SKKN Nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục với việc “Duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

doc 15 trang sangkien 27/08/2022 9880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục với việc “Duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_voi_viec_duy_tr.doc

Nội dung text: SKKN Nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục với việc “Duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

  1. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính Xã hội của Giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho Giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi mọi tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong Xã hội tham gia xây dựng và phát triển Giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội thì việc cần đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa về công tác xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết và sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Trước tình hình thực tế trên đây, một mặt trường Tiểu học số 2 xã Mường Than lo củng cố xây dựng đội ngũ giáo viên, phát huy nội lực mặt khác trường chủ trương gắn nhà trường với cộng đồng – Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) để duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học đưa trường Tiểu học số 2 xã Mường Than sớm trở thành trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I. Thấy rõ được nhu cầu cấp thiết của việc “duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay nên việc nghiên cứu đề tại này là rất cần thiết. II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm đầu của thế kỷ XXI là năm mở đầu cho sự cải cách giáo dục, do vậy mọi giáo viên phải có sự đổi mới về kiến thức và phương pháp giảng dạy để đáp ứng kịp “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 1
  2. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu thời với xu thế tiến lên của thời đại về khoa học công nghệ thông tin. Đồng thời nâng cao được chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. Hầu hết tất cả cán bộ quản lý đều thông suốt về tính cấp thiết của nhu cầu nâng cao chất lượng trong học tập cho học sinh để học sinh thấy rừ được đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh là yêu cầu cấp bách nhất. Là trách nhiệm của nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu chung của giáo dục và của xó hội. Trước tình hình thực tế trên đây, một mặt trường Tiểu học số 2 xã Mường Than lo củng cố xây dựng đội ngũ giáo viên, phát huy nội lực mặt khác trường chủ trương gắn nhà trường với cộng đồng – Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) để duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học đưa trường Tiểu học số 2 xã Mường Than sớm trở thành trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I. Thấy rõ được nhu cầu cấp thiết của việc “duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay nên việc nghiên cứu đề tại này là rất cần thiết. III. PHAM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu công tác xã hội hoá giáo dục với việc “Duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. • Địa điểm: Trường tiểu học số 2 xã Mường Than – huyện Than Uyên. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm ra các giải pháp để tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục nhằm “Duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục để duy trì số lượng học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 2
  3. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII đã chỉ rõ " Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng, từng tập thể". Mặt khác kết luận Hội nghị TW 6 Khoá IX càng khẳng định - Đẩy nhanh sự nghiệp GD-ĐT để nhanh chóng đưa đất nước ta đi lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và Hội nhập. Nội dung chủ yếu của Xã hội hoá giáo dục gồm: - Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục trở thành một nền giáo dục cho mọi người. - Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vân động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế – xã hội, cá nhân đối với giáo dục. - Đa dạng hoá các loại hình giáo dục. - Tăng cường đầu từ nguồn ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát huy giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông cần phải có cơ sở vật chất đạt chuẩn để đảm bảo việc dạy và học trong nhà trường. “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 3
