SKKN Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy - học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới

doc 17 trang sangkien 31/08/2022 8062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy - học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_de_nang_cao_hieu_qua_mot_tiet_day_h.doc

Nội dung text: SKKN Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy - học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới

  1. Trường THCS Lý Tự Trọng Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT TIẾT DẠY - HỌC MÔN ĐỊA LÝ 8 THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI”. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Năm học 2010 – 2011 là năm học thứ 9 thực hiện chương trình và SGK mới, Đồng thời cũng là năm học “tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Để thực hiện tốt chương trình và SGK mới đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đưa ra. Mặc dù là năm thứ 9 thực hiện đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học hiện nay. Hướng đổi mới của phương pháp hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Theo chương trình biên soạn của SGK mới hiện nay đã thể hiện rõ cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn, hình thành nên khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả từ đó tìm ra được kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi ở giáo viên một vận dụng các phương pháp dạy học mới. Đối với nội dung SGK mới Địa lý nói chung và Địa lý 8 nói riêng, nội dung được chú trọng thể hiện đồng bộ trên cả kênh hình và kênh chữ. Những tranh ảnh, những hình vẽ trong SGK không hoàn toàn chỉ là minh hoạ cho bài giảng mà chúng gắn bó hữu cơ với bài học, là một phần không thể thiếu được của nội dung bài học. Bên cạnh đó còn có các bài đọc thêm, bài thực hành, các câu hỏi ở cuối bài II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Thực tế hiện nay ở các trường THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới còn nhiều khó khăn, có không ít giáo viên vẫn theo nếp cũ, trình bày theo phương pháp truyền thống, học sinh không chủ động lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy mà hiệu quả của một giờ dạy – học của học sinh và giáo viên đạt hiệu quả không cao . Đặc biệt trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH hiện nay đòi hỏi người GV phải có một qui trình thật vững chắc về phương pháp, kiến thức, kỷ năng. Vậy làm thế nào để đạt được một giờ dạy học Địa lí 8 có hiệu quả cao nhất. Đó là một câu hỏi mà hiện nay được rất nhiều giáo viên quan tâm. Theo tôi, để có kinh nghiệm dạy tốt một tiết Địa lí 8 theo phương pháp đổi mới cũng là một vấn đề rất đáng đưa ra để trao đổi, tham khảo. Người thực hiện: Nguyễn Hồng Tuyên 15
  2. Trường THCS Lý Tự Trọng Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phương pháp mới hiện đại, bởi các phương pháp hiện có như thuyết trình, giảng giải, ván đáp vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Vấn đề là phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Cần kế thừa và phát huy những mặt tích cực các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở nứớc ta hiện nay.Để đạt được mục đích đó thì người giáo viên và học sinh cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau: 1. Đối với giáo viên Trong soạn, giảng phải có sự vận dụng linh hoạt các PPDH, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH mới sao cho phù hợp, logic, thể hiện được vai trò của người giáo viên không phải đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà phải trở thành người thiết kế, phải hình dung được thiết kế bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết. Tuỳ vào từng nội dung tiết học để giáo viên có một cách thiết kế giáo án riêng. Phải biết cách tổ chức lớp học như hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt dộng theo nhóm nhỏ Là người dẫn dắt học sinh giải quyết những tình huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích trí tò mò, lòng ham muốn các kiến thức địa lí. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học cũng phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ các phương tiênh học tập địa lí khác nhau như bản đồ, biểu đò, tranh ảnh, băng hình , khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh. .2. Đối với học sinh: Cần phải có sự đổi mới trong cách học, phải giác ngộ mục đích học tập, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm về hoạt động học tập của mình, phải biết tự học và học mọi nơi, mọi lúc khi cảm thấy cần thiết. Cần biết rõ mục đích, yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng địa lí và những thao tác tư duy cần vận dụng như tư duy biện chứng, tư duy logic, nắm bắt được các sự vật hiện tượng, mối quan hệ nhân quả Phải làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ để chiếm lĩnh kiến thức bài học. Dành thời gian thích đáng để tự làm việc, nghiên cứu với SGK (kênh hình, kênh chữ), với tập bản đồ, qua các thông tin đại chúng như tranh ảnh, đài báo và các nguồn cung cấp kiến thức khác theo sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó học sinh rèn luyện về kĩ năng và phương pháp học tập bộ môn Địa lí nhiều hơn. Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho, qua đó có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày lại kết quả qua các phương tiện học tập. Người thực hiện: Nguyễn Hồng Tuyên 15
