SKKN Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao

doc 9 trang sangkien 6760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_tam_nhin_cua_hieu_truong_de_xay_dung_truong_ho.doc

Nội dung text: SKKN Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao

  1. Đề tài SKKN: “Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SKKN : “ NÂNG CAO TẦM NHÌN CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO ” HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ : KIỀU TẶNG CHỨC VỤ : HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG TIỂU HỌC VĂN LÂM I. HOÀN CẢNH NẢY SINH : 1/ Cơ sở thực tế : Trường Tiểu học Văn Lâm thuộc Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Tỉnh Ninh Thuận. Hơn 10 năm làm công tác quản lý, tôi nhận thấy nhà trường muốn đạt chất lượng cao. Trước hết người hiệu trưởng phải có tầm nhìn xây dựng kế hoạch chất lượng dạy học của nhà trường vững chắc. Thực hiện lời Bác Hồ dạy : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích 100 năm trồng người ” Lợi ích của cả dân tộc ta phụ thuộc vào việc “ trồng người” “ Trồng người” trong gia đình, ngoài xã hội và đặc biệt trong nhà trường cần phải có những thầy giáo không những giỏi về chuyên môn mà còn không những hoàn thiện về nhân cách có như vậy mới trồng được những cây đời xanh tươi, có ích cho xã hội. Vậy, hiệu trưởng là ngưòi đứng đầu trong nhà trường phải làm gì để tập thể giáo viên, vươn lên và hoàn thiện về nhân cách để giáo dục học sinh. Không thể nào lấy một trình độ nhân cách thấp của người hiệu trưởng để quản lý những người lao động có nhân cách phát triển cao được không ? Chắc chắn là không thể được. Trong quản lý giáo dục yêu cầu rất cao ở nhân cách, phong cách quản lý và kỹ năng làm việc với con người của người hiệu trưởng. Tập thể sư phạm yêu cầu người hiệu trưởng phải là “ Nhà quản lý của những nhà quản lý ” “Nhà giáo dục của những nhà giáo dục giỏi ”. Bởi vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có lòng yêu nghề, mến trẻ nhìn rỗng hiểu sâu có trách nhiệm với công việc. Sống và làm việc theo nguyên tắc phong cách và đạo đức. Biết lắng nghe ý kiến của tập thể, không tự cao, tự đại hoặc đề cao vai trò địa vị của mình. Vì vậy, việc nâng cao tầm nhìn và hoàn thiện nhân cách của người Hiệu trưởng, xây dựng được một phương thức quản lý phù hợp với đặc trưng của lao động sư phạm, rèn kỹ năng làm việc với con người để đáp ứng đòi hỏi cao của họ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để xây dựng bầu không khí tốt đẹp trong tập thể nhà trường. Trang: 1
  2. Đề tài SKKN: “Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao” Bản thân tôi, được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng từ năm 1992 đến nay, cũng vói ngôi trường này và những đồng nghiệp thân quen ngày ấy, mọi công việc hàng ngày trôi qua đều đạt kết quả tốt đẹp. Đã giúp tôi nhiều điều trưởng thành trong công tác quản lý. “ Theo tôi nghĩ muốn cho tập thể giáo viên của mình mang bầu không khí tâm lý vui tươi, phấn khởi và bầu không khí này chỉ có được khi người Hiệu trưởng có nhân cách tốt, một phương thức quản lý phù hợp với đặc trưng của lao động sư phạm, một kỹ năng trở thành nghệ thuật làm việc với con người, đáp ứng với đòi hỏi cao của tập thể sư phạm. Tất cả cái đó tạo nên uy tín của người Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng có tầm nhìn xa thì giáo viên họ làm việc thoải mái, họ thấy được niềm vui và hạnh phúc trong công việc và hăng say tích cực trong mọi công tác. Nhờ đó, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.” Chính vì lẽ đó, tôi chọn viết đề tài “ Nâng cao tầm nhìn của hiệu trưởng để xây dựng vững mạnh, trường học đạt chất lượng cao”. 2) Cơ sở lý luận : - Trong bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động, giáo dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thứ. Toàn cầu hóa, nề kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động lớn làm thay đổi vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường. Vai trò của người Hiệu trưởng đã có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thu động sang một nhà lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giói chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. - Đảng và nhà nước ta đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải pháp phát triển giáo dục. - Từ các nội dung của chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020. Hiệu trưởng nhà trường phải có tầm nhìn tổng thể và phát triển giáo dục, đảm bảo cho tiến trình đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường. - Đối với người hiệu trưởng trường phải có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý trong đó: lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững nhà trường. Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới suy nghĩ và hành động để trở thành người Hiệu trưởng biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình về nhà trường cho sự phát triển, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nước biết thực hiện khát vọng đổi mới vươn lên. Trang: 2