  4. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo – Phòng giáo dục và đào tạo huyện, UBND Huyện, HĐND – UBND xã, các đơn vị đóng trên địa bàn. Trường gần đường quốc lộ 32 nên thuận tiện cho việc đi lại. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm trong giảng dạy cũng như trong giáo dục học sinh. Nhân dân xã Mường Than có truyền thống hiếu học, cần cù trong lao động. 2. Khó khăn: Trường Tiểu học số 2 xã Mường Than được tách từ trường Tiểu học xã Mường Than. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung, ảnh hưởng tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng. Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là thuần nông, kinh tế phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện vật chất thiếu thốn. Nhà trường thì thiếu nhiều phòng học và các phòng chức năng, còn một số phòng học tạm, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Diện tích sân chơi không đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học 80% dân số là người dân tộc thiểu số nên việc quan tâm đến học hành của con em mình còn hạn chế Vậy làm thế nào để thu hút được học sinh? Trước tình hình thực tế trên đây, một mặt trường Tiểu học số 2 xã Mường Than lo củng cố xây dựng đội ngũ giáo viên, phát huy nội lực mặt khác trường chủ trương gắn nhà trường với cộng đồng – Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) để duy trì số lượng và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học đưa trường Tiểu học số 2 xã Mường Than sớm trở thành trường đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn I. “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 4
  5. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu Thấy rõ được nhu cầu cấp thiết của việc “duy trì số lượng” và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay nên việc nghiên cứu đề tại này là rất cần thiết. 3. Thực trạng số lượng và chất lượng giáo dục của trường tiểu học số 2 xã Mường Than: Trường tiểu học xã Mường Than là một trường nằm phía Tây huyện Than Uyên. trong nhiều năm đã được Phòng và Sở Giáo dục - Đào tạo khen thưởng vì đạt được một số thành tích trong công tác giảng dạy. Đồng thời do sự phát triển của xã cho nên có nhiều dân di cư đến ở ngày càng đông, vì vậy số học sinh vào học tại trường tăng dần. Mặt khác các trường lân cận cơ sở vật chất khá hơn nên số học sinh thường có xu thế hay chuyển trường để tới nơi học khang trang hơn (mặc dù phải đóng góp kinh phí ) dẫn đến việc duy trì sĩ số - phổ cập giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt trong thực tế trường còn thiếu thốn quá nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy của thầy và học tập của trò. Trường có 1 điểm trường lẻ cách trung tâm 3 km, toàn trường có tất cả 8 thôn bản. Bản xa nhất cách trường trung tâm 5km dẫn đến việc đi lại của học sinh cũng gặp không ít khó khăn. Trong những năm gần đây tỉ lệ chuyên cần của nhà trường luôn đạt trên 90%, chất lượng giáo dục ngày một cao hơn. Tuy nhiên số lượng học sinh nghỉ học trong các buổi học vẫn còn xảy ra nhất là vào các ngày mưa gió. Chất lượng giáo dục chưa cao vẫn còn học sinh yếu. - Về phía nhân dân : Một bộ phận nhân dân có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con, em họ cho nhà trường. Họ cho rằng chỉ có nhà trường mới có chức năng giáo dục. Không thấy rõ vai trò của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đặc biệt là không “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 5
  6. NguyÔn Huy Kim - Tr­êng TiÓu häc số 2 x· M­êng Than-Than Uyên –Lai Châu thấy được tầm quan trọng của tính thống nhất giáo dục giữa 3 lực lượng : Nhà tưrờng - Gia đình - Xã hội. Một bộ phận khác lại không hiểu đúng về xã hội hoá giáo dục chỉ nhìn thấy quyền lợi mà không thấy trách nhiệm hoặc mới chỉ thấy trách nhiệm của một phía. Điều khó khăn hơn nữa là ngay cả những cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nhưng sự ủng hộ này chưa mang tính bài bản, còn đơn lẻ, không đồng bộ nên ít hiệu quả. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế – xã hội tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp cơ sở vật chất, tham gia vào việc vận động học sinh ra lớp, góp ý kiến cho việc duy trì số lượng và nâng cao chất lượng của nhà trường, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. Cụ thể: 1 – Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý của uỷ ban nhân dân xã Mường Than, phát huy vai trò của các tổ chức khác trên địa bàn trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành "vào cuộc", có những định hướng, có những cơ chế, điều chỉnh các mối quan hệ, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện có hiệu quả xã hội hoá giáo dục. 2. Xây dựng Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học lớn mạnh, coi Hội là thành viên của Hội đồng giáo dục nhà trường để liên minh, liên kết, cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, khen thưởng Là nơi để tuyên truyền mọi chính sách chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục - Đào tạo làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc huy động con em minh ra lớp cũng như việc cùng với nhà trường quản lý phối kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục con em của mình được tốt hơn. “C«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc trong viÖc duy tr× sè l­îng” 6