  3. Trường THCS Lý Tự Trọng Sáng kiến kinh nghiệm II. Cơ sở thực tiễn Có thể nói, trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trtình và SGK mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến, đổi mới PPDH đã dấy lên phong trào thi đua diễn ra sôi nổi ở các trường THCS. Có thể nói đại đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Địa lí đã sử dụng các PPDH mới khá tốt, khêu gợi được sự suy nghĩ, tìm tòi tự lực của học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó do chưa hiểu thấu đáo được tinh thần đổi mới của phương pháp nên một số ít giáo viên đã thể hiện sự quá tải trong việc đổi mới, vì vậy đã làm cho tiết học trở nên căng thẳng, mệt mỏi. 1. Về giáo viên: Việc thay đổi SGK Địa lí 8 mới khiến giáo viên cũng gặp ít nhiều khó khăn trong khi giảng dạy. Mặc dù đây là năm thứ ba thực hiện chương trình thay sách đối với lớp 8, song để dạy tốt một tiết Địa lí theo phương pháp đổi mới giáo viên còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả. Trong một tiết dạy, nhiều giáo viên vẫn chỉ sử dụng được một phương pháp, vì thế cách học của học sinh vẫn nhàm chán, ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có những nội dung giáo viên cần thuyết trình, giảng giải thì lại yêu cầu học sinh tự nghiên cứu. Vì vậy làm cho tiết học nhàm chán, nhiều bài có nội dung dài, nặng nề cũng để học sinh làm việc nhiều nên nội dung bài không thực hiện hết trong một tiết. .2. Về học sinh: Đây là năm học thứ 9 thực hiện chương trình và SGK Địa lí 8 mới. Nhìn chung đại đa số học sinh đã tiếp cận được với nội dung, kiến thức, chương trình và phương pháp học tập mới, song quá trình tiếp thu của học sinh chưa đồng đều, chưa linh hoạt trong quá trình hoạt động của mình, việc tiếp cận với các phương pháp dạy học mới và thiết bị dạy học mới đối với một số học sinh còn khó khăn do đó kết quả tiếp thu của học sinh chưa đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó một số ít học sinh chưa chịu khó rèn luyện kĩ năng, học tập một cách thụ động, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề dặt ra trong bài học. Hơn nữa có một số ít học sinh còn có tâm lí phân biệt các môn học "chính", "phụ" do đó xem nhẹ, không chú trọng đến các môn học phụ dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao. 3. Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học. Một số trường phương tiện dạy học chưa đầy đủ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phòng học bộ môn Địa lý còn thiếu. Các bản đồ, tranh , ảnh, băng hình chưa đầy đủ. Việc học sinh quá đông trong một lớp học dẫn đến khó khăn trong việc phân chia nhóm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học 4. Khảo sát thực tế để nắm kĩ khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Vào học kì I của năm học 2010-2011 tôi đã tiến hành khảo sát quá trình tiếp thu bài của học sinh lớp 8 trường THCS Lý Tự Trọng - Huyện krông Buk, qua việc kiểm tra kiến thức học sinh qua bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á. ? Dựa vào H3.1 sgk. Em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên tứ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích vì sao có sự thay đổi như vậy? Người thực hiện: Nguyễn Hồng Tuyên 15
  4. Trường THCS Lý Tự Trọng Sáng kiến kinh nghiệm Kết quả khảo sát như sau: Số lượng Giỏi % Khá % TB % Yếu % HS 40 04 10% 14 35% 10 25% 12 30% Từ việc nắm được thực trạng dạy học môn Địa lí của học sinh và giáo viên, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: III. Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy - học một tiết Địa lý 8. * Đối với giáo viên: Để dạy tốt một tiết học Địa lí 8 theo phương pháp đổi mới cần được quán triệt ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên, tiến hành dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. a. Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. - Xây dựng được kế hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lí, kế hoạch này được thể hiện ở giáo án của giáo viên. Việc soạn giáo án phải theo một quy trình gồm nhiều bước nhằm định ra các hoạt động và dự kiến thực hiện các hoạt động đó. - Trước hết giáo viên cứu kĩ bài học trong SGK (cả kênh hình và kênh chữ ) để xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài, xác định được mục tiêu bài học. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu áy. Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dãn, trợ giúp học sinh đạt tới đích dự kiến của bài học. - Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài, trình độ của học sinh và các phương tiện dạy học hiện có, giáo viên cần dự kiến các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Trước hết giáo viên cần xem xét nội dung nào có thể cho học sinh tự lực tìm tòi, khai thác để đi đến kiến thức mới. Để có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong khâu soạn bài cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi, cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt các câu hỏi dễ, vụn vặt hoặc các câu hỏi quá khó. - Giáo viên dự kiến các hoạt động của học sinh (sử dụng bản đồ, lược đồ, mô hình ) để giải quyết các vấn đề, trả lồi các câu hỏi, hình thành các bài tập do giáo viên nêu ra. Dự kiến những gợi ý để học sinh có thẻ tiếp cận và phát hiện kiến thức mới. - Dự kiến hình thức tổ chức học tập của học sinh (cá nhân hay theo nhóm, lớp ) và thời gian làm việc của học sinh. Tuỳ theo nội dung các vấn đề, các bài tập, các câu hỏi đặt ra dễ hay khó, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hay theo nhóm và thời gian dành cho mỗi hoạt động nhiều hay ít. Ví dụ: Bài 1 Địa lí 8 "Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản " Bài này gồm hai phần: 1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản. Cả hai phần này đều có thể hướng dẫn học sinh tự lực khai thác và chiếm lĩnh kiến thức mới Phần 1: Vị trí địa lí và kích thước châu lục: Người thực hiện: Nguyễn Hồng Tuyên 15