  3. Đề tài SKKN: “Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao” - Qua đó tăng cường năng lực cho Hiệu trưởng về đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý, gắn tầm nhìn với hành động trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường như phát triển đội ngũ, lập kế hoạch chiến lược, văn hóa nhà trường, huy động nguồn lực và phát triển toàn diện học sinh. Tăng cường năng lực tư vấn giám sát việc thực hiện đổi mới lãnh đạo trường học. - Trong quá trình hiện nay vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng là yếu tố quan trọng trong việc phát triển trường phổ thông : Thực hiện chỉ thị 40/CT – TW của ban Bí thư Trung ương Đảng về "Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Để thực hiện mục tiêu trên trong mỗi nhà trường. Hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ của nhà trường. Hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. - Người Hiệu trưởng phải có tinh thần yêu nước, yêu CNXH gương mẫu đi đầu trong công tác. Chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. - Gương mẫu chấp hành qui chế của ngành, qui định của nhà trường, có lối sống trong sạch lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, khoa học chuẩn mực trong quan hệ và giao tiếp có hiệu quả. - Chính vì lẽ đó người Hiệu trưởng phải có nâng cao, năng lực lãnh đạo phải nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu rõ về tình hình kinh tế và xã hội đất nước địa phương trong bối cảnh hòa nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển của nhà trường thật tốt, người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn sứ mệnh tốt mới lãnh đạo thành công, công việc của mình. II) NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ XÂY DỰNG TẦM NHÌN CỦA HIỆU TRƯỞNG: 1/ Về năng lực tổ chức và quản lý của hiệu trưởng : - Xây dựng được tổ chức một bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu quả. - Sắp xếp và bố trí con người hợp lý, khoa học, đáp ứng được đa số nguyện vọng của giáo viên và công nhân viên. - Có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý các quy định của cấp trên vào hoàn cảnh thực tế trong nhà trường. Năng động và có cách giải quyết tốt các tình huống bất khả xảy ra trong quản lý. Trang: 3
  4. Đề tài SKKN: “Nâng cao tầm nhìn của Hiệu trưởng để xây dựng trường học đạt chất lượng cao” - Làm tốt việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, có khả năng lôi kéo các tổ chức này tham gia vào công tác chăm sóc giáo dục học sinh trong nhà trường khá nghiêm túc. Bản thân đã mạnh dạn đề xuất những ý tưởng, những suy nghĩ trăn trở của mình với cấp trên để tranh thủ sự quan tâm xây dựng nhà trường ngày càng phát triển hơn. 2/ Uy tín của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý tập thể sư phạm: - Uy tín của người Hiệu trưởng ảnh hưởng to lớn đến bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm. Khi người Hiệu trưởng biết đánh giá, khen thưởng và xử phạt một cách công bằng, khách quan đúng mức, đối với các thành viên thì hiệu trưởng đó sẽ khích lệ được mọi người hăng hái làm việc với năng xuất và chất lượng cao hơn. Người hiệu trưởng thành công và người đem hết năng lực của mình ra làm việc, tạo cho cấp dưới có cảm giác họ làm việc là làm cho chính bản thân mình. Tất cả những nội dung chí đạo, các lời khuyên của Hiệu trưởng sẽ được giao viên, nhân viên tiếp thu và thực hiện một cách vui vẻ, tự giác. Chính sự tự giác tiếp thu và thực hiện các các ý kiến chỉ đạo của người Hiệu trưởng là biểu thị tình cảm của họ đối với uy tín của người hiệu trưởng. Lúc này, người Hiệu trưởng thực sự trở thành tấm gương để mọi người noi theo. Mọi cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm của người Hiệu trưởng trở thành yếu tố giáo dục đối với mỗi cá nhân và tập thể sư phạm nhà trường. - Ngược lại , nếu người hiệu trưởng tiểu học không có uy tín thì thường gặp phải sự chống đối, thiếu tin tưởng của cấp dưới, các ý kiến chỉ đạo của người hiệu trươởng đưa ra thường bị giáo viên, nhân viên nhà trường phản ứng hay thi hành một cách miễn cưỡng trong không khí nặng nề, thiếu sự vui vẻ, hiệu quả lao động thấp, cho nên trường tôi không có hiện tượng kiện cáo vượt cấp. 3/ Về phẩm chất ý chí của hiệu trưởng: - Dám nghĩ, dám làm và luôn sẵn sàng nhận khuyết điểm, trách nhiệm về mình khi có quyết định đã được cân nhắc kĩ, không tránh né, không đổ lỗi cho người khác nếu có sự sai lệch xảy ra, bản thân luôn suy nghĩ và tìm cách khắc phục. 4/ Tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể làm thế nào cán bộ, giáo viên thấy rằng các nhu cầu chính đáng của họ đang được lãnh đạo quan tâm và giải quyết, họ thấy được triển vọng phát triển tốt đẹp của cá nhân mình và của tập thể: - Phải xây dựng cho được bộ máy tổ chức có hiệu lực - Quan tâm, theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể để và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể. Trang: 4