SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt thể thơ Đường luật trong bộ môn Ngữ văn 7

doc 10 trang sangkien 29/08/2022 12400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt thể thơ Đường luật trong bộ môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_the_tho_duong.doc

Nội dung text: SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt thể thơ Đường luật trong bộ môn Ngữ văn 7

  1. Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt thể thơ đường luật trong bộ môn Ngữ văn 7 A - Đặt vấn đề Trong chương trình ngữ văn 7 học sinh được tìm hiểu một số bài thơ Đường luật (của tác giả Việt Nam và Trung Quốc). Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận. Khó khăn thứ nhất mà các em gặp phải đó là hệ thống ngôn ngữ. Trong các bài thơ Đường luật ngôn ngữ dùng với nhiều hình ảnh: ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích, từ ngữ Hán Việt Khó khăn thứ hai mà tôi nhận thấy đó là những bài thơ Đường luật có yêu cầu rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối, vần, bố cục chính vì thế đòi hỏi học sinh phải nắm chắc những quy định đó một cách tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết được nội dung, ý nghĩa của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. Khó khăn tiếp theo về khoảng cách thời gian. Có những bài thơ của các tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười mấy thế kỷ. Vì thế học sinh rất khó hình dung được hoàn cảnh lịch sử. Một cái khó khăn nữa mà tôi thấy học sinh thường mắc phải đó là các em mới được làm quen với nền văn học dân gian, với những bài ca dao, dân ca, tục ngữ. Niêm luật đòi hỏi nhiều. Trong khi đó học sinh lớp 7 phải học mấy thể thơ Đường luật trong một thời gian rất là ngắn: như thể thơ “Thất ngôn tứ tuyệt”, “Thất ngôn bát cú Đường luật”, “Song thất lục bát”. 4
  2. B - Giải quyết vấn đề Trước những khó khăn trên tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn 7 hai năm. Tôi nhận thấy cần phải có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh ở những thể loại này, làm sao để các em có thể tiếp nhận một cách tốt nhất khi đọc những tác phẩm thơ Đường luật. I/ Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu. Trước khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi nhận thấy nhìn chung các em tiếp nhận những tác phẩm thơ Đường luật còn rất lúng túng, tâm lý không thích học thể loại này mấy. Tôi đã tiến hành khảo sát một số tiết dạy ở ba lớp 7 mà tôi trực tiếp giảng dạy 1, Hình thức và nội dung khảo sát. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của những từ trong các bài thơ Đường luật - Sử dụng phiếu học tập và các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh. - Tiến hành kiểm tra viết để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh. 2, Kết quả khảo sát như sau. Thích học Bình thường Không thích Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 7A 39 8 20 23 58 9 22 7B 30 2 6.7 6 20 15 50 7C 28 1 3.5 10 35.7 17 60.8 Qua thực tế và kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng: - Kết quả chủ yếu vẫn là mức bình thường và không thích chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ học sinh thích học rất ít. 5
  3. II/ Phương pháp nghiên cứu. 1, Phương pháp so sánh, đối chiếu. 2, Phương pháp nghiên cứu tổng thể. -Giáo viên có cái nhìn tổng thể về trình độ học sinh, từ đó có thể đánh giá học sinh một cách cụ thể hơn. III/ Những công việc thực tế đã làm. -Trước những khó khăn kể trên mà học sinh gặp phải, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp để giúp học sinh nắm rõ được những yêu cầu bắt buộc trong quá trình phân tích những tác phẩm thơ Đường luật. -Để tạo hứng thú cho học sinh tôi luôn đan xen việc tìm hiểu những quy định khi tìm hiểu thơ Đường luật ở những giờ giảng văn.Đặc biệt là những giờ giảng văn Trung đại. Từ đó học sinh có thể dễ dàng nắm vững cách tiếp nhận những bài thơ đó. -Ngoài ra tôi đã từng tổ chức ngoại khoá giữa các lớp về việc học và tiếp cận thể thơ Đường luật.Qua tiết ngoại khoá đó các em có thể trao đổi với nhau những hiểu biểt về thể thơ(cách reo vần, bố cục ). 