học sinh phần đông ham học, hứng thú khi đến lớp học của mình để được học tập và sinh hoạt ngoại khóa. - Ngoài những thuận lợi trên, riêng bản thân tôi là một Cán bộ Quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn, có tâm huyết với công việc, luôn bám sát chương trình giáo dục theo quy định. Luôn thực hiện nghiêm túc các công văn hường dẫn của cấp trên về công tác chuyên môn, luôn tham mưu kịp thời với Hiệu trưởng trong việc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên học tập, tham gia các chuyên đề, hội thảo, tập huấn chuyên môn do chuyên môn Phòng tổ chức nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngủ. * Khó khăn: - Trường đóng trên địa bàn xã Trà Leng thuộc xã đặc biệt khó khăn, có địa bàn dân cư hiểm trở, đa số trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số, phần đông thuộc diện hộ nghèo, việc tuyên truyền công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. 3
  4. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học được mua sắm thường xuyên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. - Môi trường bên ngoài và trong lớp học luôn được chú trọng đầu tư xây dựng, nhưng phải cần được củng cố và làm mới thường xuyên. - Một số điểm trường thôn như Thôn 3 ông Đừng, ông Thương có địa bàn xa và hiểm trở, không có điện, sóng điện thoại không được liên tục, có điểm có sóng chập chờn nên công tác thông tin báo cáo đôi lúc không kịp thời, công tác áp dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong hoạt động dạy học đôi lúc chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Trong thời gian qua một số thành viên trong tổ khối thường không cố định, có sự thay đổi về thuyên chuyển công tác nên về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế do: Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình nội dung, phương pháp dạy học. Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên không mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia sinh hoạt tổ. Một số ít giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ chuyên môn. - Đồ dùng tự làm nhằm phục vụ cho các tiết dạy của một số giáo viên chưa phong phú về chủng loại, chưa nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để tạo nên đồ dùng phục vụ giảng dạy các môn học chưa nhiều. - Vào mùa mưa, lũ việc học sinh đi lại vô cùng khó khăn, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh theo chương trình quy định. * Khảo sát thực trạng. - Thực trạng về tình hình chất lượng học sinh. Vấn đề học sinh cũng cần được quan tâm vì các em là chủ thể trong quá trình dạy học do đó chất lượng học tập của học sinh sẽ quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo viên . Vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả học tập của học sinh lớp 1 ->5 qua 2 môn toán và Tiếng Việt như sau Khối Toán Tiếng Việt TSHS lớp T HT CHT T HT CHT 1 71 11 39 21 8 35 28 2 66 8 40 18 7 38 21 3 71 9 45 17 6 43 22 4 75 8 44 23 5 45 25 5 58 5 37 16 2 37 19 TC 341 41 205 95 28 198 115 4
  5. Qua bảng thống kê trên, chất lượng học tập của các lớp chưa được đồng đều, nhiều học sinh học còn hạn chế về năng lực học tập. Mặt khác, thành viên trong khối có sự thay đổi, đặc biệt là tổ trưởng chuyên môn mới nên chưa nắm rõ về nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, cách thực hiện hồ sơ sổ sách và các hoạt động khác như thế nào? Từ đó, việc quản lý tổ chuyên môn của khối cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc quản lý quá trình dạy học. Những vấn đề trên đặt ra cho người làm công tác quản lý phải tìm ra những biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở khối này đạt hiệu quả cao, đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của trường trong năm học này . Để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018, nhà trường đã sớm xây dựng kế hoạch, cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức; phối hợp với trường mầm non trên địa bàn xã xác định số lượng HS vào học lớp 1 năm học 2020-2021 để chủ động trong biên chế lớp, sắp xếp giáo viên và mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa mới. Năm học 2020-2021, nhà trường có 4 lớp 1 với 71 HS. Theo đó, ban giám hiệu nhà trường cũng đã phân công 4 giáo viên có năng lực chuyên môn, đã được tập huấn chương trình GDPT 2018 phụ trách dạy lớp 1. Nhà trường cũng đã rà soát, bổ sung cơ sở vật chất bảo đảm đủ 4 phòng học và ưu tiên về trang thiết bị đồ dùng dạy học cho khối lớp 1. Là năm học đầu tiên sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa nên gây nhiều bỡ ngỡ cho thầy và trò trong việc tiếp cận kiến thức. Tình hình mưa, lũ kéo dài trong mùa mưa vừa qua tại địa bàn xã đã xảy ra sạt lỡ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân dẫn đến ảnh hưởng tình hình học tập của học sinh cũng gặp khó khăn nhất định. Từ những thuận lợi và khó khăn đó làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, tôi đã chọn các nội dung để cải tiến, sáng tạo để khắc phục sau. 1.3 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Biện pháp 1: Công tác quản lý, chỉ đạo: Cùng Hiệu trưởng trao đổi, thống nhất phân công công việc cho từng thành viên trong nhà trường. Thống nhất trong việc xây dựng, thống nhất các nội quy, quy chế trong nhà trường; xây dựng kỷ cương, nề nếp trường học. Xây dựng trường học hạnh phúc. Tham mưu với Hiệu trưởng trong việc mua sắm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Trong năm học 2020-2021 Nhà trường đã mua sắm 05 tivi trang bị cho các phòng học đáp ứng việc giảng dạy CNTT. Biện pháp 2: Công tác bồi dưỡng đội ngũ và phân công mạng lưới giáo viên- Xây dựng tổ chuyên môn. 5