SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn

docx 64 trang Mịch Hương 27/09/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_sinh_hoc_11_phan_trao_d.docx
  • pdfNGUYỄN VĂN ĐẠT - CAO THỊ HẢI - TRƯỜNG THPT KỲ SƠN-Sinh học.pdf

Nội dung text: SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Kỳ Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 11 PHẦN TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở THỰC VẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƢỜNG THPT KỲ SƠN LĨNH VỰC: SINH HỌC Năm học 2021- 2022
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 2 3. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lí luận 3 1.1. Lý luận về hoạt động trải nghiệm 3 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm 3 1.1.2. Vai trò hoạt động trải nghiệm 3 1.1.3. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 3 1.2. Lý luận về các phương pháp dạy học đổi mới 7 1.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề 7 1.2.2. Dạy học thực hành 8 1.2.3. Dạy học dựa trên dự án 11 2. Cơ sở thực tiễn 12 2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường trung học phổ thông Kỳ Sơn nói chung 12 2.1.1. Thuận lợi 12 2.1.2. Khó khăn 13 2.2. Thực trạng của hoạt động trải nghiệm trong môn học Sinh học tại Trường trung học phổ thông Kỳ Sơn 14 2.2.1. Thuận lợi 14 2.2.2. Khó khăn 15 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học 11 phần trao đổi vật chất và năng lượng ở thực vật 16 3.1. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học 16 3.2. Ví dụ Minh họa 17 3.2.1. Tổ chức trải nghiệm thông qua hoạt động thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp ở Kỳ Sơn để phát triển kỹ năng quan sát, mô tả và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn 17 3.2.2. Kết quả 22
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 HS Hoc sinh 2 THPT Trung học phổ thông
  4. 2. Mục đích của đề tài Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động trải nghiệm từ đó đề xuất các giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động học tập nhằm góp phần phát triển một số phẩm chất và năng lực cho học sinh vùng cao. 3. Tính mới và kết quả đạt đƣợc của đề tài Do đặc điểm học sinh trường miền núi chất lượng đầu vào thấp, nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn các em học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, có trình độ nhận thức, các kĩ năng tư duy, thực hành xã hội hạn chế, việc tiếp nhận kiến thức còn thụ động, việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Điểm mới ở đây là bản thân chúng tôi áp dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương miền núi để tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Sinh học lớp 11 phần trao đổi chất và năng lượng ở thực vật. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ở bộ môn Sinh học lớp 11 cấp trung học phổ thông. - Thực nghiệm tại trường Trường THPT Kỳ Sơn - Huyện Kỳ Sơn. - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020 - 2021 đến nay. 2
  5. và hoạt động giáo dục của nhà trường; + Gắn với nghiên cứu khoa học - kĩ thuật trong nhà trường; + Gắn với văn hoá, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa phương, của cộng đồng; + Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương, theo truyền thống gia đình. Tuy nhiên, khi lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học cũng cần đảm bảo một số yêu cầu sau để tránh cho học sinh bị quá tải và làm mất đi tính giáo dục của hoạt động, đó là: + Có tính thời sự, được truyền thông đăng tải nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định khi tổ chức chủ đề cho học sinh; + Được nhiều học sinh biết đến và học sinh phải có kiến thức, thông tin một cách khá hệ thống về vấn đề đó để thu hút toàn bộ học sinh trong hoạt động; + Gắn với một môn học cụ thể trong nhà trường để giáo viên bộ môn có thể là chuyên gia hướng dẫn, giảng giải kiến thức cho học sinh và gắn với hoạt động dạy học bộ môn để có thời gian, không gian trong chương trình tổ chức; + Thiết thực với địa phương nơi học sinh sinh sống, người học có thể đã được thực hiện hoặc trải nghiệm một phần của vấn đề đó; + Phù hợp với khả năng của học sinh, nghĩa là khi vận dụng các kiến thức trong nhà trường, học sinh có thể giải quyết được chúng. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp tổ chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và phong cách học tập khác nhau của học sinh, trong đó học sinh được học tập theo sự phân hoá về năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân mình. Qua các hình thức này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của học sinh như: năng lực làm việc nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, Các giai đoạn trong hoạt động trải nghiệm Giai đoạn đầu tiên là đề xuất một nhiệm vụ cho chủ đề, đó phải là một nhiệm vụ vừa sức với học sinh, tạo ra được sản phẩm để làm căn cứ đánh giá sau khi kết thúc hoạt động. Giai đoạn thứ hai là học sinh phải tự trải nghiệm trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính trong quá trình này học sinh chiếm lĩnh kiến thức và sáng tạo. Trong giai đoạn này, cần xác định được là học sinh trải nghiệm theo cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp và có người hướng dẫn học sinh trải nghiệm hay không, nếu có thì là ai trong số những người như giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh hoặc các chuyên gia, chủ cơ sở mà học sinh đến trải nghiệm. Giai đoạn thứ ba là học sinh phải làm báo cáo kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được giao sau khi quá trình trải nghiệm kết thúc. Giai đoạn này cần chỉ rõ học 4