1/ Trước tiên giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu kết cấu của thơ Đường luật. 1.1:Với những bài thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật” có cấu trúc rất chặt chẽ, và có những nét riêng. -Nếu tìm hiểu thao chiều dọc thì có bố cục,niêm , đối vần. -Nếu tìm hiểu theo chiều ngang thì có luật (Bằng, trắc). -Bố cục của bài thơ Thất ngôn bát cú có bốn phần; đề, thực, luận, kết.(mỗi phần có hai câu) + Phần đề: phải làm cho người đọc thấy được “cái thần” của bài thơ và từ trong đề đã hàm ý các phần tiếp sau. +Ví dụ: phần đề trong bài “Qua đèo ngang” đã giới thiệu phần nào khung cảnh đèo ngang buổi xế tà (đã chuẩn bị cho toàn bài) 6
  4. + Phần thực gồm câu 3,4 đối nhau có nhiệm vụ triển khai ý tứ của đề như tả cảnh , tả việc hoặc cách nghĩa sự việc cho phần tiếp theo. “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” (Hai câu tả cảnh đã ngầm ý luận) + Phần luận : gồm câu 5,6 cũng đối nhau có nhiệm vụ bình luận, nhận định . -Thông thường triển khai tứ, ý ở hai câu thực và có khi lộn với hai câu luận, nếu hai câu thực đã ngầm ý luận. "Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái da da.” - ở đây tác giả vẫ tiếp tục tả cảnh nhưng ngụ tình theo nghệ thuật thừa ý, chuyển ý. -+ Phần kết; gồm câu7,8 với chức năng khép bài nhưng thường không khép kín mà gợi ý có khi gợi ra một ý mới. “Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta" 1.2 : Với những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đây là thể thơ mỗi bài chỉ có bốn câu(tứ tuyệt), mõi câu thơ chỉ có bẩy chữ(thất ngôn) -Đối :Phần lớn những bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật không có đối. +Có thể câu 1 và câu 2 đối nhau. + Có thể câu 3 và câu 4 đối nhau. + Có thể câu 2 câu 3 đối nhau. -Bố cục của bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hoàn toàn khác so với những bài thơ làm theo thể Thất ngôn bát cú. -Bố cục của bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt được khai thác theo cấu trúc : khai ,thừa, chuyển, hợp. +Câu 1 gọi là câu khai. +Câu 2 gọi là câu thừa. 7
  5. +Câu 3 gọi là câu chuyển . + Câu 4 được gọi là câu hợp(khép lại.) 2/ Về Niêm luật. -Một vấn đề nữa mà giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ Niêm luật trong thể thơ Đường luật.Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc khai thác cái hay, đúng , cái đẹp của tác phẩm. 2.1/ Luật bằng trắc. -Các chữ không dấu và chỉ có dấu huyền : thuộc thanh bằng. -Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã : thuộc thanh trắc. -Các chữ thứ nhất, ba, năm là bằng hay trắc đều được , nhưng các chữ thứ hai, tư, sáu phải theo đúng luật bằng trắc. Nhất tam ngũ bất luận Nhị tứ lục phân minh. -Trong các câu thơ các chữ thứ 2,4,6 phải đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ thứ 4 là trắc->chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc->chữ thứ 4 là bằng- >chữ thứ 6 là trắc. -Nói cách khác trong mỗi câu thơ chữ thứ hai và chữ thứ 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với chữ thứ 2và chữ thứ 6. -Cổp câu 1 và 4, cặp câu 2 và 3 thì các chữ thứ 2,4,6 phải đồng trhanh(cùng trắc hoặc cùng bằng) -Chữ thứ 2 câu 1 là bằng. -Ví dụ : "Thân em vừa trắng lại vừa tròn. B T B Bảy nổi ba chìm với nước non T B T Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. T B T Mà em vẫn giữ tấm lòng son." 8
  6. B T B - Chữ thứ 2 câu 1 là trắc. Ví dụ :Bài thơ "Thiên trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông. "Thôn hậu thôn tiền đạm tử yên T B T Bán vô bán hữu tịch dương biên B T B Mục đồng địch lí ngưu quy tận B T B Bạch lộ song song phi hạ điền." T B T -Một vấn đề nữa trong Niêm luật đòi hỏi học sinh phải chú ý trong quá trình phân tích. -Qua các phần đề, thực, luận kết cấu tứ của bài thơ ngày càng rõ dần theo một trình tự lô gíc, có sự mở rộng và nâng cao dần cảm xúc của tác giả dần cũng được bộc lộ dần qua kết cấu. -Giữa thực và luận nhiều khi ranh giới cũng không rõ ràng tách bạch.Bởi thế khi phân tích cũng không tách ra một cách máy móc. -Còn giữa đề và kết lại có quan hệ mật thiết từ hình thức đến nội dung : về hình thức thì hai câu đề và câu kết cũng có hệ thống thanh bằng, thanh trắc trùng nhau. "Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa. Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta" -Về nội dung thì câu đề giới thiệu ý của bài, câu kết vừa khái quát được ý vừa gay được âm vang và liên tưởng cho người đọc.Câu kết thường bộc lộ chủ đề của bài. 9
  7. " Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta" 3/ Cách gieo vần : -Thơ Đường luật thường chỉ gieo vần bằng và chỉ được gieo một vần.Một bài thơ Thất ngôn bát cú là 8 câu-5 vần và một bài tứ tuyệt là 4 câu-3 vần. Một bài thơ tứ tuyệt dung lượng tuy ít hơn, ngắn gọn hơn nhưng tự nó là một chỉnh thể có kết cấu riêng.Bố cục một bài tứ tuyệt thường có bốn phần theo kết cấu :Khai -thừa- chuyển -hợp. Mỗi phần có một câu có chức năng riêng. Bốn câu liên kết chặt chẽ với nhau thành một tổng thể. -Trong quá trình phân tích thơ Đường luật dù là tứ tuyệt hay bát cú, cần phải chú ý nhất quán của bài thơ. 4/ Ngôn ngữ trong thơ Đường luật. -Ngôn ngữ trong thơ Đường luật có tính hàm súc. Đặc biệt là những bài thơ của tác giả Trung Quốc, khiến học sinh gặp không ít khó khăn trong quá trình hiểu văn bản.Nếu chương trình sách giáo khoa cũ các em được học tiết "Mở rộng vốn từ" thì một số từ ngữ Hán việt các emcòn hiểu chút ít, nhưng hiện nay phần này không được đưa vào chương trình sách giáo khoa.Vì thế các em hiểu rõ những từ ngữ trong bài thơ rất lơ mơ, do đó các em rất khó cảm nhận hết được tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm vào bài viết. -Chính vì vậy trước khi tìm hiểu một bài thơ Đường luật tôi thường yêu cầu học sinh tự tra những từ ngữ đó trong phần cuối sách trước ở nhà, để khi đến lớp các em dễ dàng tiếp nhận tác phẩm hơn -Một trong những đặc điểm của thơ Đường luật là tính hàm súc(ý tại ngôn ngoại).Đây chính là đặc điểm của một bài thơ có giá trị.Với 56 tiếng của của bài Thất ngôn bát cú và 28 câu của bài tứ tuyệt, bài thơ phải diễn đạt được tối đa ý đồ thầm kín của tác giả. -Ngoài ra một yếu tố nữa trong ngôn ngữ được những nhà thơ xưa coi trọng, đó là yếu tố hoạ, nhạc "Thi trung hữu hoạ" hoặc "Thi trung hữu nhạc".Để làm nổi bật được 10
  8. "bức tranh" trong bài thơ người ta sử dụng lối văn hình ảnh , dùng từ ngữ gợi tả hình tượng màu sắc, đường nét cho nổi hình trước mắt người xem. ->Đây là một trong những đặc sắc của thơ Đường luật -> Đó chính là sự cô đúc, súc tích được sản sinh từ một kiểu tư duy nghệ thuật, một thi pháp độc đáo của các nhà thơ xưa. 5/ Cách đọc thơ Đường luật. -Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì cách đọc đúng cũng là vấn đề rất quan trọng.Đọc diễn cảm, đọc cho âm vang bài thơ lên bổng xuống trầm, cách ngắt nhịp ,chú ý ở những từ , ngữ có giá trị biểu cảm .Bởi vì thơ Đường luật có tính hàm súc cao. -Ví dụ : khi tìm hiểu bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. -Trước tiên giáo viên cần cho học sinh biểt một vài nét về Đeo Ngang và cảnh hùng vĩ nên thơ ra sao.Vậy mà đi vào bài thơ Bà Huyện Thanh Quan lại buồn đến vậy. -Tiếp theo giáo viên phải đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc dựng được cảnh, gợi được tình.Sau đó bằng một hệ thống câu hỏi dẫn dắt : ?Bài thơ được viết theo thể thơ nào. ?Qua hai câu đề ta thấy tác giả đến đèo Ngang vào thời điểm nào. ?Quang cảnh chung của đèo Ngang lúc ấy ra sao. ?Có gì đáng chú ý trong việc sự dụng nghệ thuật của hai câu đề. ?Em có cảm nhận gì về đèo ngang qua hai câu đề. ?Qua bốn câu thực-luận, ta thấy cảnh đèo Ngang được miêu tả theo trình tự nào. ?Tình cảm của nhà thơ bộc lộ qua bốn câu này như thế nào.Tìm những từ ngữ thể hiện điều đó. ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật qua bốn câu này. ?Hai câu kết đã thâu tóm cả thần thái bài thơ như thế nào ?Tình cảm của nhà thơ đã bộc lộ như thế nào qua những câu thơ đó. ?Hãy phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ "Qua đèo ngang" IV/Kết quả đạt được. 11